Đặc điểm của Stablecoin
Đây là một loại tiền điện tử mã hóa, được phát triển trên blockchain và có cơ chế để đảm bảo giá trị luôn trong trạng thái ổn định. Trong đó, tính "ổn định" ở đây được đảm bảo bằng cách neo giá trị vào một tài sản ổn định khác như vàng hoặc tiền pháp định (fiat) - hầu hết là neo theo USD.
Vai trò của stablecoin
Stablecoin là một loại tiền điện tử mã hóa, do đó nó thừa hưởng đầy đủ các tính chất như tính phi tập trung, bảo mật cao và được bảo trợ, kiểm soát nghiêm ngặt.
Đối với các nhà đầu tư tiền số nhỏ lẻ, họ có thể giao dịch chuyển tài khoản sang stablecoin để tránh các đợt biến động mạnh của thị trường tiền mã hóa mà không cần chuyển sang fiat. Hay nói cách khác, stablecoin đóng vai trò là nơi trú ẩn an toàn ngay khi thị trường đang manh nha hoặc đã xuất hiện những biến động nhất định.
Đối với các doanh nghiệp, stablecoin có thể xem là một phương thức thanh toán thay thế cho các phương thức truyền thống - khi các đồng tiền mã hóa thông thường, có tính phi tập trung, nhưng lại biến động rất nhanh, rất mạnh và khó lường.
Phân loại của stablecoin
Hiện tại, có thể chia các stablecoin ra làm ba loại chính: stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định (fiat), stablecoin được đảm bảo bởi tiền mã hóa (crypto) và stablecoin "thuật toán".
Các stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định (fiat)
Về stablecoin đảm bảo bằng tiền fiat, chúng sẽ được bảo chứng bằng cách dự trữ một loại tiền pháp định theo tỉ lệ 1:1. Hay nói cách khác, mỗi đồng stablecoin được phát hành thêm phải có một đồng fiat tương ứng được bảo chứng ở ngoài đời thực. Gương mặt tiêu biểu cho loại stablecoin này có thể kể đến như BUSD (Binance USD) hay USDC (USD Coin - phát hành bởi Coinbase).
Các stablecoin được đảm bảo bởi crypto
Kiểu stablecoin này khá tương đồng với stablecoin được đảm bảo bởi tiền fiat, nhưng thay vì sử dụng tiền pháp định (fiat) thì sẽ dùng một đơn vị tiền mã hóa (crypto) để bảo chứng, hay nói cách khác thì đây là hình thức đảm bảo bằng một tài sản thế chấp. Do đó, thông thường thì các stablecoin thuộc loại này sẽ được thế chấp vượt mức (thường là 1,5 lần) để giữ tỷ giá ổn định trong những thời điểm thị trường tiền mã hóa biến động.
Các stablecoin được đảm bảo bởi crypto sử dụng các hợp đồng thông minh để quản lý việc đúc, đốt tiền, từ đó tạo niềm tin vì người đầu tư có thể kiểm tra các hợp đồng một cách độc lập. Những gương mặt điển hình cho loại stablecoin này có thể kể đến như USDT (Tether USD)...
Về cơ chế cân bằng, khi stablecoin có giá dưới mức được niêm yết, các holders (người nắm giữ token) sẽ được khuyên trả stablecoin để lấy lại tài sản thế chấp, từ đó làm giảm nguồn cung và "ép" giá của nó phải tăng lên lại tỷ giá niêm yết. Tương tự, khi giá của stablecoin vượt mức niêm yết, người dùng sẽ được khuyến khích tạo token, tăng nguồn cung và từ đó giá token sẽ giảm để về lại mức cân bằng.
Các stablecoin "thuật toán"
Với stablecoin "thuật toán", chúng tiếp cận theo một cách hoàn toàn khác khi loại bỏ nhu cầu dự trữ. Thay vào đó, các thuật toán và hợp đồng thông minh sẽ được dùng vào việc quản lý nguồn cung token được phát hành, tương tự như chính sách quản lý tiền tệ của các ngân hàng trung ương (central banks).
Để hiểu đơn giản, hệ thống stablecoin thuật toán sẽ "ép" giảm nguồn cung token nếu giá giảm xuống dưới giá loại tiền pháp định mà nó được neo, bằng cách stake (giữ và khóa), burn (đốt) hoặc mua lại. Trong trường hợp giá trị vượt quá đơn vị fiat được neo, token mới sẽ được phát hành, lưu thông để kéo giá trị của nó về lại mức đã định.
Mặc dù ý tưởng về stablecoin thuật toán khá là thú vị, đây là loại stablecoin vấp phải nhiều chỉ trích và hoài nghi, đặc biệt là sau thảm kịch Terra vừa diễn ra trong nửa đầu tháng 5/2022.
Nhật Bản sẽ dỡ bỏ lệnh cấm stablecoin vào năm 2023
Cuối tháng 12/2023, theo các thông tin do hãng thông tấn Nikkei mới đăng tải, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) sẽ dỡ bỏ lệnh cấm phân phối các loại stablecoin do các tổ chức nước ngoài phát hành vào năm 2023.
Trước đó, Nhật Bản từng thông qua dự luật cấm phát hành stablecoin được phát hành bởi các tổ chức phi ngân hàng vào tháng 06/2022. Gần đây, các nhà lập pháp của Nhật Bản đang xem xét lại một số hạn chế về việc sử dụng các loại stablecoin được neo giá với một loại tiền pháp định của nước ngoài như Tether (USDT) hay USD Coin (USDC).
Dự kiến, vào năm 2023, Nhật Bản sẽ cho phép các sàn giao dịch tiền mã hóa địa phương được xử lý các giao dịch bằng stablecoin với điều kiện bảo toàn tài sản bằng tiền gửi và giới hạn chuyển tiền cao hơn.
FSA cho biết, việc cho phép phân phối stablecoin tại Nhật Bản cũng sẽ yêu cầu các sàn giao dịch tiền mã hóa phải thực hiện các quy định liên quan đến chống rửa tiền một cách nghiêm ngặt hơn. Hiện tại, chính quyền Nhật Bản đã bắt đầu thu thập phản hồi về đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm stablecoin.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, việc dỡ bỏ lệnh cấm stablecoin sẽ tác động đáng kể đến các giao dịch tiền mã hóa tại Nhật Bản. Hiện tại, không có sàn giao dịch tiền mã hóa nào tại Nhật Bản cung cấp các giao dịch bằng stablecoin như USDT hay USDC.
Từ những phân tích về những lợi thế, triển vọng của thị trường rủi ro cũng như những hạn chế của stablecoin. Nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đầu tư vào đồng tiền này. Đây hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư. Các nhà đầu tư nên tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định. Đặc biệt, bài viết là tin tức tham khảo, thông tin đầu tư về các lĩnh vực tài chính cho nhà đầu tư.
Quay trở lại với thị trường vốn, cụ thể là thị trường chứng khoán_kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/2/2023, VN-Index giảm 11,6 điểm (1,1%) về 1.043,7 điểm, HNX-Index giảm 4,01 điểm (1,92%) về 204,49 điểm, UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (0,18%) về 77,2 điểm.
Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt hơn 681 triệu đơn vị, với giá trị 10,4 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 82,7 triệu đơn vị, với giá trị 1,1 ngàn tỷ đồng. Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng tổng cộng 82 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 16,2 tỷ đồng.
Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiêm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 13/2/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./