Tình hình kinh tế – xã hội quý II/2022 của nước ta có nhiều khởi sắc. Thị trường lao động việc làm của Việt Nam quý II/2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi.
 Ngày đăng: 25/07/2022

Lực lượng lao động, số người có việc làm quý II/2022 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước ở cả ba khu vực kinh tế. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Bối cảnh chung của thị trường lao động Việt Nam

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 06/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định sau hơn hai năm đại dịch, cùng với tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na, hoạt động kinh tế toàn cầu giảm mạnh, tăng trưởng dự kiến chỉ đạt 2,9% năm 2022, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 01/2022.

Hoạt động kinh tế của các nền kinh tế phát triển bị kìm hãm do giá năng lượng tăng, điều kiện tài chính kém thuận lợi và gián đoạn chuỗi cung ứng. Do đó, tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ giảm xuống gần một nửa, từ 5,1% năm 2021 xuống còn 2,6% năm 2022, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 01/2022. Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng được dự báo sẽ giảm khoảng một nửa trong năm nay, từ mức 6,6% năm 2021 xuống còn 3,4% năm 2022, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 01/2022.

 

Về lĩnh vực lao động việc làm, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), công cuộc phục hồi của thị trường lao động toàn cầu đang bị đe dọa bởi những cuộc khủng hoảng đang diễn ra đồng thời và có tác động lẫn nhau, gia tăng bất bình đẳng. Sau khi đạt được những thành tựu đáng kể trong quý IV/2021, số giờ làm việc trên toàn cầu của quý I/2022 giảm, thấp hơn 3,8% so với quý IV/2019, tương đương với mức thâm hụt 112 triệu việc làm toàn thời gian. Dự báo mới nhất của ILO cho thấy mức giờ làm việc dự kiến trong quý II/2022 thấp hơn 4,2% so với mức trước đại dịch, tương đương với 123 triệu việc làm toàn thời gian.

 

Trong nước, nhờ các giải pháp ứng phó linh hoạt cùng với nỗ lực không ngừng nhằm phục hồi và phát triển kinh tế của toàn hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, đại dịch Covid-19 được kiểm soát, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường như trước khi có dịch Covid-19 xuất hiện.

Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm

Nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đã có hiệu quả rõ rệt đối với thị trường lao động Việt Nam. Lực lượng lao động tăng nhanh. Số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19 giảm mạnh.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II/2022 là 51,6 triệu người, tăng hơn 0,4 triệu người so với quý trước và tăng gần 0,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng (lần lượt tăng 0,3 triệu người và 0,1 triệu người), lực lượng lao động nữ tăng nhiều hơn so với lực lượng lao động nam (0,3 triệu lao động của nữ so với gần 0,2 triệu lao động của nam). So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng ở khu vực thành thị (tăng 0,6 triệu người) và giảm nhẹ ở nông thôn (0,06 triệu người).

Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định, bền vững - Ảnh 1.

Đơn vị tính: Triệu người

Lực lượng lao động theo quý, giai đoạn 2020 – 2022

Số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động trong quý II/2022 đạt gần 45,0 triệu người, tăng 856,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,9%) so với quý trước và tăng 1,0 triệu người (tương ứng tăng 2,3%) so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng lao động có việc làm trong độ tuổi tăng cao hơn so với tốc độ tăng chung của lao động từ 15 tuổi trở lên, điều này cho thấy những dấu hiệu rất tích cực của thị trường lao động.

So với quý trước, số lao động trong độ tuổi có việc làm tăng ở hầu hết các vùng kinh tế-xã hội. Trong đó, tăng nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (tăng 379,4 nghìn người, tương ứng tăng 7,5%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (tăng 222,9 nghìn người, tương ứng tăng 2,3%), Đông Nam Bộ (tăng 155,1 nghìn người, tương ứng tăng 1,6%).

Thị trường lao động việc làm đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ của quý trước. Phương thức tiếp cận ngăn chặn đại dịch linh hoạt, chính sách mở cửa hoàn toàn du lịch cùng các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 là yếu tố chính làm tươi sáng hơn bức tranh thị trường lao động việc làm của Việt Nam trong quý II/2022.

Lao động trong khu vực dịch vụ tiếp tục khởi sắc sau mức giảm chạm đáy vào quý III/2021

Trong quý II/2022, lao động có việc làm trong ngành dịch vụ là 19,8 triệu người, tăng 429,8 nghìn người so với quý trước. Đây là quý thứ 3 liên tiếp kể từ sau mức giảm chạm đáy vào quý III/2021, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận mức tăng mạnh mẽ về số người tham gia làm việc trong khu vực dịch vụ. Trong 3 quý gần đây nhất, bình quân mỗi quý, khu vực này đón nhận thêm gần 900 nghìn lao động, cao hơn rất nhiều so với mức tăng của 2 khu vực còn lại Nông, lâm nghiệp, thủy sản và Công nghiệp, xây dựng.

