Trong phiên ngày 23/9/2022, VN-Index giảm 11.42 điểm, kết phiên ở mức 1,203.28 điểm; HNX-Index giảm 1.2 điểm, dừng ở mức 264.44 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index giảm 30.75 điểm (-2.49%); HNX-Index giảm 8.44 điểm (-3.09%).
 Ngày đăng: 26/09/2022

Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 452 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 4.1% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 59 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 3.08% so với tuần giao dịch trước (Từ 12/9 – 16/9/2022)

Nối dài chuỗi giảm điểm trước đó, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần giao dịch ảm đạm. Các chỉ số chính trên thị trường đồng loạt giảm mạnh. VN-Index lao dốc ngay phiên giao dịch đầu tuần với mức giảm gần 29 điểm với hầu hết các nhóm ngành cùng hiện sắc đỏ.

Thực trạng nền kinh tế toàn cầu.

Người đứng đầu FedEx nhận định rằng khi việc kinh doanh của FedEx sụt giảm, đồng nghĩa với việc nền kinh tế thế giới cũng đang gặp khó khăn. (Tập đoàn FedEx là công ty giao nhận kho vận Hoa Kỳ)

Hoạt động vận tải, vận chuyển hàng hoá luôn là một chỉ dấu về sức khoẻ của nền kinh tế. Tổng giám đốc công ty vận chuyển hàng hoá quốc tế FedEx vừa đưa ra nhận định nền kinh tế toàn cầu đang bước vào thời kỳ suy thoái.

Nhận định được đưa ra sau khi doanh thu quý đầu tiên của công ty dự kiến chỉ đạt 23,2 tỷ USD, thấp hơn kỳ vọng. Giám đốc FedEx cho biết, công việc của những đơn vị vận chuyển như là công cụ phản ánh tình hình kinh doanh của nhiều ngành khác. Do đó, khi việc kinh doanh của FedEx sụt giảm, đồng nghĩa với việc nền kinh tế thế giới cũng đang gặp khó khăn.

Lượng vận chuyển toàn cầu sụt giảm khiến kết quả kinh doanh của FedEx không được như kỳ vọng, bất chấp việc công ty nhận định rằng nhu cầu sẽ tăng lên sau khi các nhà máy ở Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi dỡ bỏ phong tỏa sau đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó thị trường chứng khoán cũng ghi nhận sự lao dốc sau quyết định tăng lãi suất của Fed. Cụ thể, chứng khoán toàn cầu lại vừa trải qua một phiên giao dịch ảm đạm trong ngày 23/9 khi toàn bộ các chỉ số chính ở thị trường chứng khoán Mỹ, Canada và châu Âu đều ngập trong sắc đỏ, do giới đầu tư lo ngại kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái sau một loạt quyết định tăng mạnh lãi suất của ngân hàng trung ương các nước.

Trên thị trường Phố Wall, cả 3 chỉ số chính tiếp tục xu hướng lao dốc của các phiên giao dịch trước đó khi chỉ số Dow Jones giảm 1,6% xuống còn 29.590,41 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 1,7% xuống 3.693,23 điểm và chỉ số Nasdaq giảm mạnh nhất 1,8% xuống 10.867,93 điểm.

Tính trong cả tuần, các chỉ số này lần lượt để mất 4%, 4,6% và 5,1% giá trị.

Hiện chỉ số Dow Jones đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, trong khi chỉ số S&P 500 tiệm cận mức đáy thiết lập hôm 17/6 vừa qua.

Kinh tế Việt Nam trước những bối cảnh điều chỉnh của toàn cầu

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã vượt qua được những biến động bất lợi toàn cầu để đạt mức tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm nay.

Thông tin trên là nhận định trong báo cáo cập nhật toàn cầu của nhiều định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Rất nhiều những cụm từ ấn tượng được nhắc đến khi nói về sự phục hồi kinh tế Việt Nam như tăng trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ, tự cường hay vượt bậc ngoài dự báo... Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 7 - 7,5% và trở thành quốc gia duy nhất tại châu Á được Quỹ Tiền tệ quốc tế nâng dự báo tăng trưởng.

Ông Francois Painchaud - Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao sự phục hồi ấn tượng của Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19. Sức bật này có được là nhờ sự điều hành linh hoạt, ứng phó trong đại dịch, tăng tốc trong chiến dịch phòng chống COVID-19, cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng các chương trình hỗ trợ nền kinh tế cho giai đoạn phục hồi sau đó. Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á và ASEAN mà chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng".

