Chỉ số chứng khoán là điều mà rất nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm. Không chỉ là một chỉ số đo lường tình hình kinh tế của một đất nước, các chỉ số chứng khoán này còn ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư khắp nơi trên thế giới.
 Ngày đăng: 23/03/2022

Chỉ số chứng khoán là giá trị được thống kê phản ánh tình hình của một nhóm chứng khoán thị trường chứng khoán. Các chỉ số chứng khoán sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm tương đồng như:

Cùng được niêm yết trên một sàn chứng khoán

Cùng một ngành nghề

Cùng một mức vốn hóa của thị trường

Các chỉ số chứng khoán này có thể được định ra do sở giao dịch chứng khoán, hãng thông tin, hoặc một thể chế tài chính.

6 chỉ số chứng khoán phổ biến thế giới:

Chỉ số chứng khoán Mỹ: 

2 chỉ số chứng khoán Mỹ được nhiều người quan tâm:

S&P 500 (The Standard and Poor’s 500) là một trong những chỉ số được giao dịch nhiều nhất tại Mỹ cũng như trên thế giới. Chỉ số được tính dựa trên 500 công ty có nguồn vốn lớn nhất trên sàn chứng khoán tại Mỹ. Một số công ty tiêu biểu: Apple, Microsoft, Amazon,… Chỉ số S&P 500 đã trải qua nhiều biến động của khủng hoảng kinh tế và có những thời gian giảm mạnh như khoảng 1929 – 1932 (50%), 2008 (37%). Nhưng nhìn chung, chỉ số này đều có mức tăng đều hàng năm.

DJIA (Dow Jones Industrial Average): cùng với S&P 500, chỉ số DJIA là hai chỉ số quan trọng nhất của chứng khoán Mỹ. Chỉ số được tính dựa trên 30 công ty lớn nhất trên các sàn chứng khoán của Mỹ: Apple, American Express Co,… Tính đến năm 2020, đã có 54 lần các công ty cấu thành bị thay đổi. Chỉ số DJIA được xem là sở hữu những mã cổ phiếu blue-chip tốt nhất thị trường Mỹ. Chính vì vậy, một chỉ số không đại diện cho cả thị trường nhưng có thể đại diện cho một nhánh cổ phiếu đại diện cho các "gã khổng lồ" có cổ tức cao nhất.

Chỉ số chứng khoán châu Âu:

Chỉ số chứng khoán châu Âu được nhiều nhà đầu tư quan tâm

FTSE 100 (The Financial Times Stock Exchange 100 Index): Chỉ số này bao gồm 100 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn giao dịch chứng khoán London, tương đương với 81% vốn hóa thị trường quốc gia .

CAC 40 (Cotation Assistée en Continu): chỉ số được ra mắt vào năm 1987 với 1000 điểm. Chỉ số CAC 40 gồm có 40 cổ phiếu có vốn hóa cao nhất của sàn EuroNext: Hermès, Essilor Luxottica,.. Các công ty này được xem xét định kỳ vào mỗi quý. 

Chỉ số chứng khoán châu Á:

Chỉ số chứng khoán châu Á được giới đầu tư quan tâm:

Nikkei 225 (Nikkei Stock Average): là chỉ số chứng khoán của sàn chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. Chỉ số Nikkei 225 bao gồm 225 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường: Ajinomoto, Aeon, Toyota Motor,…

Hang Seng: gồm 50 công ty lớn nhất thị trường chứng khoán Hồng Kông: HSBC, Tencent Holding, China Petroleum & Chemical Corporation,… chỉ số này ra mắt năm 1969 với mức giá cơ sở là 100 điểm. Đến tháng 10/2007, chỉ số Hang Seng đạt mức cao nhất với hơn 30,000 điểm.

Những chỉ số này không chỉ phản ánh tình hình kinh tế của từng khu vực có liên quan, mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư trong nước.

Tại Việt Nam, VN-Index là chỉ số thể hiện các xu hướng biến động giá của toàn bộ cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX). Chỉ số VN-Index này so sánh giá trị vốn hóa trên thị trường tại thời điểm hiện tại với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở vào ngày cơ sở. Trong đó, ngày cơ sở là ngày đầu tiên Sở HSX đi vào hoạt động 28/7/2000 và VN-Index có giá trị cơ sở ban đầu là 100 điểm.

Tương tự như Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSX), đối với Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng có các chỉ số đánh giá cổ phiếu trên thị trường này như HNX-Index, HNX30-Index,…

HNX-Index chính là chỉ số thể hiện biến động giá của tất cả các mã chứng khoán được giao dịch và niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). 

HNX30-Index là chỉ số giá đánh giá 30 công ty có vốn hóa thị trường cao nhất trên Sàn giao dịch HNX.

Các chỉ số này thể hiện thể hiện tâm lý của nhà đầu tư, sự tăng trưởng của kinh tế, hiệu suất hiện tại của thị trường chứng khoán, sự thay đổi, dịch chuyển trong cơ cấu nền kinh tế… vì thế nên rất đáng để các nhà đầu tư quan tâm.

