Thị trường Việt Nam cũng đã và đang có nhiều nỗ lực để vượt qua những thách thức và nắm bắt những cơ hội để trở thành điểm dừng chân của làn sóng đầu tư mới của khu vực khi có xu hướng tái chuyển dịch dòng vốn toàn cầu.
Các chuyên gia kinh tế cùng các nhà đầu tư tin rằng năm 2022 có thể là một năm có sức bật cho Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp FDI cũng như các nhà làm chính sách của Việt Nam cũng đã thích ứng rất nhanh đối với biến chuyển của dịch bệnh và nhanh chóng đưa ra và thực hiện các chiến lược cho phục hồi và phát triển.
Trong tương lai, M&A sẽ tạo ra nhiều tập đoàn của Việt Nam với quy mô có thể sánh ngang với các tập đoàn lớn trong khu vực. M&A đã trở thành một phần quan trọng trong bức tranh kinh tế Việt Nam.
Không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý
Năm 2022 tới đây sẽ là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tập trung phục hồi nhanh nền kinh tế, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030.
Thách thức, khó khăn còn rất lớn khi đại dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp hơn, với các biến chủng mới vừa xuất hiện; kinh tế thế giới được dự báo hồi phục chưa vững chắc, không đồng đều, rủi ro và bất ổn tiếp tục gia tăng…
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu, tham mưu Chính phủ xây dựng "Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023".
Đây là một chương trình tổng thể, có quy mô đủ lớn, hỗ trợ cả về phía cung và phía cầu, thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, gắn kết chặt chẽ với Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, các kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế...
Bên cạnh đó "Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025" cũng đã được Quốc hội thông qua, với nhiều điểm đột phá về hoàn thiện thể chế, chính sách, thúc đẩy mạnh mẽ việc cơ cấu lại không gian kinh tế, cơ cấu lại các ngành, cơ cấu lại đầu tư công, các tổ chức tín dụng, cơ cấu lại các doanh nghiệp nghiệp nhà nước… Đây cũng sẽ là một động lực quan trọng để thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước cho kinh tế phục hồi và tăng tốc.
Ở góc độ doanh nghiệp, PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT), sau hai năm đối mặt với không ít khó khăn do tác động của dịch bệnh covid 19. Nhưng tuy nhiên, với lợi thế vốn có của công ty hoạt động kinh doanh cốt lõi là M&A, đã rất nỗ lực tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới, cùng chiến lược cơ cấu lại doanh nghiệp. Để thích nghi phù hợp với những chính sách phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.
"Cơ hội vàng" không thể bỏ lỡ
Doanh nghiệp PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) đã và đang nắm bắt những cơ hội cuối năm, cũng từng bước tận dụng những thế mạnh của mình để hoàn thành mục tiêu trong năm 2021, và bứt phá trong doanh thu hơn nữa
Thêm vào đó, các yếu tố như chỉ số tăng trưởng kinh tế, số lượng lớn lao động trẻ, điều kiện ổn định về chính trị và thuế quan, sự bùng nổ trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng là những chỉ số kinh tế vĩ mô khiến các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn Nhật Bản đầu tư vào PGT Holdings: công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo.
Kết phiên 20/12, VN-Index giảm 2,46 điểm (0,17%) còn 1.477,33 điểm, HNX-Index giảm 1,61 điểm (0,35%) xuống 454,59 điểm, UPCoM-Index giảm 0,58 điểm (0,52%) còn 111,02 điểm. Cùng diễn biến với sàn HNX, cổ phiếu của PGT ngày 20/12/2021, cũng có một phiên giảm điểm. Nhưng tuy nhiên, khối lượng giao dịch tại phiên đầu tuần lại khá ấn tượng khi 80,070 được giao dịch thành công, gấp hơn 4 lần phiên giao dịch thứ 6 ngày 18/12/2021. Kết thức phiên gioa dịch ngày 20/12/2021, giá cổ phiếu của PGT là 10,900 VNĐ.
Gía cổ phiếu của của PGT là 10,900 VNĐ, ngày 20/12/2021
Đặc biệt những dự án công tác xã hội gần đây của PGT Holdings cũng góp một phần không tới cộng đồng thông qua dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh " được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Tuy là một dự án nhỏ nhưng lại mang một thông điệp vô cùng to lớn mà đó cũng chính là phương châm và triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings " Giá trị bền vững của doanh nghiệp."
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Dù còn nhiều khó khăn, thách thức đón chờ trước mắt, nhưng hoạt động M&A sẽ bùng nổ trong năm 2022, và PGT tự tin là doanh nghiệp M&A có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một cơ hội hiếm có để các nhà đầu tư hãy theo dõi để không bỏ lỡ cơ hội tiềm năng này.