Trong bối cảnh khó khăn về dòng tiền, các doanh nghiệp lớn có năng lực tài chính tốt vẫn tấp nập thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A).
 Ngày đăng: 07/03/2023

photo-1678115107971

Hoạt động M&A toàn cầu năm 2022

Hoạt động M&A toàn cầu vào năm 2022 khác nhau giữa các khu vực. Trong năm 2022, châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) ghi nhận số lượng giao dịch nhiều hơn châu Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương, bất chấp chi phí năng lượng cao hơn và những bất ổn trong khu vực. Điều này cho thấy sự dịch chuyển của các nhà đầu tư khi tìm kiếm cơ hội và tăng trưởng ở các thị trường nước ngoài.

Tại Trung Đông và châu Phi, khối lượng và giá trị giao dịch giảm lần lượt 12% và 37% từ năm 2021 đến 2022. Với khoảng 20.000 giao dịch vào năm 2022, hoạt động trong khu vực này vẫn cao hơn 17% so với mức trước đại dịch năm 2019.

Tại châu Mỹ, khối lượng và giá trị giao dịch (khoảng 18.000 giao dịch) đã giảm lần lượt 17% và 40% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2022. Giá trị giao dịch đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề. Số lượng giao dịch quy mô lớn (megadeals) ở Hoa Kỳ – có giá trị vượt quá 5 tỷ USD, gần như giảm một nửa từ 81 xuống 42 từ năm 2021-2022. Mức sụt giảm trở nên đáng kể hơn trong nửa cuối năm, chỉ có 16 giao dịch quy mô lớn so với 26 giao dịch trong nửa đầu năm 2022.

Tại châu Á – Thái Bình Dương (khoảng 16,000 giao dịch), khối lượng và giá trị giao dịch giảm lần lượt 23% và 33% trong giai đoạn 2021-2022. Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất, với khối lượng và giá trị giao dịch lần lượt giảm 46% và 35% – do bị ảnh hưởng của COVID-19 và nhu cầu xuất khẩu suy giảm.

Các công ty muốn tiếp cận thị trường châu Á đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ngoài Trung Quốc – ví dụ như Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Ấn Độ đã nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn, vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc về giá trị thương vụ và xếp thứ hai trong khu vực chỉ sau Trung Quốc.

Thị trường M&A tại Việt Nam năm 2022

Sau khi đạt đỉnh vào năm 2021, thị trường M&A Việt Nam chững lại trong năm 2022. Điều thú vị là bất chấp sự hoành hành của đại dịch Covid-19, năm 2021 là năm có nhiều giao dịch lớn, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử thị trường M&A Việt Nam. Tuy nhiên năm 2022 ghi nhận, các doanh nghiệp trong nước tiếp tục chiếm lĩnh thị trường M&A tại Việt Nam

Từ trước đến nay, các hoạt động M&A chủ yếu xuất phát từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong vài năm qua, thị trường chứng kiến sự chuyển dịch sang các công ty trong nước khi họ ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong các hoạt động M&A.

Trong năm 2022, các nhà đầu tư trong nước thống trị thị trường M&A, một phần do giao dịch xuyên quốc gia chậm lại vì đại dịch kéo dài và những lo ngại về địa chính trị ngày càng tăng.

photo-1678115111709

Các nhà đầu tư hàng đầu theo quốc gia trong năm 2022 tại Việt Nam.

Triển vọng M&A 2023: Xu hướng đầu tư tại Việt Nam

Dự báo từ nửa cuối năm 2023 - 2024, khi lãi suất và lạm phát được điều chỉnh hợp lý, thị trường M&A sẽ phục hồi mạnh. Những ngành sau đây được dự đoán sẽ tạo cơ hội cho hoạt động M&A vào năm 2023.

Công nghệ, Truyền thông và Viễn thông: Số hóa vẫn đang là mối quan tâm chính với nhiều doanh nghiệp. Tương tự năm 2022, các giao dịch phần mềm sẽ tiếp tục chiếm phần lớn, 2/3 (71%) hoạt động giao dịch công nghệ và 3/4 (74%) giá trị giao dịch. Viễn thông, metaverse và trò chơi điện tử sẽ là các lĩnh vực nóng, thu hút hoạt động M&A vào năm 2023.

Sản xuất Công nghiệp và Ô tô: Việc tối ưu hóa danh mục đầu tư sẽ thúc đẩy việc thoái vốn và mua lại, đặc biệt là những hoạt động tập trung vào tính bền vững và đẩy nhanh quá trình số hóa.

Dịch vụ Tài chính: Sự gián đoạn từ các nền tảng giao dịch và Fintech tạo ra những biến đổi nhanh về công nghệ trên toàn ngành, cũng như thúc đẩy hoạt động M&A trong khi các nhà giao dịch tìm cách thu hút năng lực số.

Năng lượng, tiện ích và khai thác: Chuyển đổi năng lượng vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư và đội ngũ quản lý, hướng khối lượng vốn lớn vào hoạt động M&A và các dự án phát triển vốn.

Thị trường tiêu dùng: Dù vẫn còn những thách thức với người tiêu dùng năm 2023, việc đánh giá danh mục đầu tư và tập trung vào các giao dịch chuyển đổi sẽ tạo ra cơ hội cho M&A.

