Uptrend là gì?
Uptrend được hiểu là xu hướng tăng giá tổng thể của thị trường chứng khoán hay tiền ảo. Khi thị trường đang ở xu hướng Uptrend, chúng ta sẽ thấy đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.
Khi gặp phải ngưỡng kháng cự, giá chứng khoán sẽ quay đầu tạo nên xu hướng Downtrend. Nhà đầu tư sẽ kiếm lợi được nhuận từ sự tăng giá của các mã chứng khoán. Do vậy, xu hướng Uptrend sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho người chơi khi giao dịch trên thị trường.
Downtrend là gì?
Downtrend là xu hướng ngược lại với Uptrend, mô tả sự biến động đi xuống chung của giá cổ phiếu trên thị trường. Đồ thị kỹ thuật về giá chứng khoán sẽ cho thấy đỉnh giá sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.
Khi thị trường Downtrend, giá cổ phiếu sẽ giảm, nhà đầu tư thường có xu hướng bán cổ phiếu ra để giảm thiểu mức lỗ. Nhưng khi thấy dấu hiệu đỉnh sau không thể thấp hơn nữa, lúc này, nhà đầu tư sẽ bắt đáy để chờ cơ hội tăng giá trở lại để chốt lời.
4 Dấu hiệu nhận biết thị trường Uptrend
Thị trường Uptrend mang đến nhiều cơ hội đầu tư sinh lời cho nhà đầu tư. Nhận diện dấu hiệu xu hướng Uptrend diễn ra sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt cơ hội gia tăng lợi nhuận hiệu quả. Dưới đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận biết thị trường đang trong giai đoạn Uptrend:
Đường Trendlines
Nhà đầu tư cần thiết lập biểu đồ giá, vẽ đường Trendlines để xác định xu hướng thị trường. Nếu đường Trendlines nối các đáy và đỉnh có xu hướng đi lên, cho thấy thị trường đang trong giai đoạn Uptrend, tăng trưởng mạnh.
Thông qua đường Trendlines, nhà đầu tư có thể xác định được các yếu tố sau: Ngưỡng kháng cự, xu hướng Uptrend kéo dài trong bao lâu, thời điểm đảo chiều của thị trường. Trong đó:
Độ dốc của đường Trendlines quá lớn thì xu hướng Uptrend dễ bị phá vỡ, đảo chiều.
Độ dốc của đường Trendlines quá nhỏ thì các dự báo sẽ khó chính xác. Lúc này, nhà đầu tư cần sử dụng thêm đường trung bình động MA để tăng thêm mức độ tin tưởng của thông tin.
Đường Trendlines tồn tại càng lâu, thời gian càng dài thì càng chính xác.
Đường trung bình động MA
Đường trung bình động MA hay Moving Average là công cụ phân tích kỹ thuật về thị trường chứng khoán được nhiều nhà đầu tư sử dụng phổ biến hiện nay. MA sẽ làm mịn và nhỏ dữ liệu, giá chứng khoán được cập nhật liên tục.
Chỉ số trung bình động được xác định trong khoảng thời gian nhất định: 10 phút, 20 phút, hay 1 tuần, 2 tuần… hoặc bất cứ khoảng thời gian nào mà nhà đầu tư lựa chọn. Do vậy, đường trung bình động MA sẽ cho thấy diễn biến giá thị trường một cách chính xác nhất.
Có nhiều đường trung bình động MA như:
Đường trung bình động đơn giản – SMA,
Đường trung bình động tuyến tính – EMA,
Đường trung bình động lũy thừa theo hàm mũ – WMA.
Trong đó, đường MA được sử dụng nhiều nhất là SMA và EMA.
Một số trường hợp thường gặp và dấu hiệu từ đường trung bình động MA:
Nếu giá chứng khoán biến động vượt đường trung bình động MA20 cho thấy dấu hiệu xu hướng Uptrend ngắn hạn.
Giá cổ phiếu vượt đường MA50 cho thấy xu hướng Uptrend trung hạn.
Trường hợp đường trung bình động MA20 vượt MA50 cho thấy xu hướng Uptrend dài hạn.
