Theo nhiều nhà đầu tư nhận định, bên mua không thể nào đẩy được giá thị trường đi lên và bên bán thì cũng ngập ngừng, vì nếu bán sẽ có khả năng "mất hàng". Về mặt ngắn hạn, xu hướng giằng co này cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vĩ mô trên thế giới. Ví dụ như giao tranh Nga – Ukraine hay là việc Fed sẽ chuẩn bị tăng lãi suất 25 điểm cơ bản cho đến thông tin về diễn biến dịch COVID-19 vẫn luôn diễn biến song song tại Việt Nam.
Tuy nhiên trong dài hạn, chuyên gia cho rằng biến động ngắn hạn là cơ hội để nhà đầu tư mua vào khi có kỳ vọng giá cổ phiếu tăng hơn nữa.
Đóng cửa, VN-Index giảm 1,44 điểm (0,1%) còn 1.502,34 điểm, HNX-Index tăng 0,75 điểm (0,16%) lên 462,1 điểm, UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (0,19%) còn 116,58 điểm.
VN-Index hôm nay mở cửa khá tốt khi tạo đà tăng điểm, đã có những lúc bứt lên vùng 1.513 điểm. Tuy nhiên đây là vùng kháng cự cũ không dễ vượt qua nên nhanh giảm điểm tại phiên giao dịch chiều. Phiên đỏ ngày 23/3 hôm nay chính thức ngắt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp của VN-Index.
Về chiến lược giao dịch trong giai đoạn này, chuyên gia khuyến nghị thị trường giằng co là điều kiện các nhà đầu tư thể hiện sự khôn ngoan của mình. Bằng cách là trung bình hóa chi phí vốn, giải ngân một cách định kì sẽ giảm đi rủi ro tại thời điểm giải ngân.
Một ví dụ điển hình cho thấy cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ là những minh chứng rất rõ nét cho thấy các nhà đầu tư đang bị thu hút, trong bối cảnh thận trọng giải ngân cổ phiếu vốn hóa lớn.
Cổ phiếu PGT.
Cổ phiếu PGT của công ty PGT Holdings trên sàn HNX. Xuất thân từ Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng. Mức vốn hóa vừa trên tràn HNX, thời gian gần đây mã cổ phiếu này có những phiên đan xen tăng trần rồi rồi duy trì ở mức tham chiếu cho thấy dòng tiền đang hướng về các nhóm cổ phiếu ổn định và những doanh nghiệp làm ăn tăng trưởng.
Bên cạnh đó nhóm ngành M&A cũng là điểm nhấn để các nhà đầu tư rót vốn trong bối cảnh thị trường đang chịu tác động của giá xăng.
Quay trở lại mã PGT của PGT Holdings với hoạt động kinh doanh cốt lõi là M&A, năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.
Khép lại phiên giao dịch hôm nay 23/3, cổ phiếu PGT thành công giao dịch 34,300 cổ phiếu với giá đóng cửa 11,600 VNĐ.
"Các nhà nghiên cứu kinh tế học người ta nhìn nhận thấy biến động hàng ngày không ai có thể dự đoán được. Nhưng điều chắc chắn là trong 5 năm 10 năm thị trường sẽ đi lên. Đây là thời điểm các nhà đầu tư thể hiện tính kỉ luật khi giải ngân và trung bình hóa vốn".
Về xu hướng dòng tiền hiện tại, chuyên gia cho rằng dòng tiền sẽ đi về nhóm bất động sản, sản xuất, công nghiệp sau một thời gian nữa nó có thể quay lại nhóm tài chính. Xu hướng này đi theo nền tảng kinh tế Việt Nam bởi đó là những ngành tạo ra kinh tế, GDP.
Khi được hỏi về nhóm bất động sản khu công nghiệp, các chuyên gia này đánh giá "bất động sản khu công nghiệp là mảng chúng tôi tiếp tục nhìn thấy một tiềm năng rất dài của Việt Nam. Khi làn sóng xu hướng của các công ty, tập đoàn sản xuất lớn chuyển dịch nhà máy, cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc tới Việt Nam sẽ diễn ra trong vòng nhiều năm tới.
Bất động sản khu công nghiệp rõ ràng có tiềm năng. Khi nhìn vào dòng vốn FDI trong vài năm qua luôn ở mức 15-20 tỷ USD/năm. Năm 2022 cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều rủi ro cho cơ sở sản xuất, những chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Rõ ràng lương công nhân Trung Quốc đắt đỏ hơn rất là nhiều. Những yếu tố đó, làm cho Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Thế giới trong 5 - 10 năm tới.
Thêm vào đó, hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Trong năm 2022 sẽ là một năm mà PGT Holdings tiếp tục đem lại những điều bất ngờ, những thương vụ giá trị hơn nữa để đem lại giá trị sinh lời cho các cổ đông. Vì vậy PGT Holdings rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn.