Vai trò đầu tư nước ngoài đối với quốc gia nhận đầu tư:
Đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nhận đầu tư thông qua việc mang lại những lợi ích sau đây.
a. Vốn, công nghệ và kỹ thuật quản lý (chuyển giao nguồn lực)
Đối với một nước lạc hậu, trình độ sản xuất thấp kém, năng lực sản xuất chưa được phát huy kèm với cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu được một nguồn vốn lớn, công nghệ phù hợp để tăng năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý là một điều hết sức cần thiết vì công nghệ là trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số quốc gia đang phát triển. Khi đầu tư trực tiếp diễn ra thì công nghệ mới được du nhập vào nước nhận đầu tư, trong đó có cả một số công nghệ bị cấm xuất khẩu theo con đường ngoại thương; chuyên gia cùng với các kỹ năng quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công nghệ này, từ đó công chức, viên chức nhà nước, người lao động, doanh nghiệp bản địa có thể học hỏi kinh nghiệm của họ.
Những hoạt động chuyển giao công nghệ (bao gồm cả năng lực quản lý và marketing) khó đo lường hơn so với các luồng chảy vào và phần lớn việc chuyển giao đã diễn ra ở công ty mẹ ở nước ngoài và các chi nhánh của chúng. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tầm quan trọng của hoạt động chuyển giao công nghệ trong nội bộ các công ty như thế tùy thuộc vào những chuyển giao từ các phía khác nhau.
b. Tăng năng suất, thu nhập quốc dân và thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế
Công nghệ và trình độ quản lý được cải thiện đối với các ngành sản xuất thì việc tăng năng suất lao động là điều tất yếu. Không những thế, công nghệ tiên tiến còn cho ra nhiều sản phẩm hơn, có chất lượng cao, tính năng đa dạng, bền hơn với những mẫu mã đa dạng và tất nhiên giá thành sẽ rẻ hơn so với trước. Đây chính là hoạt động tăng nguồn cung nhưng thực ra cung tăng lên để đáp ứng lại lượng cầu cũng tăng lên rất nhanh do quá trình đầu tư tác động vào. Tốc độ quay của vòng vốn nhanh hơn, do vậy sản phẩm cũng được sản xuất ra nhiều hơn và tiêu thụ cũng nhiều hơn. Do sự tiêu thụ được tăng lên mà các ngành sản xuất, dịch vụ được tiếp thêm một luồng sức sống mới, nhân lực, máy móc và các nguyên vật liệu được đem ngay vào sản xuất, từ đó sức đóng góp của các ngành này vào GDP cũng đã tăng lên.
Việc có được những công ty có hiệu quả với khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới có thể đưa lại một sự khai thông quan trọng, tiềm tàng cho việc chuyển giao các kỹ năng quản lý và công nghệ cho các nước chủ nhà. Điểu này có thể xảy ra ở bên trong một ngành công nghiệp riêng rẽ, trong đó có những người cung ứng các đầu vào cho các chi nhánh nước ngoài, những người tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm của chi nhánh này và những đối thủ cạnh tranh của chúng, tất cả đều muốn lựa chọn những phương pháp kỹ thuật có hiệu quả hơn. Nó cũng có thể diễn ra một cách rộng rãi hơn trong nội bộ nền kinh tế thông qua sự tăng cường có kết quả công tác đào tạo, kinh nghiệm của lực lượng lao động và thông qua sự khuyến khích có thể có đôì vối các ngành hỗ trợ tài chính và kỹ thuật có khả năng dẫn tới sự hạ thấp toàn bộ chi phí công nghiệp. Đầu tư nước ngoài cũng góp phần cải thiện cán cân thanh toán, đặc biệt khi doanh nghiệp tại quốc gia nhận đầu tư tăng thu lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.
c. Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước
Khi đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các thị trường vốn hiện có mà các nhà đầu tư trong nước chiếm giữ phần lớn thị phần, tuy nhiên ưu thế này sẽ không kéo dài đối với nhà đầu tư trong nước khi nguồn lực, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài vượt trội hơn. Chính vì vậy, muốn tồn tại, các nhà đầu tư trong nước phải đổi mới cả quá trình sản xuất của mình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bằng việc cải tiến công nghệ và nâng cao trình độ, phương pháp quản lý để có thể trụ vững trên thị trường đó. Đây chính là một trong những thử thách tất yếu của nền kinh tế thị trường đôì vối các nhà sản xuất trong nước, vối quy luật là không có kẻ yếu nào có thể tồn tại nếu không tự làm mình mạnh lên để tồn tại, phát triển trong cơ chế đó.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước "chuyển mình" ấn tượng cùng với sự tham gia của ngày càng nhiều quỹ đầu tư nước ngoài.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, với sự ổn định và có tính chuyên môn hóa cao, trong bối cảnh hội nhập quốc tế cùng với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thống kê cho thấy, tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục tăng.
Sự hiện diện của các quỹ đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài đã góp phần đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo hướng phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức và giảm những bất ổn của thị trường do ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư cá nhân.
