Ngày 01/01/2021, nghị định 155/2020/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán chính thức có hiệu lực thi hành, dành quyền cho doanh nghiệp tự quyết định room ngoại. Đối với công ty thuộc ngành nghề không bị quy định room, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quyết định, nhưng đồng thời cũng là một vấn đề nan giải. Có nên nới room ngoại, nới room lên tỷ lệ bao nhiêu, hay khóa room ngoại ở mức thấp hơn so với quy định? Tất cả đều ảnh hưởng đến chiến lược phát triển lâu dài của từng công ty.
Nâng room ngoại là cú huých cho thị trường chứng khoán.
Hiện tại, sau gần một năm thực hiện nghị định 155, nhiều doanh nghiệp đã có câu trả lời và nhận thấy lợi ích của việc nới room ngoại. Thực tế cho thấy việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực sự đã phát huy tác dụng cứu cánh cho nền kinh tế chịu nhiều thương tổn vì đại dịch. Việc nới room ngoại sẽ tăng tính minh bạch của thị trường, giúp môi trường đầu tư của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế trở nên hấp dẫn hơn.
Việc nới room giúp đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp phù hợp với quy định về sở hữu nước ngoài tại các điều ước quốc tế, pháp luật chuyên ngành. Đặc biệt hơn, nó còn góp phần đẩy nhanh việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi. Đối với doanh nghiệp, việc tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài giúp nâng cao năng lực tài chính, tạo cơ hội để đổi mới đầu tư hạ tầng công nghệ, tăng cường thanh khoản và quản trị rủi ro.
Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn còn giữ tâm lý e ngại việc nới room thì một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt bị giới hạn room lại phải "dõi mắt trông theo", như việc các ngân hàng trong nước nhiều lần kiến nghị Chính phủ nâng mức room ngoại. Các ngân hàng bày tỏ hết nỗi lòng rằng việc trần room ngoại ở mức thấp (30%) khiến họ khó có cơ hội tìm kiếm cổ đông chiến lược, trong khi hiện tại là thời điểm nền kinh tế đang cần nhiều vốn hơn cho phục hồi và tăng trưởng sau khi dịch bệnh được khống chế trên toàn cầu.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thảo luận về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của khối ngân hàng. (Ảnh: VNBA)
Quay lại câu chuyện nên hay không nên nới room ngoại, nhiều doanh nghiệp e dè bởi vì sợ sẽ bị chi phối hay kiểm soát lợi ích từ các nhà đầu tư ngoại. Nhưng với nền kinh tế có độ mở cao như hiện nay, doanh nghiệp luôn nhận được tác động 2 chiều. Thị trường đầy biến động sẽ không còn chỗ cho sự "bo bo giữ mình", chỉ có sự nhanh chóng, mạnh dạn, quyết liệt mới nhận lại thành quả xứng đáng. Có thể nhìn thấy nhiều ví dụ rõ ràng về việc tăng trần room ngoại giúp doanh nghiệp trong nước phát triển như thế nào qua trường hợp của PGT Holdings.
Vào tháng 3/2021, Công ty Cổ phần PGT Holdings (mã PGT - sàn HNX) đã được chấp thuận nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 49% lên tối đa 85%. PGT cho biết việc nới room nhằm tuân thủ luật chứng khoán và cam kết quốc tế, đồng thời tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu PGT, giúp đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư.
Quyết định này giúp lực mua tăng, giá cổ phiếu và thanh khoản của PGT tăng nhanh. Không ít tay chơi cổ phiếu sành sỏi theo dõi động thái nới room của của PGT để rót vốn đầu tư, sóng tăng trưởng diễn ra liên tục. Sau 8 tháng, cổ phiếu PGT vẫn tăng trưởng ổn định, nhiều lần sắc tím chạm trần, chứng tỏ quyết định nới room là hoàn toàn đúng đắn. Nổi bật nhất là phiên giao dịch ngày 15/09/2021, cổ phiếu PGT lập đỉnh 16.000, khối lượng giao dịch đạt 799.548 cổ phiếu, tương ứng giá trị 12,131 tỷ đồng. Trong tháng 11, giá cổ phiếu của PGT ổn định ở mức cao từ 10.800-13.400, gấp 3-4 lần giá hồi đầu năm.
Sự tăng trưởng của cổ phiếu PGT trong 2021.
PGT Holdings tiền thân là Công ty cổ phần Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex, công ty con của Petrolimex - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Sau khi được các nhà đầu tư Nhật Bản góp vốn đầu tư và điều hành vào 2015, PGT đã phát triển mạnh mẽ, mở rộng sang các lĩnh vực mới như M&A và thu được những thành quả kinh doanh tích cực.