Y tế và sức khỏe: Nhu cầu đổi mới sáng tạo hướng tới tăng trưởng sẽ thúc đẩy hoạt động M&A vào năm 2023. Công nghệ sinh học, Nghiên cứu phát triển sản phẩm y tế (CRO/CDMO), Công nghệ Y tế (Medtech), các giải pháp chăm sóc sức khỏe hướng tới người tiêu dùng và số hóa y tế dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư.

Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity – PE): Các quỹ đầu tư tư nhân sẽ xem xét các giao dịch mới và tập trung vào việc tạo ra giá trị cho các công ty trong danh mục đầu tư. Hoạt động này sẽ đi cùng với việc tối ưu hoạt động vận hành, xây dựng công ty và thoái vốn.

Các quỹ tín dụng và thị trường tư nhân: Việc các quỹ này cho vay sẽ giành được thị phần M&A từ các ngân hàng và trở thành chìa khóa để cung cấp thanh khoản cần thiết, đặc biệt là trong các giao dịch thương vụ cỡ trung.

Đầu tư mạo hiểm: Nhà đầu tư mạo hiểm có thể rút lui khỏi một số khoản đầu tư rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư vào công nghệ khí hậu vẫn là một điểm sáng, với hơn một phần tư tổng số vốn đầu tư mạo hiểm hiện đang dành cho danh mục này, đặc biệt là những công nghệ tập trung vào việc cắt giảm khí thải.

Nhiều chuyên gia nhận định, "Năm 2023 được kỳ vọng sẽ là một năm hứa hẹn với thị trường M&A. Các thương vụ tập trung tạo ra giá trị thông qua việc đổi mới doanh nghiệp và các hoạt động giao dịch."

Quay trở lại với thị trường vốn, cụ thể là thị trường chứng khoán_kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/3/2023, VN-Index tăng 2,41 điểm (0,24%) lên 1.027,18 điểm, HNX-Index tăng 1,67 điểm (0,82%) đạt 206,56 điểm, UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,27%) lên 76 điểm.

Khối lượng giao dịch của VN-Index chỉ đạt 421,9 triệu đơn vị, với giá trị 6,8 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 54,7 triệu đơn vị, với giá trị 800 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng tổng cộng 100 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 24,7 tỷ đồng.

Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

photo-1678115114634

Thống kê của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 6/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./

Bài viết liên quan

KRX chính thức vận hành: Cơ hội bứt phá cho thị trường chứng khoán Việt…

Chốt phiên ngày 05/05, phiên giao dịch đầu tiên sau khi hệ thống KRX vận hành, Chỉ số VN-Index đóng…
 07/05/2025

Xu hướng thị trường chứng khoán trong tháng 5: Chờ đợi sự bùng nổ

Chốt phiên giao dịch 5/5, chỉ số VN-Index tăng mạnh 13,75 điểm (1,12%) lên mức 1240,05 điểm. Thanh khoản…
 06/05/2025

"Tiềm năng" của trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn hiện nay

Tổng giá trị phát hành thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm trong quý I/2025, tuy…
 05/05/2025

M&A và IPO (Từ 28/4 - 29/4): Dòng tiền chờ nhịp phục hồi

Thị trường chứng khoán hôm (29/4) phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài diễn ra trong tâm thế…
 03/05/2025

Thương mại điện tử chuyển mình cùng AI

Đánh giá của nhiều DN, chuyên gia cho thấy, AI không chỉ đơn thuần là công cụ, mà là “trợ lý số hóa”…
 02/05/2025

Việt Nam có cơ hội trở thành “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng…

Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế tự nhiên nổi bật để trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt các nhà…
 30/04/2025

Góc nhìn đầu tư: Dự báo VN-Index ra sao trước nghỉ lễ?

Kết thúc phiên giao dịch 28/4, VN-Index giảm 2,43 điểm (0,2%), xuống mức 1226,8 điểm; HNX-Index giảm…
 29/04/2025

Động lực nào để "Tiền vào chứng khoán" hiện nay?

Kết thúc phiên giao dịch 26/4, VN-Index tăng 5,88 điểm (0,48%), lên mức 1229,23 điểm; HNX-Index tăng…
 28/04/2025

M&A và IPO (Từ 21/4 - 25/4): VN-Index tiếp tục nhịp tích lũy

Khép lại phiên giao dịch 25/4, VN-Index tăng 5,88 điểm (0,48%) lên mức 1229,23 điểm. HNX tăng 0,65 điểm…
 26/04/2025

PGT Holdings đẩy mạnh chiến lược M&A, đầu tư chiến lược vào lĩnh vực y…

PGT Holdings (HNX: PGT) đang triển khai loạt bước đi chiến lược nhằm khẳng định vị thế dẫn đầu trong…
 25/04/2025

PGT - Triển vọng trong năm 2025 còn hấp dẫn?

Cổ phiếu CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nhờ kỳ vọng sẽ tiếp tục…
 23/04/2025

Góc nhìn đầu tư VN-Index cuối tháng 4

Kết thúc phiên giao dịch 21/4, VN-Index giảm 12,05 điểm (0,99%), xuống mức 1207,07 điểm; HNX-Index giảm…
 22/04/2025
Close menu