Ngày 24/09/2021, ĐHĐCĐ thường niên 2021 của CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) đã diễn ra thành công tốt đẹp thông qua phương thức tổ chức trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến khá phức tạp.
 Ngày đăng: 27/09/2021

Theo Chủ tọa Đại hội, ông Kakazu Shogo - Tổng Giám đốc PGT Holdings, số lượng đại biểu tham dự Đại hội đại diện cho 5,782,998 cổ phần có quyền biểu quyết, chiếm hơn 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PGT Holdings… và các vị khách mời khác.

Cổ đông cũng như các nhà đầu tư quan tâm cổ phiếu PGT rất phấn khởi khi năm 2021, dù vẫn còn nhiều khó khăn do dịch bệnh hoành hành nhưng PGT vẫn đạt được những kết quả khả quan. Theo BCTC 6 tháng đầu năm 2021 được kiểm toán của PGT, có thể thấy công ty có lợi nhuận tăng trưởng dương, tổng tài sản có giá trị cao và quy mô hoạt động lớn. Tuy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Điểm qua hoạt động của công ty con BMF (Myanmar) cho thấy trích lập dự phòng cho công ty con BMF (Myanmar) đã giảm do tình hình chính trị tại Myanmar đã ổn định hơn, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm so với đầu năm. Rủi ro về tín dụng không có do các khoản phải thu khách hàng thường xuyên được theo dõi, các phân tích về khả năng lập dự phòng được thực hiện tại ngày lập báo cáo trên cơ sở từng khách hàng đối với các khách hàng lớn.

Thời điểm hiện tại, PGT cho rằng mức độ tập trung rủi ro đối với việc trả nợ là không có, công ty có khả năng thanh toán nợ đến hạn nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và tiền thu từ các tài sản tài chính đáo hạn. Về rủi ro thanh khoản, PGT giám sát rủi ro bằng việc duy trì tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức mà Ban TGĐ cho là đủ để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động kinh doanh của công ty để giảm thiểu những ảnh hưởng của việc thay đổi các luồng tiền. Từ kết quả BCTC, có thể thấy PGT đang vượt qua được giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh và bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định để tập trung phát triển các dự định mới.

Hội đồng quản trị PGT Holdings cũng đã trình và được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc sửa đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi điều lệ Công ty cụ thể như sau:

Thông qua việc tăng các ngành nghề kinh doanh của PGT theo danh sách ngành nghề tăng dưới đây:

Các cổ đông cũng đặc biệt quan tâm đến kế hoạch kinh doanh trong tương lai của PGT khi công ty định hướng sẽ xây dựng 1 platform chuyên về Mua bán và Sáp nhập (M&A) và muốn theo đuổi chiến lược Tenbagger (Phát triển gấp 10 lần như các công ty Fintech). Với tình hình chính trị ngày càng được kiểm soát tại Myanmar, PGT cũng đã sẵn sàng để củng cố và mở rộng hoạt động dịch vụ tài chính của công ty con BMF. Ngoài ra, việc phát hành 2,000,000 cổ phiếu riêng lẻ nếu thành công, PGT sẽ thu được 85% từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Không khí Đại hội sôi nổi, mới mẻ khi lần đầu tiên PGT tổ chức Đại hội đồng cổ đông trực tuyến do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên khắp cả nước vẫn còn đang hoành hành phức tạp. Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 đã kết thúc thành công tốt đẹp, đạt được sự thông qua 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.

Thông tin doanh nghiệp:

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar - Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới đang gánh chịu những tác động lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2019, tuy nhiên, Công ty đã lên kế hoạch kinh doanh nhằm cải thiện lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước tiên, PGT cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực M&A. Với BMF, PGT đang lên kế hoạch trong tương lai sẽ thực hiện cho vay tài chính như cho vay bằng điện thoại thông minh, để có thể mở rộng phạm vi cho vay trên toàn thành phố Yangon khi Myanmar bình thường hóa trở lại. Việc này có thể mở rộng đáng kể mục tiêu và giúp việc liên kết các dịch vụ với doanh nghiệp phi tài chính trở nên dễ dàng.

Đối với hoạt động trong nước, Công ty con Vĩnh Đại Phát hiện đang thu mua hoạt động kinh doanh di động và công nghệ và sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để sẵn sang hiện đại hóa và hợp tác phát triển với các ông lớn trên thế giới, Việt Nam đang cho thấy sự hấp dẫn không giới hạn của quốc gia về đầu tư và mở rộng kinh doanh, qua đó việc đầu tư vào công ty M&A là PGT Holdings là rất cần thiết và có tiềm năng lớn trong tương lai.

Bài viết liên quan

Tăng trưởng xanh phát triển bền vững là yêu cầu và xu thế

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 19/04/2024

Niềm tin dần trở lại với thị trường bất động sản trong thời gian tới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 18/04/2024

Triển vọng thị trường Fintech Việt Nam

Đóng cửa phiên phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index dừng ở mức 1215,68 điểm, giảm 0,93 điểm (0,08%) trong…
 17/04/2024

Thị trường chứng khoán đang diễn biến như thế nào?

Kết phiên giao dịch ngày 15/4, chỉ số VN-Index đã dừng ở mốc 1216,16 điểm với mức giảm gần 60 điểm (59,99…
 16/04/2024

Thị trường có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4

Chỉ số VN-Index kết phiên giao dịch ngày 12/4, tăng 18,40 điểm, đạt 1276,6 điểm. Độ rộng của thị trường…
 15/04/2024

M&A và IPO (Từ 8/4 - 12/4): Nhà đầu tư lưu ý giao dịch khi cổ phiếu phân…

VN-Index kết phiên ngày 12/4 với đà tăng mạnh 18,4 điểm (1,46%), lên mức 1276,6 điểm; HNX-Index tăng…
 13/04/2024

Dự báo yếu tố tác động đến CPI năm 2024

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/4, VN-Index dừng ở mức 1258,2 điểm, xuống 0,36 điểm (0,03%); VN30-Index…
 12/04/2024

Lao động Việt Nam đang thu hút doanh nghiệp nước ngoài

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/4, VN-Index giảm 4,26 điểm (0,34%), về mức 1258,56 điểm; HNX-Index…
 11/04/2024

Nhà đầu tư có nên rót vốn vào BĐS ở thời điểm này?

Khép lại phiên giao dịch ngày 9/4, VN-Index đóng cửa tăng 12,47 điểm (1,00%), lên mức 1262,82 điểm.…
 10/04/2024

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh

Kết phiên, VN-Index giảm 4,76 điểm (0,38%), về mức 1250,35 điểm; HNX-Index giảm 1,6 điểm (0,67%), về…
 09/04/2024

Doanh nghiệp FDI tăng đầu tư theo tiêu chí "xanh"

Đóng cửa phiên ngày 5/4, VN-Index giảm 13,14 điểm (1,04%), xuống mức 1255,11 điểm; VN30-Index dừng tại…
 08/04/2024

M&A và IPO (Từ 1/4 - 5/4): TTCK giữ tâm lý thận trọng

Đóng cửa phiên ngày 5/4, VN-Index giảm 13,14 điểm (1,04%), xuống mức 1255,11 điểm; VN30-Index dừng tại…
 08/04/2024