Giá cổ phiếu tăng vượt mốc kháng cự
Trường hợp giá cổ phiếu tăng vượt qua mốc kháng cự cũng sẽ báo hiệu xu hướng Uptrend sắp diễn ra. Ngoài ra, người chơi có thể theo dõi chỉ số VN-Index có vượt mốc kháng cự không để dự đoán thị trường. Bởi đây cũng là xu hướng chung cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn Uptrend.
Đường MACD
Chỉ báo MACD được sử dụng nhiều trong nhận diện xu hướng thị trường chứng khoán. Đường MACD được thiết lập bằng cách so sánh biến động của các đường trung bình động với nhau. Sau khi vẽ đường MACD, nhà đầu tư có thấy xu hướng Uptrend diễn ra khi chỉ số từ dưới đi lên.
Sai lầm giao dịch cần tránh khi thị trường Uptrend
Thị trường Uptrend là thông tin tốt, có lợi giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu không nắm bắt được cơ hội giao dịch sẽ khiến người chơi có thể thua lỗ, bỏ qua cơ hội tốt. Dưới đây là một số sai lầm nhà đầu tư cần tránh khi giao dịch trong xu hướng Uptrend của thị trường.
Người chơi không theo dõi thị trường thường xuyên, cập nhật thông tin chậm, dẫn đến bỏ qua các cơ hội chốt lời. Giai đoạn Uptrend không diễn biến mãi, sẽ có những điều chỉnh giá đi xuống hoặc đảo chiều. Người chơi cần cập nhật thông tin, biểu đồ để nhận định việc mua vào – bán ra phù hợp.
Nhà đầu tư không có kế hoạch đầu tư rõ ràng và không có giới hạn chốt lời. Khá nhiều người khi thấy thị trường đang tăng trưởng, đắm chìm trong chiến thắng mà quên đi rủi ro giá cổ phiếu có thể đảo chiều. Để giao dịch Uptrend an toàn, nhà đầu tư cần có điểm chốt lời, mục tiêu giá cụ thể để bán ra.
Nhà đầu tư cần linh hoạt gia tăng số lượng cổ phiếu trong giai đoạn Uptrend để khuếch đại lợi nhuận. Tuy nhiên, cần tham gia từ giai đoạn đầu của xu hướng tăng giá để tối ưu số tiền kiếm được.
Không nên vay tiền mặt để đầu tư thêm trong giai đoạn Uptrend. Thay vào đó, hãy quản lý tài chính và tiền mặt tối ưu để giao dịch chứng khoán an toàn.
Khi nào giai đoạn Uptrend sẽ kết thúc?
Biến động giá sẽ không đi lên mãi mà sẽ có sự đảo chiều. Vậy nhà đầu tư cần xác định khi nào Uptrend sẽ kết thúc? Thông thường, sự kết thúc của giai đoạn Uptrend sẽ bắt đầu khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước.
Khi 2 đường MA được thiết lập cắt nhau, đây rất có thể sẽ là điểm đảo chiều, kết thúc giai đoạn Uptrend. Ngoài ra, xu hướng Uptrend còn có thể kết thúc sớm hơn khi có các tác động ngoại lai từ thị trường: Biến động tài chính, khủng hoảng, chiến tranh, dịch bệnh… khiến quá trình Uptrend kết thúc sớm hơn dự kiến.
Xu hướng Uptrend trên thị trường chứng khoán mang đến cơ hội kiếm lời hấp dẫn khi giao dịch. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phân tích thị trường, các dấu hiệu của xu hướng, thời điểm kết thúc hay dấu hiệu giảm giá ngắn hạn… Hiểu và nắm bắt được giai đoạn Uptrend sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán.
Cổ phiếu nào có tiềm năng hồi phục sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi hết giai đoạn Downtrend? PGT Holdings (HNX: PGT) kinh doanh trên các lĩnh vực Mua bán & Sáp nhập, Thuê ngoài nhân sự, Tài chính vi mô và Xuất khẩu lao động. Với những thế mạnh và kinh nghiệm lâu năm trên cả 2 thị trường Việt Nhật, PGT Holdings đã xúc tiến thành công nhiều thương vụ hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước.
