Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 539 triệu đơn vị, tương đương giá trị 11 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 86 triệu đơn vị, tương đương 1,6 ngàn tỷ đồng
Các ngân hàng đang tăng cường kết nối với doanh nghiệp để thúc đẩy vốn cho vay những tháng cuối năm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Tính đến cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng mới đạt 6,92%, thấp hơn so với mức khoảng 11% của cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh này, các ngân hàng đang tăng cường kết nối với doanh nghiệp để thúc đẩy vốn cho vay những tháng cuối năm.
Nhằm nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp ở các khu vực nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hiệu quả hơn. Yêu cầu các ngân hàng tiếp tục ưu đãi lãi suất, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế như: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai gói tín dụng 15,000 tỉ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản; đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, rà soát, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính không còn phù hợp gây tốn kém, phiền hà, tăng chi phí cho người dân, doanh nghiệp (DN). Thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho DN, người dân tiếp cận vốn tín dụng, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tăng cường hơn nữa kết nối NH - DN; tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ hiệu quả khách hàng gặp khó khăn, thúc đẩy phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh…
Các chuyên gia kiến nghị một số giải pháp về phía doanh nghiệp
Chủ động tìm kiếm bạn hàng và các cơ hội làm ăn kinh doanh mới; đồng thời nâng tầm trình độ về quản lý, kế hoạch sản xuất kinh doanh và minh bạch tài chính để làm cơ sở cho các NHTM xem xét cho. Chủ động phối hợp với các tổ chức đại diện cung cấp thông tin, kiến nghị, phản ánh tới các cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Có thể khẳng định, trong các năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của thể chế đối với sự phát triển KT-XH của đất nước. Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là 1 trong 3 khâu đột phá. Trong đó, "thể chế chất lượng cao" là nội hàm và yêu cầu mới để tạo lập hành lang pháp lý vững chắc trong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước, trong đó có nguồn lực tài chính và vốn. Thể chế chất lượng cao là yếu tố tiền đề để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế.
Với bối cảnh hiện nay, ngoài những tác động khách quan từ thị trường thì các cơ chế, chính sách của Nhà nước vẫn chưa phát huy được tính đồng bộ, trong khi đó bản thân các doanh nghiệp cũng chưa chứng minh được năng lực hoàn vốn… Do vậy, đứng ở cả góc độ của cả Nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp, có thể nói vấn đề tín dụng hiện nay không thể giải quyết bằng ý chí của một bên mà các bên cùng phải lắng nghe, đứng vào vị trí của nhau để cùng nghiên cứu, giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
Việc giảm lãi suất chỉ là một trong các giải pháp cần được tiếp tục triển khai. Mấu chốt là Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ cần làm sao hỗ trợ, nâng tầm doanh nghiệp nói chung và DNNVV (doanh nghiệp nhỏ và vừa) nói riêng để giải quyết 2 vấn đề: (1) DNNVV có khả năng tự tìm kiếm cơ hội phát triển một cách bền vững, thay đổi tư duy kiếm cơm qua ngày; (2) DNNVV có khả năng đáp ứng được yêu cầu cho vay (cụ thể là khả năng công khai, minh bạch tài chính và kế hoạch kinh doanh…). Để làm được điều đó thì vai trò dẫn lối của Nhà nước trong khai thông thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp là hết sức quan trọng.
Điều này có nghĩa rằng: nếu Nhà nước chỉ quan tâm đến chính sách tiền tệ thì tác động đến thị trường là không đủ. Do vậy cần nghiên cứu kết hợp cả chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách trong thời gian tới.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 25/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./