Toàn sàn có 27 mã tăng trần, 350 mã tăng giá, 774 mã đứng giá, 436 mã giảm giá và 23 mã giảm sàn.
Thực trạng của các doanh nghiệp
Theo các chuyên gia, tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2022 đã tăng mạnh gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% đã đề ra và sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của lạm phát để có chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt. Vốn tín dụng theo đó được dự báo sẽ eo hẹp những tháng cuối năm, đặc biệt là vốn cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT giao thông thuộc những lĩnh vưc có chủ trương kiểm soát chặt để hạn chế rủi ro.
Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sự suy giảm so với cùng kỳ năm trước, do những chính sách "nắn chỉnh" thị trường theo định hướng đi vào ổn định, để phát triển lành mạnh, bền vững và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư sau một giai đoạn tăng trưởng nóng từ năm 2019-2021.
Thị trường đang chờ đợi những chính sách mới đặc biệt là Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 153/2020 khiến nhiều doanh nghiệp khó có thể lên định hướng huy động vốn cho hoạt động đầu tư, phát triển năm 2022 và xa hơn. Thị trường chứng khoán tuy đã được đánh giá về mức rẻ trong quý II-2022 với VN Index trượt dài, thanh khoản thấp, và chỉ mới khởi sắc gần đây nhưng đang được đánh giá chưa có đà tăng trưởng kéo dài.
Thiếu lao động chất lượng cao, Việt Nam liệu có mất dần sức hấp dẫn từ nhà đầu tư nước ngoài?
Việc hạn chế trình độ khiến lao động Việt Nam gặp khó trước những biến động lớn như đại dịch Covid-19, xu hướng dịch chuyển việc làm.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thị trường lao động Việt Nam đang dư thừa lao động có kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao. Hiện cả nước chỉ có hơn 26% người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ, còn lại phần lớn thiếu kỹ năng nghề, không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Việc hạn chế trình độ khiến lao động Việt Nam gặp khó trước những biến động lớn như đại dịch Covid-19, xu hướng dịch chuyển việc làm. Nếu không sớm thay đổi đào tạo, bù đắp các kỹ năng cho người lao động, thị trường lao động Việt Nam có nguy cơ mất tính cạnh tranh.
Đối với Tập đoàn Vin Group, hai năm tới, doanh nghiệp này cần khoảng 100.000 người, trong đó 20% là nhân sự cao cấp đã qua đào tạo tối thiểu là trình độ đại học.
Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng Giám đốc Vingroup đề nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyển dụng, đào tạo nhân sự chất lượng cao. Về lâu dài, doanh nghiệp thông qua hệ thống giáo dục sẵn có lẫn hoạt động sản xuất kinh doanh trải dài khắp nước sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân sự.
"Chúng tôi đang có nhu cầu tuyển dụng 20.000 lao động để đào tạo và phát triển họ thành các công nhân lành nghề thợ tay nghề cao, kỹ sư máy chất lượng. Chúng tôi cần các địa phương phối hợp trong việc cung cấp nguồn nhân lực, số lượng lớn đã qua đào tạo cơ bản, có định hướng về tinh thần thái độ làm việc, đặc biệt là coi trọng tinh thần kỷ luật.
Dẫn chứng những khảo sát mới nhất về thực trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thống kê số liệu cho thấy, chỉ 8,96% lao động Việt Nam có khả năng làm việc từ xa trong bối cảnh doanh nghiệp tăng cường loại hình này sau đại dịch. Lao động có kỹ năng tay nghề cao chỉ đạt 11,6% và cần cải thiện nhiều kỹ năng mềm lẫn chuyên môn. Chỉ 5% lao động có trình độ tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập sẽ là nhiều hạn chế, chưa đủ cạnh tranh với lao động khu vực. Hiện thu nhập bình quân của lao động Việt Nam khoảng 300 USD, tương đương 7 triệu đồng, thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực, bình quân gần 2.000 USD và thế giới là hơn 2.100 USD.
Lao động "giá rẻ" vừa thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhưng đó cũng là điểm yếu về thích nghi của lao động Việt Nam khi doanh nghiệp nước ngoài đưa công nghệ mới vào sản xuất. Theo khảo sát, khoảng 57% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân lực chất lượng cao.
Các chuyên gia nhận xét: "Các doanh nghiệp Việt Nam họ luôn gặp vấn đề khó khăn về tuyển dụng. Cần phải cải tiến một số chương trình kết nối những chương trình giáo dục gần hơn với các doanh nghiệp khi mà họ có nhu cầu đào tạo cũng như làm cầu nối các doanh nghiệp đào tạo với các cơ sở, đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Đảm bảo em có cơ hội để tiếp xúc với các doanh nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng tôi nhận thấy rằng các trường cao đẳng cũng như các trường đại học đào tạo có một khoảng cách rất lớn với nhu cầu doanh nghiệp".
PGT Holdings (HNX: PGT) được biết tới như một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tích cực và mạnh mẽ trong lĩnh vực M&A. Đặc biệt trong năm 2022 PGT Holdings đẩy mạnh lĩnh vực đổi mới công nghệ, và bảo đảm chuỗi cung ứng lao động cho thị trường Việt Nam và Nhật Bản.
Về chuỗi cung ứng lao động
Đây là lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên vàng của nguồn lao động Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Điều đó được khẳng định qua sự kiện
Cuối tháng 2/2022 vừa qua, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.
Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Thêm vào đó, trong lĩnh vực giáo dục, PGT Holdings luôn tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam thực hiện chương trình thực tập tại Nhật Bản cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.
Về lĩnh vực chuyển đối số
PGT Holdings đang tích cực tham gia các dự án chuyển đổi số 4.0 để đẩy mạnh sự phát triển trong mọi lĩnh vực. Nếu như năm 2021, PGT hợp tác chiến lược với IENT, thông qua sự kiện công ty cổ phần PGT Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT và trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Góp một phần không nhỏ khẳng định giá trị của PGT Holdings, PGT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Thì trong năm 2022 này, cụ thể 23/5/2022 vừa qua, CTCP PGT HOLDINGS ký kết hợp đồng với CTTNHH IT-COMMUNICATIONS Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.
Sự kiện PGT HOLDINGS đặt bút ký kết hợp tác chiến lược với IT-COMMUNICATIONS Việt Nam như một nền tảng vững chắc trong hoạt động số 4.0 của PGT Holdings. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đa quốc gia hệ thống Call Center của IT-COMMUNICATIONS Việt Nam sẽ được sử dụng hiệu quả trong việc kinh doanh trong nước và nước ngoài của các công ty khách hàng. Thông qua sự hợp tác của hai công ty, bắt nhịp với xu thế quản lý và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn số hoá mới của các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ bằng cách đẩy mạnh kinh doanh và dịch vụ khách hàng hướng đến các công ty Nhật Bản cho các công ty khách hàng tại Việt Nam của đôi bên.
Khép lại phiên giao dịch ngày 5/9/2022, mã PGT trên sàn HNX đang giao dịch trong khoảng giá 5,700 – 10,000 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings được biết tới có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Do đó, thông qua "Chuỗi giá trị" từ doanh nghiệp, PGT Holdings là một gợi ý vô cùng tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân trong dài hạn để sinh lời.