Thị trường chứng khoán có nhiều cơ hội để thu hút dòng tiền trở lại
Với bối cảnh vĩ mô ổn định, tỷ giá giảm nhiệt, FED hạ lãi suất, GDP quý III được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng, và lạm phát được kiểm soát, nhiều nhà đầu tư tin rằng, thị trường chứng khoán sẽ có thêm cơ hội, thúc đẩy dòng tiền quay trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch 30/8, VN-Index tăng 2,4 điểm (0,19%), lên mức 1283,87 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm (0,13%), xuống mức 237,56 điểm. Thị trường nghiêng về sắc xanh với bên mua có 387 mã tăng và bên bán có 319 mã giảm.
Sự phục hồi lần này có những điểm tương đồng và khác biệt với đợt trước và được đánh giá dựa trên xu hướng giao dịch của nhà đầu tư, phân bổ dòng tiền và phản ứng giá giữa các ngành, mặt bằng định giá. Tuy nhiên chất lượng dòng tiền vẫn chưa tốt, tập trung vào các cổ phiếu bắt đáy, thay vì nhóm doanh nghiệp tăng trưởng.
Kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường, các chuyên gia chia sẻ có 4 yếu tố chính thu hút dòng tiền vào thị trường chứng khoán trong những tháng cuối năm: tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Với bối cảnh vĩ mô ổn định, tỷ giá giảm nhiệt, FED hạ lãi suất, GDP quý III được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng và lạm phát được kiểm soát, nhiều nhà đầu tư tin rằng, thị trường chứng khoán sẽ có thêm cơ hội, thúc đẩy dòng tiền quay trở lại.
Tích lũy chờ bứt phá
Giai đoạn hiện nay, tâm lý nhà đầu tư có lẽ đã trở nên lạc quan hơn, nhất là khi những yếu tố cơ bản đang cải thiện tích cực hơn có thể hỗ trợ cho thị trường. Ngoài kỳ vọng kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, các thách thức cho nền kinh tế như rủi ro tỷ giá hay nỗi lo ngại về lãi suất hiện cũng đã hạ nhiệt.
Dù vậy, trong nửa đầu tháng 9, thị trường có thể sẽ trải qua giai đoạn củng cố và tích lũy để có đà bứt phá mạnh mẽ nhất, khi mà quá khứ cho thấy hiệu suất trong tháng 9 không quá nổi trội, do nhà đầu tư giai đoạn này đang ngóng chờ kết quả rõ ràng hơn ở báo cáo tài chính quý 3. Để từ đó lựa chọn đầu tư phù hợp.
Nhìn lại cùng kỳ năm ngoái (9/2023), theo thống kê kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9/2023, chỉ số VNIndex đạt 1154,15 điểm, giảm 5,71% so với tháng 8/2023. Thị trường chứng kiến nhiều phiên điều chỉnh sâu, đi kèm thanh khoản hạn chế khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về một "thị trường gấu" và chưa khả quan trong trong ngắn hạn.
Quay trở lại với năm 2024, thông tin tích cực khi VN-Index đã có ba lần tiếp cận vùng 1,300 điểm, trong đó có lần đã vượt qua mốc này vào giữa tháng 6 lên đến 1,306 điểm, nhưng sau đó đã không thể tiếp tục đi lên mà nhanh chóng điều chỉnh trở lại. Có thể nói đây là vùng kháng cự mạnh và khá nhạy cảm với thị trường. Với đợt phục hồi trong một tháng qua, cho thấy cơ sở khá khả quan khi VN-Index một lần nữa đang cho thấy cơ hội tiệm cận và chinh phục vùng giá này.
Thị trường chứng khoán đang tiến gần hơn đến mục tiêu nâng hạng
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã, đang khẩn trương rà soát và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý để từng bước gỡ các "nút thắt" trong việc xem xét nâng hạng theo các tiêu chí của các tổ chức quốc tế; đồng thời phối hợp tích cực với các bộ, ngành liên quan quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chí của các tổ chức đánh giá xếp hạng, hướng tới mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi. Ghi nhận trên thực tế, các "nút thắt" đang dần được tháo gỡ.