Chính sách mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/03/2022 là cú hích quan trọng giúp lao động trong khu vực dịch vụ dần lấy lại được trạng thái ban đầu khi chưa xuất hiện đại dịch, tạo cơ sở cho đà tăng trưởng và phát triển. Một số ngành thuộc khu vực Dịch vụ tăng cao như: ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (tăng 201,3 nghìn người so với quý trước và tăng 341,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước); Hoạt động dịch vụ khác tăng 94,8 nghìn người so với quý trước và tăng 47,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 91,4 nghìn người so với quý trước và tăng 24,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường lao động có dấu hiệu tăng trưởng một cách bền vững

Trong quý II/2022, số người có việc làm phi chính thức là 21,4 triệu người, tăng 54,5 nghìn người so với quý trước và tăng 499,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Số người có việc làm chính thức trong quý này là 17,1 triệu người, tăng 449,3 nghìn người so với quý trước và tăng 1,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với cả quý trước và cùng kỳ năm trước, số người có việc làm trong khu vực chính thức tăng cao hơn nhiều so với số người có việc làm trong khu vực phi chính thức. Điều này minh chứng rằng thị trường lao động đã phục hồi và có tính chất bền vững.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức, phi hộ nông lâm nghiệp và thủy sản quý II/2022 là 55,6%, giảm 0,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 47,5%, giảm 0,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 62,3%, giảm 0,6 điểm phần trăm so với với quý trước và giảm 2,4 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân của người lao động quý II tiếp tục ghi nhận mức tăng so với quý trước, điều này khác với xu hướng bình thường như quan sát được qua nhiều năm nhưng là dấu hiệu tích cực khẳng định sự tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II/2022 đạt 6,6 triệu đồng, tăng 206 nghìn đồng so với quý I/2022.

Quan sát thu nhập bình quân của người lao động theo từng quý trong những năm gần đây, kể cả những năm chưa chịu tác động của đại dịch Covid-19, có thể thấy, biến động thu nhập của người lao động trong quý II so với quý I năm nay khác với xu hướng thường thấy của các năm trước. Trong các năm từ 2019 đến 2021, thu nhập lao động quý II thường giảm so với quý I do các khoản thu nhập phụ trội bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán thường được chi trả chủ yếu trong quý I.

Ngược lại, trong năm nay, thu nhập bình quân của người lao động trong quý II không chứng kiến sự sụt giảm so với quý trước như mọi năm mà tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng dương so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ. So với cùng kỳ năm 2021, khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, thu nhập bình quân của người lao động quý II năm nay có tốc độ tăng trưởng khá, tăng 8,9%, tương ứng tăng khoảng 542 nghìn đồng; so với cùng kỳ năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7%, tương ứng tăng gần 1,1 triệu đồng. Đời sống của người lao động đang dần trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện.

Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định, bền vững - Ảnh 2.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thu nhập bình quân tháng của lao động các quý I, II, giai đoạn 2019-2022

Bàn về cơ hội kinh doanh trên TTCK, kết thúc phiên giao dịch phiên ngày 22/7, VN-Index giảm 3,71 điểm xuống 1.194,76 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 478 triệu đơn vị, tương ứng gần 10.869 tỷ đồng. Toàn sàn có 182 mã tăng giá, 279 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 0,74 điểm lên 288,83 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 63,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.221,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 83 mã tăng giá, 106 mã giảm giá và 58 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 0,28 điểm xuống 88,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 62,8 triệu đơn vị, tương ứng hơn 802,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 196 mã tăng giá, 145 mã giảm giá và 89 mã đứng giá.

Khối ngoại phiên hôm nay mua ròng hơn 412 tỷ đồng trên toàn thị trường. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 377,72 tỷ đồng trên HOSE và 1,55 tỷ đồng trên HNX. Khối ngoại cũng mua ròng 33,65 tỷ đồng trên UPCOM.

Doanh nghiệp PGT Holdings nỗ lực phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam và Nhật Bản

PGT Holdings (HNX: PGT) kinh doanh trên các lĩnh vực Mua bán & Sáp nhập, Thuê ngoài nhân sự, Tài chính vi mô và Xuất khẩu lao động. Với những thế mạnh và kinh nghiệm lâu năm trên cả 2 thị trường Việt Nhật, PGT Holdings đã xúc tiến thành công nhiều thương vụ hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước.

