Trước tiên, cần khẳng định hành vi thao túng thị trường chứng khoán là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 nghiêm cấm:
3. Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020 giải thích "thao túng thị trường chứng khoán" là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
- Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Người thực hiện hành vi nêu trên nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy tố về Tội thao túng thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015.
2. Mức phạt Tội thao túng thị trường chứng khoán
Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015, người nào thực hiện một trong các hành vi "thao túng thị trường chứng khoán" mà thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng - dưới 1.5 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 01 tỷ đồng - dưới 03 tỷ đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thao túng thị trường chứng khoán.
Theo đó, hình phạt áp dụng với Tội này cụ thể như sau:
Hình phạt chính:
- Khung 01:
Phạt tiền từ 500 triệu đồng - 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm nếu thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà:
+ Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng - dưới 1,5 tỷ đồng; hoặc
+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 01 tỷ đồng - dưới 03 tỷ đồng.
- Khung 02:
Phạt tiền từ 02 - 04 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm - 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Thu lợi bất chính 1,5 tỷ đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 03 tỷ đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung:
- Bị phạt tiền từ 50 - 250 triệu đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
3. Chưa đến mức xử lý hình sự, thao túng thị trường chứng khoán bị phạt thế nào?
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 156/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 128/2021, vi phạm thao túng thị trường chứng khoán sẽ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này để xử phạt."
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 03 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Hình thức xử phạt bổ sung với hành vi vi phạm này như sau:
- Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 - 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 - 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm.
Đồng thời, buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Khi nhắc tới tính minh bạch của thông tin chúng ta không thể bỏ qua doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT).
Bắt nguồn từ đội ngũ Ban quản trị bao gồm cả các lãnh đạo cao cấp người Nhật Bản và người Việt Nam đã đưa doanh nghiệp phát triển từng bước rõ nét. Chất lượng quản trị của doanh nghiệp PGT được nâng cao. Bởi vì các nhà đầu tư người Nhật Bản (đặc biệt CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo_ đã có 10 năm kinh nghiệm trong thị trường Việt Nam) với các tiêu chuẩn ở thị trường đã phát triển, sẽ yêu cầu doanh nghiệp gia tăng tính minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực tốt của thế giới trong vấn đề quản trị. Thêm vào đó nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ sở hữu đáng kể sẽ cùng tham gia hoạch định chiến lược, quản trị điều hành doanh nghiệp tốt hơn nữa.
Ông Kakazu Shogo - CEO của PGT Holdings trong buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp.
PGT Holdings - một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Mã PGT đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây.
Đứng trước những sự kiện về minh bạch thông tin nhà lãnh đạo cao cấp của PGT Holdings chia sẻ ý kiến và quan điểm của mình.
"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."
Nắm bắt được những vấn đề cốt lõi đó PGT Holdings luôn kinh doanh theo triết lý "Giá trị bền vững" để doanh nghiệp phát triển hơn nữa.
Ví dụ cụ thể: ngày 23/3, PGT Holdings đã công bố tin chính thức tới các nhà đầu tư về sự kiện Công ty TNHH Đầu tư Vina Terrace đã mua 281,000 cổ phiếu với mục đích đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp.
PGT Holdings tin rằng, việc đưa ra những con số cụ thể thực tế để các nhà đầu tư so sánh và nhận định, chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của của công ty. Sự kì vọng của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng thành quả nào cũng thu về những trái ngọt, sự kì vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.
Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kì vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, mã PGT là một gợi ý hợp lí để các nhà đầu tư và tìm hiểu.
Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Mã PGT đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây.
Bảng thông tin giao dịch cổ phiếu PGT (HNX) trong tháng 03 và 04/2022
Mặc dù thị trường gần đây liên tục nhận các tin xấu ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư, PGT vẫn đang nằm ở ngưỡng hỗ trợ tốt từ 10.000 – 12.000 VND. Theo đánh giá, PGT đang trong giai đoạn tốt để mua với giá rẻ, một cổ phiếu không thể thiếu dành cho các nhà đầu tư giá trị tiềm năng có tầm nhìn dài hạn. Kết phiên ngày 05/04/2022, PGT đang có giá 10.300 VND.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản), hiểu được những yếu tố thế mạnh của thị trường kinh tế Việt Nam cùng với những tiềm năng phát triển ngành tài chính. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực M&A, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
PGT tự tin là doanh nghiệp M&A có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Với nhiều kế hoạch M&A ấp ủ, PGT với lãnh đạo là CEO người Nhật Bản nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam. Đây là một cơ hội hiếm có để các nhà đầu tư hãy theo dõi để không bỏ lỡ cơ hội tiềm năng này.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.