Trong đó, có hoạt động giao lưu sôi nổi không chỉ giữa Chính phủ mà cả nhân dân hai nước ở nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa.
50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật
Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc có mối quan hệ từ lâu đời với nhiều nét tương đồng về văn hóa, mối quan hệ này đang ngày càng phát triển và nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt, hợp tác về văn hóa, thể thao và du lịch giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần tích cực phát triển quan hệ hợp tác và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Chính Phủ đánh giá cao vai trò của Ngài Đại sứ trong thời gian qua trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến nhân dân và Chính phủ Nhật Bản vừa qua đã có những hỗ trợ thiết thực cho Việt Nam trong công tác phòng chống với dịch COVID-19.
Nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2023), Bộ trưởng đề nghị hai Bên cùng phối hợp xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc nhân sự kiện chính trị quan trọng này vào năm 2023. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến tổ chức nhiều hoạt động, trong đó có tổ chức Lễ hội Văn hóa – Du lịch Việt Nam, xúc tiến đầu tư du lịch tại một số tỉnh, thành phố của Nhật Bản nhằm làm dày hơn mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc.
Đặc biệt cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các Hội nghị liên quan.
Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực, với sự tin cậy chính trị cao; giao lưu, tiếp xúc cấp cao được tăng cường. Hai nhà lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn, tăng cường quan hệ hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước; phối hợp tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cùng nhau chụp ảnh trước Logo kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Về phương hướng phát triển quan hệ song phương thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, sớm triển khai cung cấp ODA thế hệ mới; hợp tác ứng phó chống biến đổi khí hậu, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận với khoản hỗ trợ 10 tỷ USD mà Thủ tướng Kishida đã cam kết tại Hội nghị COP 26, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh tiền tệ. Thủ tướng Chính phủ mong muốn Chính phủ Nhật Bản có các chính sách hỗ trợ cộng đồng hơn 400 nghìn người Việt Nam, trong đó có nhiều tu nghiệp sinh Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại Nhật Bản; hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề; tạo thuận lợi hơn trong việc cấp visa cho công dân Việt Nam.
Thủ tướng Kishida khẳng định Việt Nam có vị trí quan trọng hàng đầu trong triển khai chính sách đối ngoại của Nhật Bản với khu vực; khẳng định Nhật Bản mong muốn làm sôi động lại hợp tác ODA với Việt Nam, sẽ thúc đẩy để sớm triển khai khoản vay ODA thế hệ mới, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi xanh; nhất trí phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của cả hai nước, thông báo Nhật Bản sẽ chính thức công bố việc mở cửa thị trường.
Hai Nhà Lãnh đạo nhất trí chỉ đạo các cơ quan liên quan trao đổi và thúc đẩy tiến độ một số dự án quan trọng như dự án Trường Đại học Việt - Nhật, dự án Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 thành phố Hồ Chí Minh, dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng cũng trao đổi về vấn đề Biển Đông và một số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, nhất trí phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế hợp tác đa phương như ASEAN, tiểu vùng Mê Công, Liên Hợp quốc và các hoạt động dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - ASEAN.
Doanh nghiệp PGT Holdings nỗ lực phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam và Nhật Bản
PGT Holdings (HNX: PGT) kinh doanh trên các lĩnh vực Mua bán & Sáp nhập, Thuê ngoài nhân sự, Tài chính vi mô và Xuất khẩu lao động. Với những thế mạnh và kinh nghiệm lâu năm trên cả 2 thị trường Việt Nhật, PGT Holdings đã xúc tiến thành công nhiều thương vụ hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước.
Ngay cả trong giai đoạn đại dịch diễn ra, doanh nghiệp này vẫn tích cực thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường Việt Nam. Một trong số đó là sự thành công của hội thảo "Đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Corona" được tổ chức vào tháng 08/2021 tại Tokyo Nhật Bản.
Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP. Hồ Chí Minh".
Hay đặc biệt hơn, Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Tuy là một dự án nhỏ nhưng lại mang một thông điệp vô cùng to lớn mà đó cũng chính là phương châm và triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings "Giá trị bền vững của doanh nghiệp".
Trong lĩnh vực nguồn nhân lực
PGT Holdings còn cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời tạo cơ hội việc làm uy tín, thu nhập cao cho người lao động Việt muốn phát triển tại đất nước mặt trời mọc.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Lĩnh vực giáo dục
PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.
PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động M&A từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Quay trở lại với TTCK, kết phiên giao dịch ngày 6/1/2023, VN-Index giảm 4,38 điểm xuống 1051,44 điểm; toàn sàn có 121 mã tăng, 274 mã giảm và 57 mã đứng giá. HNX-Index giảm 2,46 điểm xuống 210,65 điểm; toàn sàn có 58 mã tăng, 112 mã giảm và 61 mã đứng giá. UPCOM-Index giảm 0,07 điểm xuống 72,75 điểm; toàn sàn có 154 mã tăng, 164 mã giảm và 101 mã đứng giá.
Về giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt hơn 13,500 tỷ đồng, riêng tại HOSE tương ứng gần 12,000 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 348 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 6/1/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./