Ngay cả trong giai đoạn đại dịch diễn ra, doanh nghiệp này vẫn tích cực thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường Việt Nam. Một trong số đó là sự thành công của hội thảo "Đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Corona" được tổ chức vào tháng 08/2021 tại Tokyo Nhật Bản.

PGT Holdings cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời tạo cơ hội việc làm uy tín, thu nhập cao cho người lao động Việt muốn phát triển tại đất nước mặt trời mọc.

Song song với các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, kết quả kinh doanh của PGT Holdings và 3 công ty con tại Việt Nam, Myanmar, Nhật Bản đều đạt được kết quả tích cực. Trong năm 2021, mã cổ phiếu PGT nổi bật trên sàn chứng khoán khi có những bước nhảy vọt về giá trị và thanh khoản.

Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định, bền vững - Ảnh 3.

Ông Đoàn Tấn Bửu và ông Kakazu Shogo trong buổi gặp gỡ ông Tomikawa Moritake, Phó Thống đốc tỉnh Okinawa (29/11/2019).

Trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ hỗ trợ PGT Holdings xúc tiến đầu tư tại Đồng Tháp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách đầu tư đối với các đơn vị, doanh nghiệp do PGT Holdings giới thiệu đến Đồng Tháp đầu tư. Phía PGT Holdings cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh Okinawa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương giữa hai tỉnh.

Tại buổi góp mặt, UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty PGT Holdings thống nhất hợp tác toàn diện về giáo dục và đào tạo; nông nghiệp và năng lượng, cùng nhau thúc đẩy hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế của hai bên.

Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định, bền vững - Ảnh 4.

PGT Holdings đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…

Trong lĩnh vực giáo dục, PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.

Với những nỗi lực thông qua các dự án hợp tác quốc tế PGT Holdings tin rằng doanh nghiệp sẽ bứt phá trong thời gian tới.

photo-1658667829168

Thống kê giao dịch của mã PGT.

Đóng cửa giao dịch ngày 22/7/2022, mã PGT đang giao dịch trong khoảng giá 5,500 – 10,000 VNĐ.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Bài viết liên quan

Đề xuất giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn quan trọng để nâng hạng TTCK

Kết phiên giao ngày 28/3, VN-Index tăng 7,09 điểm (0,55%), lên mức 1290,18 điểm; VN30-Index dừng ở mức…
 29/03/2024

Tăng cường tính công khai minh bạch để doanh nghiệp huy động vốn thành…

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/3, VN-Index tăng 0,88 điểm (0,07%), lên mức 1283,09 điểm; HNX-Index…
 28/03/2024

Cẩn trọng để tránh rủi ro khi mua sắm trực tuyến

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/3, VN-Index tăng 14,35 điểm (1,13%), lên mức 1282,21 điểm; VN30-Index…
 27/03/2024

VN- Index cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3, VN-Index giảm 13,94 điểm (1,09%), về mức 1267,86 điểm; HNX-Index…
 26/03/2024

Bất động sản được dự đoán đang vào chu kỳ tăng mới?

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/3, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 5,38 điểm, dừng lại ở mức 1281,8 điểm.…
 25/03/2024

M&A và IPO (Từ 18/3 - 22/3): Nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì nắm giữ…

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/3, VN-Index tăng 5,38 điểm (0,42%), lên mức 1281,8 điểm; HNX-Index…
 23/03/2024

Thị trường IPO trong thời gian tới sẽ diễn ra như thế nào?

Đóng cửa phiên ngày 21/3, VN-Index dừng ở mức 1276,42 điểm, tăng 16,34 điểm (1,3%); VN30-Index dừng…
 22/03/2024

Thúc đẩy phát triển xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/3, VN-Index tăng 17,62 điểm (1,42%), lên mức 1260,08 điểm; HNX-Index…
 21/03/2024

Triển vọng phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/3, VN-Index giảm 1,1 điểm (0,09%), xuống mức 1242,46 điểm; VN30-Index…
 20/03/2024

Định hướng vị thế mới của TTCK Việt Nam

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/3, VN-Index giảm 20,22 điểm (1,6%), về mức 1243,56 điểm; HNX-Index…
 19/03/2024

Dòng tiền đầu tư đang diễn biến như thế nào trong tháng 3?

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/3, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,48 điểm, dừng lại ở mức 1263,78 điểm.…
 18/03/2024

M&A và IPO (Từ 11/3 - 15/3): Cơ hội mua gom hay tiếp tục chốt lời cổ phiếu?

M&A và IPO (Từ 11/3 - 15/3): Cơ hội mua gom hay tiếp tục chốt lời cổ phiếu?Thị trường nghiêng về bên…
 16/03/2024