Theo đó, các giải pháp về mặt pháp lý đã và đang được Bộ Tài chính, UBCKNN tích cực nghiên cứu, sửa đổi. Cụ thể hơn, cơ quan quản lý đã xây dựng và lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung 4 thông tư về giao dịch, về đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ, về hoạt động của công ty chứng khoán và về công bố thông tin nhằm sửa đổi 2 quy định về yêu cầu ký quỹ trước giao dịch và yêu cầu công bố thông tin bằng tiếng Anh.
Song song với đó, thời gian qua và sắp tới, UBCKNN tiếp tục tích cực, chủ động làm việc thường xuyên với các tổ chức xếp hạng, các nhà đầu tư quốc tế lớn, nhằm tuyên truyền về chủ trương, định hướng và sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong công tác nâng hạng thị trường; tăng cường phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài để giải đáp thắc mắc và ghi nhận, tháo gỡ các khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam; thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường hình ảnh của TTCK Việt Nam với cộng đồng đầu tư toàn cầu, các nhà đầu tư tổ chức lớn trên thế giới, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhà đầu tư nước ngoài về mục tiêu nâng hạng TTCK của Việt Nam.
Các chuyên gia nhận định, việc nâng hạng TTCK có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng nhà đầu tư. Thị trường sớm được nâng hạng sẽ đem lại nhiều cơ hội như tăng tăng quy mô và thanh khoản. "Nâng hạng thành công sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, giúp đa dạng hóa sản phẩm niêm yết, tăng chất lượng, số lượng nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức đầu tư quốc tế tham gia vào thị trường"
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
Trong đó điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 hiện nay của PGT Holdings đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/ xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng". Tiếp nối thành công của sự kiện "Stock Investment Tour" trong tháng 3/2024 tại TP Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Hoạt động nằm trong chương trình "Stock Investment Tour" tháng 8 (từ 21/8 - 25/8) của hơn 40 nhà đầu tư người Nhật tiềm năng đã được diễn ra thành công tại TP Hà Nội và TP Hạ Long.
Tại sự kiện, các nhà đầu tư Nhật Bản đã được tham quan, trao đổi và tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam. Được chuyên gia trong lĩnh vực phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đang đối mặt, triển vọng và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, các diễn giả đã cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư, chính sách và dự báo tiềm năng của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Các nhà đầu tư cũng dành nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển, kế hoạch triển khai để từ đó thu hút các dòng vốn mới trong thời gian tới: tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC), CTCP Vinhomes (HOSE: VHM), CTCP FPT (HOSE: FPT), CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS), CTCP Chứng khoán SmartInvest (AAS)... và các doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Thêm vào đó ông Kakazu Shogo _CEO PGT Holdings (Doanh nghiệp có vốn đầu tư của các nhà đầu Nhật Bản) cũng chia sẻ nhiều thông tin, nhận định hữu ích về tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư cùng với dự báo, nhận định xu hướng trong thời gian sắp tới cho các nhà đầu tư. Từ đó, đem lại 1 góc nhìn đầy thực tế cho các nhà đầu tư khi khi rót vốn vào thị trường Việt Nam.
Đặc biệt thành quả lớn nhất trong sự kiện "Stock Investment Tour" do PGT Holdings tổ chức đó chính là niềm tin. Điều đó được ghi nhận thông qua những nhà đầu tư Nhật Bản trong "Stock Investment Tour" tháng 3/2024 đã bắt đầu các bước "rót vốn" vào Việt Nam. Và trong "Stock Investment Tour" lần này (tháng 8/2024) PGT Holdings tiếp tục thành công kết nối cho hơn 40 nhà đầu tư hoàn tất mở tài khoản chứng khoán tại Việt Nam. Một lần nữa khẳng định vai trò của PGT Holdings như 1 cầu nối, mắt xích quan trọng Việt Nam và Nhật Bản.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 30/8/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,500 VNĐ./