Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 518 triệu đơn vị, với giá trị vỏn vẹn 11,5 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch chỉ đạt 71 triệu đơn vị, tương đương 1,4 ngàn tỷ đồng.
Trong bốn phiên giao dịch từ ngày 21 đến 26/9, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tổng cộng 50,000 tỷ đồng thông qua phát hành tín phiếu trên thị trường mở.
Trong khi đó, cùng thời điểm này, trong ba phiên liên tiếp từ 24 đến 26/9, thị trường chứng khoán ghi nhận những phiên giảm mạnh, trước khi hồi phục lại trong phiên 27/9.
Tâm điểm đáng chú ý gần đây của thị trường tài chính Việt Nam là việc Ngân hàng Nhà nước (SBV) quay lại phát hành tín phiếu trên kênh thị trường mở, với tổng khối lượng là 90.000 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày trong 6 phiên liên tiếp.
Cơ chế đấu thầu lãi suất được sử dụng và lãi suất trúng thầu ở mức tương đối thấp, trong khoảng từ 0,49% đến 0,69% cho kỳ hạn 28 ngày. Số lượng thành viên tham gia đấu thầu đã cải thiện từ 2/17 thành viên trong phiên đầu tiên lên đến 9/12 thành viên trong phiên ngày 27/9/2023.
Điều này đã khiến một bộ phận nhà đầu tư lo ngại SBV sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt và đây được xem là một trong những nguyên nhân tác động đến diễn biến thị trường chứng khoán thời gian gần đây.
Việc lo ngại về sự đảo chiều chính sách tiền tệ của SBV là điều khá dễ hiểu khi thời điểm tháng 6/2022, SBV cũng đã tiến hành phát hành tín phiếu trên kênh thị trường mở và tổng khối lượng phát hành lên đến gần 660,000 tỷ đồng trước khi đưa ra quyết định tăng lãi suất điều hành vào tháng 9/2022.
Theo thông tin từ SSI Research - bộ phận phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI cho biết mặc dù thời điểm hiện nay và giai đoạn tháng 6/2023, Việt Nam đều chịu áp lực tỷ giá - một trong những nguyên nhân khiến SBV phát hành tín phiếu nhưng bối cảnh hiện nay đã có nhiều sự khác biệt với hồi tháng 6/2022. Cụ thể:
Thứ nhất, về cơ chế đấu thầu: Phát hành tín phiếu trong giai đoạn tháng 6/2022 là đấu thầu theo khối lượng (và sau đó mới chuyển thành đấu thầu lãi suất), trong khi đó đấu thầu lãi suất được sử dụng trong 5 ngày vừa qua. Lãi suất phát hành tín phiếu SBV năm nay gần như tương đương giai đoạn bắt đầu phát hành vào năm ngoái (với kỳ hạn dài hơn), tuy nhiên bản chất lại tương đối khác nhau nếu xem xét chi tiết.
Cụ thể, thanh khoản tại các ngân hàng đều dồi dào, nguyên nhân của vấn đề này trong năm nay lại khác nhiều so với năm trước. Trong năm 2022, nguyên nhân chủ yếu đến từ tăng trưởng tín dụng chạm mức trần hạn mức từ giữa năm thì năm 2023 vấn đề tín dụng tăng chậm là do kinh tế tăng trưởng chậm lại (tăng trưởng tín dụng tại ngày 15/09/2023 chỉ ở mức 5,5% so với đầu năm (cuối tháng 8/2023: 5,3%).
Đáng chú ý, một điểm khác biệt quan trọng so với năm ngoái là trong khi mục tiêu chung là nhằm giảm áp lực lên tiền Đồng, SBV lựa chọn phát hành tín phiếu làm phương án bắt đầu trong năm 2023 (thay vì bán dự trữ ngoại hối như năm 2022), nhằm hạn chế ảnh hưởng dài hạn đến thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, về tỷ giá: Khác với năm ngoái, mức độ biến động tỷ giá trên thị trường ngân hàng và chợ đen cho thấy chênh lệch cung - cầu đang nghiêng nhiều trên thị trường ngân hàng – nhiều khả năng là do hoạt động đầu cơ chênh lệch tỷ giá từ các ngân hàng thương mại. Vị thế ngoại tệ trên hệ thống vẫn chưa gặp quá nhiều áp lực nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào.
Một điểm tích cực khác là vị thế của SBV tương đối khác so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái (nhờ lượng dự trữ ngoại hối đã được bổ sung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm).
Ngân hàng Nhà nước sẽ hút tiền qua tín phiếu đến bao giờ?
Theo các chuyên gia, mức tín phiếu đang lưu hành tối đa mà SBV đã thực hiện trong nhiều năm trở lại đây là vào khoảng 200,000 tỷ đồng - đồng nghĩa với việc SBV vẫn có thể có dư địa để phát hành thêm khoảng 110,000 tỷ đồng - tương đương vào khoảng 5 - 6 phiên giao dịch nữa với tốc độ hiện tại để đạt được con số này.
Thứ hai, SBV đã phát hành tín phiếu với lãi suất khá thấp và mặt bằng lãi suất liên ngân hàng chưa có sự thay đổi đáng kể nào có thể chứng minh được quan điểm là thanh khoản trên thị trường 2 đang rất dồi dào.
Do đó, việc SBV phát hành tín phiếu ở thời điểm hiện tại có thể là bước đi ban đầu của SBV là nhằm kiểm tra thanh khoản toàn hệ thống (nhất là ở thời điểm cuối quý) và có những đánh giá cho mức lãi suất phù hợp trên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu, chứng khoán có bị ảnh hưởng?
Theo các chuyên gia, việc phát hành tín phiếu đã nằm trong lộ trình của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay trong bối cảnh giải ngân đầu tư công chưa đạt được hiệu quả như mong muốn thì việc Ngân hàng Nhà nước hút tiền để hạn chế lạm phát là hợp lý. Thời điểm sang tháng 10 và đến cuối năm, việc "hút tiền" sẽ được dừng lại và lúc đó NHNN sẽ bơm tiền lại để thúc đẩy kinh tế. Vì vậy việc phát hành tín phiếu hiện nay tuy có ảnh hưởng nhưng không quá mạnh đến thị trường chứng khoán.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 2/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./