Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/1/2023, VN-Index tăng 2,45 điểm (0,23%) lên 1.046,35 điểm, HNX-Index tăng 0,5 điểm (0,23%) lên 213,06 điểm, UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (0,49%) đạt 72,76 điểm.
 Ngày đăng: 05/01/2023

Tiếp nối đà hồi phục trong phiên trước 3/1, thị trường chứng khoán duy trì quán tính tăng khi mở cửa xanh. Dòng tiền đầu phiên khá tích cực khi mở cửa theo đà với nhiều nhóm cổ phiếu tăng điểm, chủ đạo như chứng khoán, bất động sản, nhóm hưởng lợi từ đầu tư công…

photo-1672846332186

TTCK kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023

Trên thực tế, giao dịch trong tháng 12/2022 có phần trầm lắng bởi thị trường không có quá nhiều thông tin khi những ngày nghỉ lễ Tết dài ngày đã cận kề. Sự trầm lắng này khiến nhóm nhà đầu tư (NĐT) cá nhân đang gia tăng bán ròng. Thống kê cho thấy, nhóm NĐT cá nhân đã bán ròng liên tiếp trong khoảng 2 tháng vừa qua với giá trị hơn 30,000 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, khối ngoại, tự doanh và các tổ chức trong nước liên tục mua ròng. Trong đó, điểm nhấn lớn nhất chính là dòng vốn ngoại khi họ mua ròng liên tục trong gần 1 tháng ( tháng 12/2022) vừa qua. Dòng tiền tương đối lớn đã chảy vào thị trường thông qua các Quỹ ETFs lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Chính nhờ dòng tiền này, việc mua lên mạnh mẽ đã làm thay đổi xu hướng thị trường và phần nào đóng góp vào đà tăng trong tuần cuối cùng của năm 2022 và là nền tảng cho năm 2023.

Trong ngắn hạn, đặc biệt tháng 1/2023 sẽ không có quá nhiều phiên giao dịch khi Tết nguyên đán kéo dài. Các thông tin vĩ mô có thể mang thêm nhiều yếu tố không mấy khả quan. Tỷ giá đã hạ nhiệt phần nào nhưng lãi suất cao vẫn đang khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Thậm chí, những ngân hàng đang phải huy động lãi suất cao cũng đang chạy đua với thời gian.

Trong khi đó, thế giới tiếp tục đón nhận những thông tin không mấy khả thi khi mùa đông đang bắt đầu. Xuất khẩu của Việt Nam hẳn sẽ chịu tác động mạnh mẽ trong giai đoạn này. Chính vì thế, mùa báo cáo quý 4 và năm 2022 có thể sẽ không nhiều thuận lợi, tác động xấu hơn đến tâm lý NĐT.

Cần lưu ý rằng thị trường vừa có nhịp hồi phục tương đối tích cực kể từ đáy 873 điểm. Giá nhiều cổ phiếu đang dần được định hình nhưng trên nền tảng không chắc chắn. Có nghĩa là NĐT đang dựa nhiều vào số liệu cũ, và các thông tin hàng ngày để đánh giá. Khi báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 và năm 2022 lộ diện, một sự phân hóa mạnh mẽ sẽ xuất hiện. Chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và NĐT cần lưu ý những doanh nghiệp đang vay nợ nhiều. Khi doanh nghiệp này gặp khó về nguồn tiền, các chi phí sẽ ngày càng gặm nhấm, khiến kết quả kinh doanh sẽ kém đi.

Trên thực tế, không có ngành nào nổi trội trước bối cảnh hiện tại. Doanh nghiệp xuất khẩu khan hiếm đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm thu hẹp sản xuất. Việc này đồng nghĩa người lao động sẽ có thu nhập ít đi, khiến tổng cầu sụt giảm.

Mặc dù giá cổ phiếu đang cố gắng định hình sau nhịp giảm mạnh vừa qua, nhưng những doanh nghiệp gặp vấn đề trên sẽ tiếp tục tìm đáy mới.

Điều kỳ vọng lớn nhất là TTCK sẽ lặp lại lịch sử. Thống kê của những năm qua cho thấy hầu như năm nào cũng có 1 sóng tăng khoảng 3 tháng kéo từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Điều này có được là nhờ dòng tiền lớn của khối ngoại chảy vào. Tuy nhiên khi dòng vốn ngoại đã chảy mạnh hơn 1 tháng vừa qua, liệu rằng có thể tiếp tục gia tăng hay không còn là một dấu hỏi.

Đâu là yếu tố sẽ tác động tới dòng tiền thời gian tới?

Yếu tố tác động lên dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán dễ thấy nhất là lãi suất tiền gửi. Nhà đầu tư luôn có 2 lựa chọn là gửi ngân hàng và đầu tư. Vậy nếu họ còn nhìn thấy xu hướng tăng lãi suất còn xuất hiện, trong khi chứng khoán đang biến động như vậy, thì lựa chọn sẽ thiên về tiền gửi.

