Điểm đặc biệt là, ngoại trừ phần đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần giảm khá mạnh (giảm 33% so với cùng kỳ), đạt 4,4 tỷ USD và điều này là hoàn toàn dễ hiểu trong bối cảnh thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) toàn cầu sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đều tăng mạnh.
Vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần được dự báo sẽ sớm tăng lên, khi nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế. Thông tin được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Việt Nam dự kiến mở lại đường bay quốc tế từ tháng 12/2021. Khi các chuyến bay quốc tế được thiết lập lại, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, nghiên cứu và ra quyết định "mua bán".
Động thái gần đây, Tập đoàn SK (Hàn Quốc) chi 340 triệu USD mua cổ phần của The CrownX, công ty con của Tập đoàn Masan; hay Tập đoàn De Heus mua lại mảng thức ăn chăn nuôi của Masan… cũng đã góp phần "làm nóng" thị trường M&A Việt Nam.
Cuối tháng 11/2021, De Heus Việt Nam (Hà Lan) chính thức thông báo việc sẽ mua lại toàn bộ mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed (bao gồm 100% Anco và 75,2% Proconco) của Tập đoàn Masan.
Giá trị thương vụ không được tiết lộ, song với việc mua lại mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi của MNS Feed, bao gồm 13 nhà máy thức ăn chăn nuôi và 1 nhà máy premix, với tổng công suất lên tới gần 4 triệu tấn, De Heus có thể củng cố vị thế của mình trên thị trường thức ăn chăn nuôi lớn nhất Đông Nam Á.
Hiện tại, phần tăng trưởng của đầu tư mới và đầu tư mở rộng đang phải "gánh" phần sụt giảm mạnh của đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần. Chính vì thế, tính chung, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 11 tháng qua chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ.
Chờ đón nhiều dự án lớn
Sự hồi phục và liên tiếp tạo những đỉnh mới của thị trường chứng khoán cho thấy bên mua vẫn rất lạc quan với triển vọng thị trường. Các nhà đầu tư tin rằng chính những hoạt động kinh doanh, giá trị nội tại của doanh nghiệp sẽ giúp thị chứng khoán thanh khoản tốt. Mặt bằng giá hiện tại có thể vẫn là mức giá nhiều nhà đầu tư chấp nhận được.
Quay lại với thị trường M&A, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp hàng loạt tập đoàn lớn, như Hitachi, Sumitomo, MUFG, Idemitsu, Ngân hàng JBIC, Ngân hàng Mizuho… Các tập đoàn này đều khẳng định sự quan tâm và đề xuất các kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.
Tại trong nước, PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) cũng được biết đến là doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản, cùng với lãnh đạo là CEO người Nhật Bản nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam. Đăc biệt, những tín hiệu tích cực từ thị trường chứng khoán gần đây cũng góp phần làm đòn bẩy giúp cổ phiếu của PGT Hodings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tăng giá. Giá cổ phiếu giao dịch thành công của PGT 11.900 VND ngày 1/12/2021.
PGT Holdings có tiền thân là Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex. Năm 2016, PGT thành lập công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát (chuyên lĩnh vực cung ứng nguồn lao động), Công ty TNHH Vina Terrace Hotel (chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư) hay góp vốn vào công ty TNHH BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính vi mô tại Myanmar.. Với tiềm năng cao khi đây là một công ty về M&A - mảng kinh doanh tốt trong bối cảnh sau đại dịch.
Cuối năm là thời điểm hợp lý để cơ cấu lại các doanh nghiệp sau khi cơn bão dịch bệnh đi qua. PGT tự tin là doanh nghiệp M&A có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.
Bên cạnh đó, hoàn tất những kế hoạch của cuối năm 2021 và bước tiếp thực hiện vào năm 2022 của PGT Holdings đó là cung cấp cho thị trường Việt Nam những nguồn nhân lực có chất lượng cao. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.