Thực tế, thống kê về sự tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, các chính sách thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam đã phát huy hiệu quả nhất định.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng đều và ổn định. Điều này góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, duy trì sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán; hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước giải quyết khó khăn về vốn; nâng cao năng lực quản trị và tính minh bạch trong hoạt động doanh nghiệp, đồng thời củng cố nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Qua đó, tăng cường khả năng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và chủ động trong quản lý điều hành kinh tế của Chính phủ.
Do tác động của dịch COVID- 19, thời gian vừa qua nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng cao và có sự phát triển ổn định.
Tại một số thời điểm, thị trường cũng có sự rung lắc mạnh và giảm điểm. Một số nhà đầu tư bán ròng vì có tâm lý lo ngại về suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch.
Nhiều chuyên gia phân tích đầu tư cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Dòng tiền đầu tư toàn cầu sẽ thường chú ý đến những thị trường cận biên hoặc mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Việt Nam là một trong những điểm đầu tư đầy hứa hẹn thời gian tới với các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện thể chế và thực hiện kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Đây là những tiền đề cơ sở rất tin cậy để tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh sau đại dịch.
Nói về công ty có nguồn vốn nước ngoài dồi dào không thể không kể đến công ty cổ phần PGT Holdings (Sàn HNX: mã PGT). Không chỉ được dẫn dắt bởi CEO Nhật Bản tài năng Kakazu Shogo, PGT còn có rất nhiều mối quan hệ tiềm năng với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, tuần qua PGT đã xuất sắc lọt top 10 nước ngoài mua ròng nhiều nhất ngày 19/01/2022 (HNX):
PGT lọt top 10 nước ngoài mua ròng nhiều nhất ngày 19/01/2022 (HNX)
Dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, cổ phiếu PGT Holdings (HNX: PGT) là một mã cổ phiếu lý tưởng cho các nhà đầu tư.
Trong 250 ngày giao dịch của năm 2021, từ ngày 4/1/2021 cổ phiếu PGT ghi nhận với những con số ấn còn được thể hiện qua giá trị của cổ phiếu. Bắt đầu phiên giao dịch đầu năm 4/1/2021 giá cổ phiếu của PGT là chỉ khiên tốn 2,900 VNĐ, đến ngày 31/12/2021, giá cổ phiếu 11,400 VNĐ, biến động giá 8,500 VNĐ, tăng xấp xỉ 3.93 lần (393.1%). Giá đóng cửa cao nhất 16,000 VNĐ (15/09/2021), khối lượng giao dịch có bước đột phá vào ngày 15/9/2021 là 799,548 cổ phiếu. Trung bình các phiên giao dịch cổ phiếu PGT giao dịch thành công 44,081 cổ phiếu. Kết phiên ngày 25/01/2022, PGT có giá 10.000 VND.
Bên cạnh đó, khép lại năm 2021, thông tin PGT Holdings tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát cũng là bước đệm vững chắc trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin PGT Holdings đã thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát.
Cụ thể, ngày 29/12/2021 vừa qua, PGT Holdings đã thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát thêm 6,550,000,000 VNĐ. Theo ghi nhận vốn điều lệ hiện tại của Vĩnh Đại Phát là 19,000,000,000 VNĐ, sau khi được tăng vốn là 25,550,000,000 VNĐ.
Với những bước đi đường dài cùng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn, 2 ngày sau Ban quản trị của công ty đã ban hành nghị quyết, ngày 31/12/2021, PGT Holdings tiếp tục thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát thêm 6,400,000,000 VNĐ nữa. Tăng số vốn điều lệ hiện tại từ 25,550,000,000 VNĐ lên thành 31,950,000,000 VNĐ. Chính vì thế số vốn điều lệ của Vĩnh Đại Phát đã lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000 VND. Mong rằng mở đầu năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch chuẩn bị cho việc bắt đầu niêm yết lên sàn.
Thông tin PGT Holdings đã thông qua tăng vốn điều lệ cho công ty con công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát.
Đúng như những gì thông tin PGT Holdings đã cung cấp cho các nhà đầu tư, năm 2022 PGT sẽ có những bước đi chiến lược đã được lên kế hoạch trước, những dự án ấp ủ M&A sẽ dần được hé lộ. Điều đó chứng minh một lần nữa, PGT Holdings luôn minh bạch trong mọi thông tin công bố tới các nhà đầu tư từ thông tin tài chính đến những dự án đã và đang được thực hiện. Để từ đó bức tranh về hoạt động kinh doanh của công ty được các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn sinh lời hiệu quả.
Đặc biệt PGT Holdings còn bật mí sắp tới doanh nghiệp sẽ tiếp tục chào đón thêm một cổ đông lớn người Nhật Bản nữa rót vốn vào để phát triển công ty hơn nữa. Vì thế đó là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, rót vốn vào PGT Holdings để sinh lời, ăn lên làm ra trong thời gian tới. PGT Holdings tin rằng, một bức tranh tài chính với những chỉ số kế toán tích cực sẽ giúp PGT Holdings phát triển "nhảy vọt" trong năm 2022.
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.