Các chuyên gia đưa ra một số yếu tố đã đưa một số yếu tố kinh tế chính sẽ chi phối thị trường chứng khoán trong quý II/2022, cũng như năm 2022. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam dần lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, nhưng đi cùng với mức lạm phát cao. Đồng thời, lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ, nhưng mặt bằng lãi suất nhìn chung vẫn được giữ ở mức thấp nhờ thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2022 được dự báo tăng nhẹ so với năm 2021 và đạt bình quân hơn 1 tỷ cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn, tương ứng với mức tăng khoảng 8 - 10% so với cùng kỳ. Giá trị giao dịch trung bình năm 2022 được kỳ vọng tăng trưởng 17 - 20% so với năm 2021, tương ứng với giá trị giao dịch trung bình đạt khoảng 28.000 - 30.000 tỷ đồng một phiên trên cả ba sàn.
"Trước mắt trong quý II/2022, nhóm cổ phiếu đầu cơ nhiều khả năng sẽ "lặng sóng" trong một thời gian dài và dòng tiền sẽ có xu hướng quay trở lại các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn"
Vẫn nhiều nhóm ngành có thể mang lại cơ hội tốt
Theo các chuyên gia trên thế giới, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục làm sâu sắc thêm những đứt gãy vốn có trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như đẩy giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng phi mã. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm có thể kết thúc ngay trong năm 2022, do đó nhóm doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị của các ngành gắn liền với hoạt động khai thác tài nguyên trong nước như dầu khí, xi măng, khai thác và chế biến kim loại màu,M&A,... đã tăng trưởng khá tốt trong quý I và nhiều khả năng sẽ tích cực hơn trong những quý tiếp theo của năm 2022.
Tiếp sức cho đà phục hồi kinh tế là việc tín dụng tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực và kỳ vọng sức hấp thụ vốn trong lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục có sự cải thiện theo thời gian. Theo đó, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung của ngành - đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ - sẽ vẫn là các cơ hội đầu tư tiềm năng trong cả năm 2022.
Cùng với đó, theo các chuyên gia, việc xử lý nghiêm các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản sẽ loại bỏ một số doanh nghiệp hoạt động thiếu minh bạch, nhưng đồng thời cũng để lại các khoảng trống trên thị trường bất động sản, cũng như mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp bất động sản khác.
Theo đó, các chuyên gia này kỳ vọng sự phân hóa đã và đang diễn ra giữa các nhà phát triển bất động sản - cả nhóm bất động sản dân dụng và nhóm bất động sản khu công nghiệp - sẽ vẫn tiếp tục trong phần còn lại của năm nay. Những doanh nghiệp với lợi thế về quỹ đất, năng lực tài chính lành mạnh và định hướng phát triển dự án rõ ràng sẽ có sự bứt tốp mạnh mẽ so với phần còn lại của ngành.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 1.300 tỉ đồng lúc thị trường chứng khoán lao dốc
Ngày 25/4/2022, thị trường chứng khoán vừa tạo một cột mốc chưa khả quan trong đầu năm 2022, khi thị trường giảm gần 70 điểm.
VN30-Inde trải qua các phiên giảm điểm mạnh nhất lịch sử.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài lại có phần đi ngược với bối cảnh chung của thị trường. Theo đó, trong khoảng thời gian thị trường chứng khoán bị lao dốc tại các phiên liên tiếp, khối ngoại lại mua ròng xấp xỉ 600 tỉ đồng. Từ đầu tháng 4 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng lên tới 1.370 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài
Theo nhiều chuyên gia, thị trường vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư ngắn hạn. Do đó nhóm nhà đầu tư này có thể tranh thủ nhịp hồi tăng trở lại để cơ cấu danh mục hoặc hạ tỉ trọng cổ phiếu.
Trong trường hợp VN-Index chinh phục thành công ngưỡng kháng cự 1.400 điểm thì xu hướng tăng ngắn hạn được xác lập, lúc này sẽ có điểm mua an toàn hơn.
Mã cổ phiếu PGT trong giai đoạn thị trường chứng khoán vàng thử lửa:
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT. Cuối phiên ngày 29/04/2022, PGT có giá 8.400 VND.
Quay lại mốc ngày 25/4/2022, khi thị trường như một chảo lửa VN-Index giảm 68,31 điểm (4,95%) còn 1.310,92 điểm, HNX-Index giảm 21,61 điểm (6,02%) xuống 337,51 điểm, UPCoM-Index giảm 4,61 điểm (4,42%) về 99,54 điểm.
Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings khá khả quan khi tăng nhẹ, giữa cơn bão nằm sàn của các mã cổ phiếu cùng ngành. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư đã có những các nhìn tích cực hơn về mã PGT. Bên cạnh đó, PGT còn có một điểm cộng đáng lưu ý là sức mua của các nhà đầu tư đang gia tăng về khối lượng. Theo nhiều nhận định của các nhà đầu tư lâu năm nắm giữ cổ phiếu của PGT, trong bối cảnh thị trường như một chiếc chảo lửa, tâm lý các nhà đầu tư đang hoảng loạn muốn rút chân ra khỏi thì trường. Thì những động thái mua vào của các NĐTNN như một cơ gió mát giúp cổ phiếu giao dịch tốt hơn.
PGT Holdings tin rằng với lợi thế trong kinh doanh trên các lĩnh vực Mua bán & Sáp nhập, Thuê ngoài nhân sự, Tài chính vi mô và Xuất khẩu lao động. Với những thế mạnh và kinh nghiệm lâu năm trên cả 2 thị trường Việt Nhật, PGT Holdings đã xúc tiến thành công nhiều thương vụ hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước.
Ngay cả trong giai đoạn đại dịch diễn ra, doanh nghiệp này vẫn tích cực thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường Việt Nam. Sẽ là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp bước qua giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán hiện tại. Là tiền đề tài sản dài hạn cho các nhà đầu tư trong tương lại. Vì vậy mã cổ phiếu PGT chính là một trong những lựa chọn để các nhà đầu tư tìm hiểu và cân nhắc giải ngân.