Trong ngắn hạn, xu hướng tăng lãi suất có thể đạt đỉnh trước khi giảm trong tháng 4, 5 năm sau (2024). Khi đó sẽ có sự dịch chuyển dòng tiền sang đầu tư.

Đối với bài toán dài hạn, chúng ta đang có cơ hội vàng ở góc độ 5 năm 10 năm trên một nền tăng trưởng ổn định. Dó đó, phần tiền đầu tư luôn luôn phải nhiều hơn so với gửi tiết kiệm, bởi sự tăng trưởng của doanh nghiệp cao hơn so với lãi tiền gửi. Ngoài ra, với một dân số trẻ thì tỷ trọng đầu tư luôn luôn lớn hơn so với gửi lãi suất cố định.

Về tình hình lợi nhuận doanh nghiệp, đó là cốt lõi thị trường. Nhìn dài hạn vào TTCK, nếu các doanh nghiệp ổn định, tăng trưởng và phát triển sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư mới vào.

Năm 2023, sự ổn định chắc chắn sẽ tốt hơn 2022 vừa qua. Một trong những yếu tố để dòng tiền quay trở lại thị trường là sự ổn định. Theo đó, những thông tin xấu và sự kiện nổi bật đã xảy ra trong năm 2022 rồi, do đó, khả năm 2023 tính chất ổn định sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng cho rằng khả năng thị trường năm 2023 tăng theo mức thấp nhất của lợi nhuận doanh nghiệp là 10 - 15%. Nếu P/E tiếp tục cải thiện và sự ổn định của thị trường cao thì P/E thị trường sẽ được nâng lên không phải là 10 - 11 nữa.

Ở giai đoạn khoảng 5 tháng đầu năm 2023, tức là cho đến sau kỳ đại hội cổ đông của 2023 đầu năm, thị trường sẽ trong xu hướng đi ngang. Trong đó, vẫn có thể sẽ xuất hiện một số doanh nghiệp rớt đài, vỡ đáy trong tháng 4, tháng 5 do nhiều nhà đầu tư thất vọng về kết quả của việc họp đại hội đồng cổ đông.

Chia sẻ về góc nhìn đầu tư, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo đưa ra quan điểm:

"Vào thời điểm hiện tại, dòng tiền thường có xu hướng chững lại khi tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng ( do dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gần kề). Bên cạnh đó, trên thị trường cũng sẽ xuất hiện những giao dịch như đáo hạn các khoản nợ đến hạn vì vậy thanh khoản sẽ bị điều chỉnh giảm.

Tuy nhiên những nhóm cổ phiếu đầu ngành thường sẽ giao dịch sôi động hơn trong giai đoạn này, song cơ hội không thực sự rõ ràng và thị trường cần thêm thời gian điều chỉnh, tích lũy. Nhà đầu tư có thể quan sát thêm và chờ đợi tín hiệu rõ nét hơn bởi thị trường đang cận kề dịp lễ nên dòng tiền đang bị thu hẹp.

Nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng cao trong giao dịch dịp cận nghỉ lễ và sau nghỉ lễ. Vì rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao và dòng tiền trên thị trường vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc đáng kể. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi ở mức giá cao, hạn chế sử dụng đòn bẩy và duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải. Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng những phiên tăng điểm để hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, có hệ số beta cao (hệ số đo lường biến động của cổ phiếu so với thị trường)."

Đặc biệt các doanh nghiệp đưa ra được chiến lược mới, đi ngược lại thị trường chung và dành được thị phần. Nguồn gốc của tăng trưởng lợi nhuận, đến từ việc có tăng trưởng được khách hàng, hay doanh thu hay không, đấy mới là nguồn gốc bền vững của lợi nhuận.

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, những mã cố phiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ lấy lại vị thế. PGT trên sàn HNX là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

Năm 2023, Chính phủ quyết làm lành mạnh thị trường TPDN, chứng khoán, bất động sản

6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của Chính phủ năm 2023           

Ngày 3/1/2023, trình bày tóm tắt một số nội dung chính của dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả", với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành.

Một là, bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết chuyên đề, các Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển KTXH 2021-2030, các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong đó chú trọng 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu.

Hai là, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành "giật cục".

Ba là, nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án thích ứng hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng và các chính sách khác; điều hành kịp thời, cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa tỷ giá với lãi suất, giữa lãi suất với lạm phát; giữa kiềm chế lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bốn là, đồng bộ, thống nhất và quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, các vấn đề tồn đọng kéo dài, vừa kịp thời ứng phó hiệu quả với những vấn đề cấp bách, bất ngờ phát sinh trong ngắn hạn, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung và dài hạn.

Tăng cường hoàn thiện thể chế, tập trung tháo gỡ khó khăn, có các giải pháp chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho sản xuất kinh doanh; bảo đảm đồng bộ các mục tiêu trước mắt và lâu dài, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH nhanh, bền vững.

Năm là phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm môi trường bền vững, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung, nhất là người có công, hộ nghèo, các đối tượng yếu thế ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc.

Sáu là, tiếp tục củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế; đảm bảo môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững.

photo-1672846336380

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 4/1/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ.

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024