Ngay cả trong giai đoạn đại dịch diễn ra, doanh nghiệp này vẫn tích cực thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường Việt Nam. Một trong số đó là sự thành công của hội thảo "Đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Corona" được tổ chức vào tháng 08/2021 tại Tokyo Nhật Bản.
PGT Holdings cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời tạo cơ hội việc làm uy tín, thu nhập cao cho người lao động Việt muốn phát triển tại đất nước mặt trời mọc.
Song song với các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, kết quả kinh doanh của PGT Holdings và 3 công ty con tại Việt Nam, Myanmar, Nhật Bản đều đạt được kết quả tích cực. Trong năm 2021, mã cổ phiếu PGT nổi bật trên sàn chứng khoán khi có những bước nhảy vọt về giá trị và thanh khoản.
Nhắc tới Ban lãnh đạo của PGT Holdings, CEO ông Kakazu Shogo như một người thuyền trưởng chèo lái doanh nghiệp vượt qua những bão táp. Đồng hành cùng PGT Holdings qua rất nhiều năm CEO người Nhật Bản luôn truyền cảm hứng tới đội ngũ nhân viên cùng các nhà đầu tư về triết lý "Giá trị bền vững". Phát triển "Giá trị bền vững" đang là hướng đi tích cực mà bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào đều muốn hướng đến. Thực tế cho thấy, lợi ích của phát triển bền vững đối với doanh nghiệp phải kể đến về thương hiệu, hiệu quả khai thác tác nguyên, giảm thiểu chi phí, và các vấn đề môi trường xã hội.
ĐHCĐ thường niên năm 2022 tín hiệu tích cực của PGT Holdings:
PGT Holdings tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên 2022 vào ngày 17/6/2022. Tại ĐHCĐ thường niên năm 2022, doanh nghiệp sẽ báo cáo hoạt động của HĐQT về quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh. Những ý kiến được lấy từ quyền biểu quyết của các cổ đông đều được thông qua.
Chào bán riêng lẻ 2 triệu cp
Cụ thể đại hội cũng đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 2 triệu cp cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Giá chào bán dự kiến tối thiểu 10,000 đồng/cp.
Thời gian thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận. Số cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của PGT dự kiến tăng từ hơn 92 tỷ đồng lên hơn 112 tỷ đồng.
PGT Holdings tin rằng với những tín hiệu tích cực từ những thông tin đã công bố cùng nỗ lực trong kết quả kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ăn nên làm ra. Là tài sản dài hạn an toàn và tin cậy của các nhà đầu tư đang nắm giữ mã PGT.
Thêm vào đó ngày 20/6/2022, PGT vừa công bố thông tin đến các cổ đông và các nhà đầu tư: Công ty Cổ phần PGT Holdings hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.
CTCP PGT Holdings hợp tác kinh doanh với CTCP Cloud Circus.
Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ hỗ trợ PGT Holdings xúc tiến đầu tư tại Đồng Tháp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách đầu tư đối với các đơn vị, doanh nghiệp do PGT Holdings giới thiệu đến Đồng Tháp đầu tư. Phía PGT Holdings cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh Okinawa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương giữa hai tỉnh.
Tại buổi góp mặt, UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty PGT Holdings thống nhất hợp tác toàn diện về giáo dục và đào tạo; nông nghiệp và năng lượng, cùng nhau thúc đẩy hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế của hai bên.
PGT Holdings đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Trong lĩnh vực giáo dục, PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.
Năm 2022, PGT Holdings đang nỗ lực thực hiện dự án "Phát triển kinh tế, giáo dục" cùng tỉnh Đồng Tháp. PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.
Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Với những nỗi lực thông qua các dự án hợp tác quốc tế PGT Holdings tin rằng doanh nghiệp sẽ bứt phá trong thời gian tới.
Kết thúc phiên giao dịch 26/07/2022, VN-Index giảm 3,43 điểm (-0,29%) xuống 1.185,07 điểm. HNX-Index giảm 2,5 điểm (-0,88%) xuống 282,88 điểm. UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (0,07%) lên 88,41 điểm.
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 9.625 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 8% xuống còn 8.070 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng 50 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Thống kê giao dịch của mã PGT.
Đóng cửa giao dịch ngày 26/7/2022, mã PGT đang giao dịch với giá 5,500 VNĐ. Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.