"Ngay từ quý II chúng tôi đã thấy sức bật của nền kinh tế, nhất là khu vực sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thế mạnh như tiêu dùng, các ngành hàng dệt may, nông nghiệp phục vụ xuất khẩu", ông Andrea Coppla - Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá.

Ông Bill Winters - Tổng Giám đốc toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered cho hay: "Cơ bản chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc điều hành để giữ mặt bằng giá cả trong nước, không hình thành mặt bằng giá mới, cùng với đó là nguồn cung hàng hoá dồi dào, tránh sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi các quốc gia đang phát triển và mới nổi ở châu Á đang phải trải qua cú sốc này rất lớn".

"Việt Nam là một quốc gia ổn định, nhà đầu tư có thể tin tưởng rằng, các khoản đầu tư của họ sẽ được bảo vệ trước những thay đổi đột ngột về kinh tế hoặc chính trị. Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) hàng quý của EuroCham khảo sát cho thấy các thành viên rất tựu tin về môi trường kinh doanh của Việt Nam", ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam cho biết.

Kiểm soát lạm phát giúp phục hồi sản xuất

Từ đầu năm đến nay, nhiều đối tác kinh tế lớn của Việt Nam đã phải đối mặt với áp lực tăng chỉ số giá tiêu dùng. Lạm phát của khu vực đồng Euro đến tháng 7 lập kỷ lục tăng 8,9%. Thái Lan tăng 7,61% và Hàn Quốc tăng 6,3%...

Việt Nam cũng đã phải chịu sức ép rất lớn do là nền kinh tế có độ mở lớn. Chính phủ đánh giá nhờ có nghệ thuật điều hành, nhãn quan chính trị, hiểu biết tâm lý xã hội và bình tĩnh trước các ý kiến khác nhau nên lạm phát đã được kiểm soát tốt, tạo nền tảng cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất và dồn sức tăng trưởng trong giai đoạn nước rút cuối năm.

Chỉ trong thời gian ngắn, giá nguyên, nhiên vật liệu và hàng hóa thiết yếu liên tục thay đổi, biến động khó lường. Tuy nhiên, những giải pháp quyết liệt và kịp thời đã giúp bình ổn giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm - những nhóm mặt hàng đóng góp tới 80 - 90% vào chỉ số CPI ở Việt Nam.

Trong bối cảnh áp lực lạm phát trên toàn thế giới tăng, đồng USD liên tục tăng giá, đã khiến không ít doanh nghiệp lo lắng. Nhưng việc tỷ giá được kiểm soát ổn định trong thời gian qua đã giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn này.

Chủ tịch Quốc hội: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, "bất biến’’ để ứng với "vạn biến’’.

Sáng 18/9, phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế-xã hội Việt Nam 2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia, mọi quyết sách của Quốc hội đều phải sát hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế, phải dựa trên cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và luận cứ khoa học vững chắc.

Đặc biệt, tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15, quyết định sử dụng gói chính sách tài khóa, tiền tệ 347.000 tỷ đồng (khoảng 15 tỷ USD) trong 2 năm 2022-2023 để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội.

Với Nghị quyết 43/2022/QH15, Quốc hội đã thể chế hóa rất kịp thời Kết luận của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, cùng với các Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án quan trọng quốc gia ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã tạo nên động lực, nguồn lực, niềm tin rất đúng lúc, kịp thời và mạnh mẽ, đồng thời hỗ trợ tích cực, thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội không chỉ trong năm 2022 mà cho cả nhiệm kỳ 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Chính nhờ các quyết sách đúng đắn, kịp thời của Trung ương, Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục ổn định và đạt được những kết quả rất tích cực, quan trọng. Sau khi giảm sâu nhất trong quý III/2021 (âm 6,02%), kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP, tăng trưởng từng bước phục hồi từ quý IV/2021 và phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm 2022 đến nay.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ với nhiều điểm sáng: dịch bệnh được kiểm soát; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tốt; hoạt động bán lẻ phục hồi mạnh; xuất nhập khẩu tăng trưởng tích cực, cán cân thương mại xuất siêu gần 4 tỷ USD; giải ngân FDI khả quan; thu ngân sách đạt khá nhờ kinh tế phục hồi; lạm phát thấp, lãi suất, tỷ giá chịu áp lực tăng song vẫn trong tầm kiểm soát; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân tiếp tục phục hồi.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn; việc giữ vững, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô mà nói rộng hơn là nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội còn rất nhiều thách thức, như rủi ro, thách thức do suy giảm kinh tế, bất ổn tài chính trên thế giới: Dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại và diễn biến phức tạp; nguy cơ dịch đậu mùa khỉ xâm nhập; Bất ổn gia tăng đối với thương mại và thị trường tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến khả năng phục hồi, đặc biệt đối với những nghành thiếu nguyên liệu, phụ kiện do gián đoạn chuỗi cung ứng…

