Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/2/2023, VN-Index tăng 12,14 điểm (1,13%) lên 1.089,29 điểm, HNX-Index giảm 0,81 điểm (0,36%) về 214,47 điểm, UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (0,56%) xuống 75,96 điểm.
Thực trạng: Thị trường chứng khoán và trái phiếu
Đối với thị trường TPDN, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực, quy mô của thị trường TPDN Việt Nam còn khá khiêm tốn. Hiện dư nợ của thị trường TPDN ở mức trên 15% GDP. Trong khi đó, chiến lược tài chính đặt ra mục tiêu quy mô thị trường TPDN đến năm 2025 là 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 25% GDP.
TTCK và TP năm 2022 cũng có nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu từ niềm tin của NĐT và thanh khoản thị trường trong nước, cũng như tâm lý thận trọng của NĐT trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về tình hình kinh tế - chính trị thế giới. Đặc biệt, việc các mạng xã hội tung tin đồn, phát tán tài liệu giả mạo, thông tin không đúng sự thật, đã làm ảnh hưởng đến TTCK. Các hành vi tung tin đồn sai sự thật, cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá CK là các hành vi bị cấm theo quy định tại Luật CK. UBCKNN đã và đang tiếp tục tăng cường giám sát, xử lý thông tin trên không gian mạng; khuyến nghị NĐT khi tìm hiểu và trao đổi thông tin liên quan đến TTCK cần kiểm chứng dựa trên các kênh chính thống của những cơ quan, đơn vị chức năng; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong phát hiện và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
Về vấn đề này, thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống, chính xác về chủ trương, định hướng điều hành và tình hình kinh tế vĩ mô, TTCK để ổn định tâm lý NĐT; tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT; tiếp tục phối hợp với cơ quan điều tra trong xác minh, điều tra, truy vết và xử lý các tin đồn thất thiệt thu lợi bất chính trên TTCK nhằm trấn an tâm lý NĐT. Bộ Tài chính cũng tiến hành rà soát tổng thể các quy định tại Luật CK, văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục bất cập, vướng mắc đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch, bền vững của TTCK.
Những điểm sáng của thị trường vốn thu hút nhà đầu tư đó là sự cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu (CP) và thị trường trái phiếu (TP), góp phần quan trọng vào tái cơ cấu nợ công và đầu tư công, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Thị trường vốn đã có sự phát triển đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021. Đặc biệt, thị trường CP và TPDN có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2019-2021 đạt trên 30%/năm, qua đó dần thu hẹp khoảng cách và cân bằng với thị trường tín dụng ngân hàng.
Trong năm 2022, thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường TP tiếp tục có những điểm sáng trong hoạt động, với trên 750 CP, chứng chỉ quỹ niêm yết; hơn 850 CP đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM; số lượng tài khoản nhà đầu tư (NĐT) đạt khoảng 6,8 triệu tài khoản… Thị trường TP ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn của Chính phủ, các ngân hàng chính sách và DN.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2022 có nhiều biến động bất lợi, chỉ số CK, mức vốn hóa đã sụt giảm. Các DN gặp áp lực lớn về dòng tiền và thanh khoản, việc huy động vốn mới thực sự khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu từ niềm tin của NĐT trước việc cơ quan quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý sai phạm về thao túng, làm giá, chất lượng công bố thông tin, các vụ việc sai phạm trên thị trường TPDN có liên quan đến một vài DN. Ngoài ra, việc một số phương tiện đưa tin không chính thống, đưa tin thất thiệt về một số DN cũng gây tác động tâm lý xấu cho NĐT và thị trường.
Về dài hạn, TTCK Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng khi một số yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì. Dịch bệnh được kiểm soát tốt; các yếu tố nền tảng vĩ mô và cân đối lớn cơ bản được giữ vững, trong tầm kiểm soát; các hoạt động kinh tế được khôi phục; tiêu dùng nội địa phục hồi... Nhiều tổ chức quốc tế vẫn đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam cao nhất trong ASEAN, đạt 7-7,5% trong năm 2022 và 5,8% trong năm 2023. Ngoài ra, chỉ số P/E của TTCK Việt Nam hiện đang ở mức 10,2, được đánh giá ở mức hấp dẫn, thấp hơn so với hầu hết thị trường trên thế giới.
Mua bán và sáp nhập (M&A) - kênh tìm vốn hiệu quả
Trong bối cảnh tín dụng bất động sản (BĐS) hạn chế, thị trường vốn (trái phiếu và chứng khoán) gặp nhiều khó khăn, kênh mua bán và sáp nhập (M&A) đã trở thành thị trường huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong năm 2023, khi tín dụng BĐS vẫn hạn chế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thể xử lý ngay những vấn đề nội tại, thị trường chứng khoán vẫn chưa thể tăng mạnh thì M&A vẫn sẽ là kênh tìm vốn hiệu quả mà các doanh nghiệp BĐS sẽ hướng đến trong thời gian tới. Việc liên doanh, liên kết và hợp tác với đối tác nước ngoài là xu hướng mới của các doanh nghiệp BĐS trong nước, thay vì phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu.
Cùng với đó, việc liên kết với các đối tác có nguồn lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm phát triển dự án sẽ giúp doanh nghiệp trong nước cải thiện năng lực để phát triển các dự án và thu hút nguồn khách hàng mới. Thêm vào đó các chuyên gia nhấn mạnh: Hoạt động M&A sẽ đóng vai trò then chốt để "giải cứu" các nhà phát triển trong nước và cũng phù hợp với tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam.
Theo TS Nguyễn Công Ái, Phó Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam, thị trường BĐS sẽ vẫn tương đối trầm lắng nhưng đây là cơ hội cho các nhà đầu tư có sẵn tiền mặt để mua lại các dự án hấp dẫn. Năm 2023, nhu cầu vốn với các dự án BĐS rất lớn, đi kèm với đó là tốc độ đô thị hóa nhanh chóng sẽ khiến thị trường M&A BĐS hứa hẹn sôi động. Cùng với đó, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu… sẽ được sửa đổi, bổ sung với nhiều thay đổi lớn. Với môi trường pháp lý đang ngày càng hoàn thiện, thị trường BĐS kỳ vọng sẽ chào đón những thương vụ M&A lớn, mang lại giá trị lan tỏa tích cực.
Cùng quan điểm đó, ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings (HNX: PGT)_doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực M&A cũng có những chia sẻ:
"Sự phát triển của thị trường tài chính, yêu cầu tiếp cận nguồn vốn đa dạng cho các bất động sản, đã giúp M&A lĩnh vực này luôn sôi động trong vài năm gần đây. Dễ nhận thấy, bất động sản, công nghệ luôn nằm trong nhóm ngành có giá trị thương vụ lớn và nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hiện nay, khơi thông nguồn vốn là yếu tố quan trọng để hồi phục thị trường bất động sản, công nghệ và M&A đang là lựa chọn khả dĩ nhất trong các kênh"
Quay trở lại với PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 6/2/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./