Thực trạng thị trường lao động Việt Nam và quốc tế.
Tháng 5-2022, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra dự báo rằng công cuộc phục hồi của thị trường lao động toàn cầu rất khó khăn do tác động của nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra đồng thời trên toàn cầu. Số giờ làm việc trên toàn cầu của quý I-2022 giảm, thấp hơn 3,8% so với quý IV-2019, tương đương với mức thâm hụt 112 triệu việc làm toàn thời gian.
ILO cũng dự báo mức giờ làm việc dự kiến trong quý II-2022 thấp hơn 4,2% so với mức trước đại dịch, tương đương với mức thâm hụt 123 triệu việc làm toàn thời gian trên toàn cầu. Những dự báo kém lạc quan của ILO cũng phản ánh rằng, nền kinh tế của nhiều quốc gia đang chịu tác động rất lớn từ đại dịch COVID-19 và các căng thẳng chính trị, kinh tế làm chậm đà phục hồi sản xuất kinh doanh, gây nên tình trạng thiếu việc làm.
Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6-2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhận định sau hơn hai năm đại dịch, cùng với tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, hoạt động kinh tế toàn cầu giảm mạnh, tăng trưởng dự kiến chỉ đạt 2,9% năm 2022, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 1-2022.
Hoạt động kinh tế của các nền kinh tế phát triển bị kìm hãm do giá năng lượng tăng, điều kiện tài chính kém thuận lợi và gián đoạn chuỗi cung ứng. Tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ giảm mạnh, từ 5,1% năm 2021 xuống còn 2,6% năm 2022, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 1-2022. Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng sẽ giảm khoảng một nửa, từ mức 6,6% năm 2021 xuống còn 3,4% năm 2022, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 1-2022.
Tại Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá lạc quan về đà phục hồi kinh tế.
Nguyên nhân do dịch bệnh được kiểm soát tốt, cùng với việc triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, sự nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp (DN) đã thúc đẩy đà tăng trưởng. Theo Tổng Cục thống kê, quý II-2022, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,5 triệu người, tăng 504.600 người (tương ứng tăng 1,01%) so với quý I-2022 và tăng 701.800 người (tương ứng tăng 1,41%) so với cùng kỳ năm 2021. Cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn đều tăng số lao động có việc làm.
Trong đó, lao động có việc làm trong ngành dịch vụ tăng cao nhất, với 19,8 triệu người có việc làm, tăng 429.800 người so với quý I-2022 và tăng 353.800 người so với cùng kỳ năm 2021. Chứng tỏ ngành dịch vụ có sự phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm sụt giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19. Đồng thời, ngành nông nghiệp và công nghiệp, số việc làm tăng trong quý II cũng khá ấn tượng; so với cùng kỳ năm trước, tăng lần lượt là 138.000 người và 210.000 người.
Theo Tổng Cục thống kê, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý II-2022 là 1,96%, giảm 1,05 điểm phần trăm so với quý I và giảm 0,64 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý II là 881.800 người, giảm 263.000 người so với cùng kỳ năm 2021. Đây là kết quả của việc thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ trong hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động…
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong quý 2/2022.
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 7 tháng.
Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong 7 tháng năm 2022, các đơn vị đã đưa 56.863 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 63,2% mục tiêu kế hoạch năm, trong đó có 21.238 lao động nữ.
Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng qua. Với số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục duy trì ổn định, việc thực hiện kế hoạch đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động duy trì và phát triển các thị trường tiếp nhận lao động; kịp thời nắm bắt các thông tin về tình hình dịch COVID-19, chính sách, quy định mới về tiếp nhận lao động đối phó với tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại các nước; hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo các quy định về phòng chống dịch của nước sở tại.
Trong 7 tháng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động ngoài nước. Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đàm phán với cơ quan chức năng của Israel về Hiệp định hợp tác lao động Việt Nam- Israel, dự thảo Biên bản thỏa thuận (MOU) về lao động nông nghiệp với Australia, xây dựng Thỏa thuận về tuyển dụng lao động giữa Việt Nam và Thái Lan, hoàn thiện Bản ghi nhớ về di cư lao động có kỹ năng và trao đổi kiến thức với Cộng hòa liên bang Đức; trao đổi "Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Malaysia."
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 8/7/2022 của Chính phủ về việc ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Quay trở lại thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 12/8/2022, VN- Index tăng 10,26 điểm lên 1.262,33 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 542 triệu đơn vị, tương ứng hơn 13.057 tỷ đồng. Toàn sàn có 273 mã tăng giá, 166 mã giảm giá và 81 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 3,24 điểm lên 303,24 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 70,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.505,14 tỷ đồng. Toàn sàn có 117 mã tăng giá, 67 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,12 điểm lên 92,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 76,2 triệu đơn vị, tương ứng hơn 730,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 215 mã tăng giá, 140 mã giảm giá và 94 mã đứng giá.
Doanh nghiệp PGT Holdings nỗ lực phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam và Nhật Bản
PGT Holdings (HNX: PGT) kinh doanh trên các lĩnh vực Mua bán & Sáp nhập, Thuê ngoài nhân sự, Tài chính vi mô và Xuất khẩu lao động. Với những thế mạnh và kinh nghiệm lâu năm trên cả 2 thị trường Việt Nhật, PGT Holdings đã xúc tiến thành công nhiều thương vụ hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước.
Ngay cả trong giai đoạn đại dịch diễn ra, doanh nghiệp này vẫn tích cực thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường Việt Nam. Một trong số đó là sự thành công của hội thảo "Đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Corona" được tổ chức vào tháng 08/2021 tại Tokyo Nhật Bản.
PGT Holdings cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời tạo cơ hội việc làm uy tín, thu nhập cao cho người lao động Việt muốn phát triển tại đất nước mặt trời mọc.
Song song với các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, kết quả kinh doanh của PGT Holdings và 3 công ty con tại Việt Nam, Myanmar, Nhật Bản đều đạt được kết quả tích cực. Trong năm 2021, mã cổ phiếu PGT nổi bật trên sàn chứng khoán khi có những bước nhảy vọt về giá trị và thanh khoản.
Ông Đoàn Tấn Bửu và ông Kakazu Shogo trong buổi gặp gỡ ông Tomikawa Moritake, Phó Thống đốc tỉnh Okinawa (29/11/2019).
Trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ hỗ trợ PGT Holdings xúc tiến đầu tư tại Đồng Tháp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách đầu tư đối với các đơn vị, doanh nghiệp do PGT Holdings giới thiệu đến Đồng Tháp đầu tư. Phía PGT Holdings cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh Okinawa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương giữa hai tỉnh.
Tại buổi gặp mặt, UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty PGT Holdings thống nhất hợp tác toàn diện về giáo dục và đào tạo; nông nghiệp và năng lượng, cùng nhau thúc đẩy hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế của hai bên.
PGT Holdings đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Trong lĩnh vực giáo dục, PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.
Với những nỗi lực thông qua các dự án hợp tác quốc tế PGT Holdings tin rằng doanh nghiệp sẽ bứt phá trong thời gian tới.
Khép lại phiên giao dịch ngày 12/8/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,200 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.