Một mã cổ phiếu tiềm năng đáng chú ý trên sàn HNX đó chính là mã PGT của công ty cổ phần PGT Holdings - một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Mã PGT đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây. PGT tuần vừa qua nổi bật với thông tin về giá trị cổ phiếu và thanh khoản tăng đột biến:

photo-1647966475656

Bảng thông tin giao dịch cổ phiếu PGT (HNX) trong tháng 03/2022

photo-1647966477501

photo-1647966479396

Top 10 khối lượng giao dịch đột biến 20 ngày (HNX) ngày 16/03 và 17/03/2022

Top 10 sudden 20-day trading volume (HNX) on March 16 and March 17, 2022

(Sourse: https://top-10.vn/kinh-te/chung-khoan/chung-khoan-ngay-16-3-2022/

https://top-10.vn/kinh-te/chung-khoan/chung-khoan-ngay-17-3-2022/ )

Trong tuần vừa qua dù thị trường đỏ lửa và ảm đạm, cổ phiếu PGT vẫn liên tục bứt phá vượt bậc và tăng 10 lần giá trị thanh khoản khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Chứng tỏ PGT 1 mã cổ phiếu sôi động được nhiều nhà đầu tư giá trị đang quan tâm và nắm giữ. Trong 2 ngày 16/03 và 17/03, cổ phiếu PGT liên tục lọt top 10 khối lượng giao dịch đột biến 20 ngày – thật là những thành tích bứt phá đáng nể. Khép lại phiên giao dịch 22/03, PGT khớp lệnh thành công với mức giá 11,100 VNĐ - một cơ hội để các nhà đầu tư mua mã PGT với mức giá tốt với tầm nhìn đầu tư giá trị dài hạn và bền vững.

Là 1 công ty về lĩnh vực M&A, trong bối cảnh các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam - thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI (Post Merger Integration - Tích hợp sau sáp nhập) trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

photo-1647966484011

Ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp.

Đặc biệt ngày 23/2/2022 vừa qua, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdins mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.

Đặc biệt năm 2022, PGT holdings còn mở cửa chào đón thêm một cổ đông người Nhật Bản đầy kinh nghiệm và tài năng:

photo-1647966486599

Ông Nakao Hiroshi đã mua lại 230.000 cổ phiếu (khoảng 2,49%) cổ phiếu PGT và trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC. Hiện nay, ông là giám đốc của tổ chức Universal Network - hiệp hội quản lý nguồn nhân lực lớn ở Nhật Bản. Cho đến nay, tổ chức đã giới thiệu và giám sát hơn 3.000 thực tập sinh Việt Nam cho nhiều công ty Nhật Bản. Năm nay, với sự suy giảm của đại dịch covid-19, thì có nhiều dự đoán rằng hoạt động tuyển dụng nhân lực Việt Nam ở Nhật Bản sẽ trở nên sôi nổi. Với việc hợp tác với ông Nakao, PGT có thể góp phần vào việc kết nối những bạn trẻ tiềm năng người Việt với các doanh nghiệp xuất sắc của Nhật Bản.

PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và thế giới. Đây cũng là lý do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo. PGT Holdings tin rằng, cùng với những định hướng phù hợp trong từng giai đoạn và triết lý kinh doanh "Giá trị bền vững", PGT sẽ đem lại lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex – thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2004 do 03 thành viên sáng lập: Công ty cổ phần gas Petrolimex, Công ty xăng dầu khu vực II, Công ty cổ phần dịch vụ và vận tải Petrolimex Sài Gòn. Đến năm 2016, PGT Holdings được chuyển giao cho các đối tác Nhật Bản dưới sự dẫn dắt của CEO Kakazu Shogo và mở rộng hoạt động kinh doanh ra quốc tế.

Hiện tại, PGT Holdings đang sở hữu các công ty con trong và ngoài nước: Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát, Công ty Cổ phần PGT Japan tại Okinawa, Nhật Bản và Công ty tài chính vi mô BMF có trụ sở tại Myanmar Plaza Office Tower ở Yangon, thành phố lớn nhất ở Myanmar. PGT Holdings kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có Mua bán & Sáp nhập, xuất khẩu lao động, tài chính vi mô là những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều dấu ấn trong thời điểm nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Trong năm qua, PGT Holdings có lợi nhuận tài chính vượt trội nhờ những tín hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán. Trong tháng 02- 03/2022, mặc những rủi ro từ thị trường, cổ phiếu PGT vẫn phủ đầy sắc xanh. Nhờ sự tăng trưởng ổn định và tiềm năng phát triển lớn, PGT Holdings được dự đoán sẽ tiếp tục là nam châm thu hút nguồn vốn trên thị trường trong thời gian tới.

Bài viết liên quan

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024

M&A và IPO (Từ 4/11 - 8/11): Thị trường cần thêm lực đỡ để giải ngân

Kết thúc phiên giao dịch 8/11, VN-Index giảm 7,19 điểm (0,57%), về mức 1252,56 điểm; HNX-Index giảm…
 09/11/2024