Vào ngày 5/5 trong chuyến thăm London (Anh), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đưa ra thông báo về việc Nhật Bản sẽ mở cửa trở lại cho du khách quốc tế vào tháng 6.
Ông Kishida cho biết: "Chúng tôi sẽ nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát để vào tháng 6, Nhật Bản có thể áp dụng quy trình nhập cảnh một cách có hiệu quả, tương tự các quốc gia G7 khác".
Hiện tại, các quốc gia G7 là Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ đều mở cửa cho khách du lịch. Tuy nhiên, các quy tắc nhập cảnh không đồng nhất. Mỹ, Canada và Đức yêu cầu khách du lịch nước ngoài phải được tiêm phòng đầy đủ, còn Italy, Pháp, Anh thì không.
Nhìn chung, các nước châu Á mở cửa trở lại du lịch quốc tế chậm hơn so với những khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, du khách nước ngoài được tiêm chủng đã được chào đón trở lại ngày càng nhiều tại các điểm đến châu Á bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia.
Thủ tướng Nhật Bản hy vọng rằng thời điểm thích hợp để mở cửa du lịch sẽ giúp thúc đẩy đồng yên Nhật đang suy yếu.
Trong một cuộc họp báo khác ngày 5/5, ông Kishida nói rằng những thay đổi đối với yêu cầu nhập cảnh của nước này sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn.
Nikkei đưa tin Chính phủ Nhật Bản sẽ theo dõi 2 tuần để xem tình trạng của những ngày nghỉ trong Tuần lễ vàng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nhật Bản có thể thử nghiệm đón các nhóm du lịch nhỏ từ cuối tháng 5, sau đó sẽ mở cửa cho du lịch nói chung, theo The Japan Times.
Trong nhiều tháng nay, ngành du lịch Nhật Bản đã thúc giục chính phủ cho phép đón nhiều du khách nước ngoài hơn.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, kể từ khi đại dịch bùng phát, Nhật Bản đã ghi nhận số trường hợp tử vong do Covid-19 ít hơn 30.000 ca, tương đương với tỷ lệ 23,5 ca tử vong trên 100.000 dân. Trong khi đó, đã có hơn một triệu người Mỹ qua đời do Covid-19, với tỷ lệ 302,5 ca tử vong trên 100.000 dân.
Trong thập kỷ trước đại dịch, sự phát triển của ngành du lịch Nhật Bản là một câu chuyện thành công to lớn khi số lượng du khách nước ngoài tăng gấp 5 lần. Đến năm 2019, du lịch đóng góp 359 tỷ USD vào GDP của Nhật Bản, đưa nước này trở thành thị trường du lịch lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, chủ yếu do các biện pháp biên giới nghiêm ngặt về đại dịch của Nhật Bản, số lượng du khách nước ngoài đã giảm mạnh từ gần 32 triệu vào năm 2019 xuống chỉ còn 250.000 người vào năm ngoái.
Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội
Nếu nhanh tay nắm bắt cơ hội đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư Nhật Bản sẽ có cơ hội để trở mình tăng trưởng nhanh chóng. Công ty Cổ phần PGT Holdings một ví dụ điển hình đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.
Trong lĩnh vực cung ứng lao động
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực số
Công ty cổ phần PGT Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT và trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản.
Ient là một công ty phát triển chuyển đổi số dựa trên các giải pháp OMO với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp nội địa ở Nhật Bản, cho phép bạn có thể đặt hàng trực tiếp các mặt hàng miễn thuế mà người nước ngoài mua khi đi du lịch Nhật Bản. Ient là doanh nghiệp thiết kế trang "Tax Free Online.jp" và cũng là doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép bởi Cơ quan Thuế Quốc gia Nhật Bản cho "Dịch vụ đặt hàng trực tuyến miễn thuế và có thể thực hiện thông qua điện thoại cá nhân" .
Tất cả các sản phẩm được bán trên trang "Tax Free Online" điều được miễn thuế 10% giá cả không thay đổi hoặc cạnh tranh với giá thị trường bao gồm các sản phẩm là đặc sản địa phương (đồ uống, thực phẩm, bánh kẹo), hàng thủ công truyền thống (trục treo, đồ sơn mài, quần áo chỉ bằng giấy Nhật Bản) cho đến các mô hình nhựa robot, đồ uống có cồn, dược phẩm, thiết bị điện (đồ gia dụng trang trí), mỹ phẩm / chăm sóc da, thực phẩm bổ sung, móc khóa v.v.
Hướng dẫn mua bằng tiếng Việt:
https://www.taxfreeonlinejp.vn/
Hoặc mua trực tiếp trên website tiếng Anh:
https://www.taxfreeonline.jp/home?utm_source=PGT01...
Chính việc bắt tay hợp tác này góp một phần không nhỏ khẳng định giá trị của PGT Holdings, PGT Holdings luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Điểm lại thị trường chứng khoán ngày 12/5, đóng cửa, VN-Index giảm 62,69 điểm (4,82%) còn 1.238,84 điểm, HNX-Index giảm 15,72 điểm (5,26%) về 315,52 điểm, UPCoM-Index giảm 2,35 điểm (2,38%) về 96,44 điểm.
Tâm lý giao dịch tiêu cực trùm lên thị trường khi nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo vào phiên giao dịch chiều nay. Thị trường giảm sâu về cuối phiên chiều và áp lực bán ra VN-Index đánh mất mốc 1.260 điểm
Cổ phiếu PGT tại phiên giao dịch 12/5 cũng có một phiên đầy biến động mạnh. Trong suốt thời gian giao dịch mã PGT giữ nguyên khoảng giá để tránh lao dốc theo thị trường. Nhưng tuy nhiên với một phiên giảm mạnh như hôm nay mã PGT đã về khoảng giá giao dịch 7,200 – 10,000 VNĐ.