Bên cạnh đó, một số cấu phần của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai còn chậm, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhất là việc giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; gói hỗ trợ lãi suất qua ngân hàng thương mại; cấu phần đầu tư cơ sở hạ tầng (quy mô 113.000 tỷ đồng) vốn kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho phục hồi kinh tế, song vừa mới được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua danh mục dự án cuối tháng 8/2022 chủ yếu do chậm trễ, khó khăn trong chuẩn bị đầu tư...

Ngoài ra, giải ngân đầu tư công còn chậm và vẫn là điểm nghẽn; Lạm phát tăng chậm lại song vẫn duy trì ở mức cao và áp lực tăng trở lại khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường; Nợ xấu tiềm ẩn, xử lý các tổ chức tín dụng, ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại hệ thống tài chính - ngân hàng còn nhiều thách thức, khó khăn; thị trường tiền tệ, chứng khoán, thị trường bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro, phát triển thiếu lành mạnh, bền vững.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu, nhất là do kinh tế nước ta có độ mở rất lớn và tình hình thế giới, khu vực luôn có biến động bất thường, khó dự báo.

Đặc biệt, trước những diễn biến có phần bất lợi trên thị trường quốc tế, chiều ngày 22/9, NHNN Việt Nam đã quyết định tăng 100 điểm cơ bản đối với một loạt các lãi suất điều hành chủ chốt, trong đó lãi suất tái cấp vốn tăng từ mức 4% lên 5%, lãi suất tái chiết khấu tăng từ mức 2,5% lên 3,5% và trần lãi suất cho vay qua đêm và thanh toán bù trừ tăng từ 5% lên 6%. Các mức lãi suất mới sẽ chính thức áp dụng từ ngày 23/9/2022.

Với góc nhìn là một nhà đầu tư nước ngoài cùng với mã PGT trên HNX là một gợi ý tìm hiểu, chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của thị trường tài chính, đặc biệt là tại TTCK và những chính sách của chính phủ Việt Nam CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo đưa ra chia sẻ:

"Hành động trên của NHNN Việt Nam là tương đối quyết liệt và kịp thời trước những thay đổi nhanh chóng trên thị trường tài chính quốc tế. Nó là 1 giải pháp vô vùng hiệu quả trong bối cảnh của thị trường hiện nay.

Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.

photo-1664116505464

Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn."

PGT Holdings_Nỗ lực cho sự "Phát triển bền vững’ của doanh nghiệp

Chủ đề được đề cập phần lớn hiện nay của các doanh nghiệp chính là nền tảng để các nhà đầu tư giải ngân trong giai đoạn TTCK như hiện nay. Và một trong những vấn đề đó chính là ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp.

photo-1664116508752

Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

photo-1664116510641

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Các dự án hợp tác vô cùng khả quan

CTCP PGT Holdings ký kết hợp đồng với CT TNHH IT-Communications Việt Nam

Sự kiện PGT HOLDINGS đã ký kết hợp tác chiến lược với IT-Communications Việt Nam như một nền tảng vững chắc trong hoạt động số 4.0 của PGT Holdings. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đa quốc gia hệ thống Call Center của IT-Communications Việt Nam sẽ được sử dụng hiệu quả trong việc kinh doanh trong nước và nước ngoài của các công ty khách hàng.

photo-1664116512840

Thông qua sự hợp tác của hai công ty, bắt nhịp với xu thế quản lý và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn số hoá mới của các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ bằng cách đẩy mạnh kinh doanh và dịch vụ khách hàng hướng đến các công ty Nhật Bản cho các công ty khách hàng tại Việt Nam của đôi bên.

PGT Holdings hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow".

Cụ thể, PGT Holdings bắt tay hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.

photo-1664116515136

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

PGT Holdings hợp tác cùng đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.

PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

photo-1664116517189

Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Khép lại phiên giao dịch ngày 23/9/2022, mã PGT đang giao dịch trong khoảng giá 5,000 – 10,000 VNĐ, ghi nhận những dấu hiệu phục hồi nhẹ trước những diễn biến điều chỉnh mạnh của TTCK. Do đó, mã PGT trên sàn HNX chính là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024