Tâm lý số đông đã rạn nứt khá rõ khi các câu chuyện về đầu cơ kiếm tiền nhanh hay "phím hàng" đã trở thành bài học đắt giá cho F0 (nhà đầu tư mới) trên sàn chứng khoán.
 Ngày đăng: 21/01/2022

Liên tiếp 2 phiên đầu tuần ngày 17/1, 18/1 mất điểm, khiến các nhà đầu tư vô cùng hoang mang và hoảng loạn về thị trường dịp cận tết.

Hiện nay trên thị trường đang lan truyền các thống kê và lập luận rằng hiện tượng liên đới margin call (gọi bổ sung ký quỹ) đang xảy ra khiến thị trường lao dốc, nghĩa là khi không bán được những hàng đang bị "nhốt" do mất thanh khoản như mã FLC (Tập đoàn FLC), ROS (Xây dựng FLC Faros)... thì sẽ bán liên đới các mã trong danh mục.

Trong khi đó tại phiên giao dịch đầu tiền ngày 17/1/2022, tài khoản của không ít nhà đầu tư đã bị rơi vào mức âm khi thị trường lao dốc, riêng VN-Index đã bị giảm hơn 43 điểm - mức giảm sâu nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây - đồng thời riêng sàn HoSE cũng giảm gần 165.000 tỉ đồng vốn hóa.

Thị trường còn bị ảnh hưởng bởi việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm đi kèm cảnh báo của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sẽ siết dòng tín dụng vào nhóm bất động sản và chứng khoán. Là đòn đánh mạnh vào nhóm cổ phiếu của bất động sản, cổ phiếu của chứng khoán và tạo ra tâm lý domino rõ rệt.

Sau khi phân tích tình huống và bóc tách biến động, không có gì bất ngờ khi sự sợ hãi hội tụ ở hầu hết các nhóm cổ phiếu chứng khoán và kéo liên tiếp những phiên giảm điểm. Tới ngày 18/1/2022, VN-Index giảm 13,9 điểm (0,96%) xuống còn 1.438,94 điểm.

Các nhóm mua bán cổ phiếu trung và dài hạn không có gì đột biến. Cá nhân trong nước bán ròng tương đối ở nhóm ngân hàng khi phát sinh tâm lý bảo toàn thành quả và bảo toàn danh mục.

Thị trường khốc liệt, nhà đầu tư F0 chờ tín hiệu tốt.

Kinh tế Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo khởi sắc, ở mức 5,5% năm 2022 so với 2,6% của năm 2021. Tỷ lệ tiêm vắc xin của Việt Nam ở mức rất cao, hàng đầu thế giới. Các hoạt động kinh tế trong nước được phục hồi cùng với diễn biến phục hồi kinh tế trên toàn cầu.

Chính phủ cũng đặt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% năm 2022. Lạm phát hiện ở mức thấp và vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Trong các dự báo gần đây, nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng áp lực bán ra hiện nay là bình thường vì chỉ số chứng khoán đã leo lên đến vùng đỉnh, khiến áp lực chốt lời tăng mạnh. Một nhịp điều chỉnh sau giai đoạn tăng nhanh là điều cần thiết để thị trường có thể hướng tới các mốc cao mới trong thời gian tới.

Một số nhà đầu tư gần đây cũng cơ cấu danh mục theo hướng giảm tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt các cổ phiếu tăng nóng, để bảo toàn lợi nhuận. Lực cầu thấp khi nhiều người đứng ngoài quan sát trong khi áp lực bán ra tăng lên.

"Tăng mạnh rồi giảm sâu là bình thường. Trừ các cổ phiếu đầu cơ, không có giá trị cốt lõi, còn nhiều cổ phiếu lớn đang trong xu hướng tăng chung. Nhiều doanh nghiệp vẫn vượt qua giông bão, có kết quả kinh doanh tốt và triển vọng mở rộng thị phần, quy mô rất tươi sáng. Những cổ phiếu này giảm rồi sẽ trở lại với xu hướng tăng".

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên đà trở thành "con hổ" tiếp theo của châu Á. Trong năm 2022, thị trường nhiều khả năng vẫn duy trì tăng điểm nhờ các yếu tố nền tảng vĩ mô, doanh nghiệp và dòng tiền. Chỉ số VN-Index có thể lên 1.782 điểm, với giả định EPS tăng trưởng 16,5% tương ứng P/E đạt 18 lần.

Bên cạnh đó kinh tế vĩ mô ổn định và gói hỗ trợ phục hồi kinh tế thông qua sẽ tạo đà giúp nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng. GDP được dự báo tăng 6,6% và 7% trong năm 2022 và 2023 (kịch bản tích cực). Từ đó, doanh nghiệp niêm yết kỳ vọng cải thiện mạnh lợi nhuận nhờ phục hồi sản xuất, tiêu dùng. Việc các quốc gia và khu vực chủ chốt tiếp đà tăng trưởng cũng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất trong nước hồi phục.

Một điểm tích cực nữa là năm 2021 vừa qua, lượng người quan tâm đến thị trường chứng khoán tăng vọt, với khoảng 1,4 triệu tài khoản mở mới. Dòng tiền vào thị trường cùng với triển vọng hồi phục của các doanh nghiệp là động lực cho từng mã cổ phiếu.

Những triển vọng của thị trường chứng khoán nằm " Top" thị trường chứng khoán mới nổi.

Các thị trường chứng khoán trên thế giới tùy theo mức độ phát triển của mình mà được phân loại thành các nhóm chính bao gồm: thị trường cận biên (frontier), thị trường mới nổi (emerging), và thị trường đã phát triển. Hiện nay có hai tổ chức xếp hạng thị trường uy tín nhất là FTSE và MSCI_MSCI (Morgan Stanley Capital International), S&P (Standard & Poor’s), FTSE (Financial Times Stock Exchange), Dow Jones và Russell... các tổ chức này nhằm mục đích hỗ trợ các nhà đầu tư quốc tế trong việc đánh giá các cơ hội đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Riêng đối với FTSE, nhóm thị trường mới nổi còn được chia làm hai là hạng hai (Secondary Emerging) và đã phát triển (Developed Emerging).

photo-1642696891692

Những triển vọng của thị trường chứng khoán nằm " Top" thị trường chứng khoán mới nổi.

Dự kiến tháng 3/2022 sắp tới đây sẽ có một đánh giá giữa kỳ (Interim Review) cho việc thay đổi xếp hạng. Mục tiêu của Việt Nam là thị trường chứng khoán mới nổi được phát triển trước năm 2025, ngang hàng với Thái Lan, Malaysia, Đài Loan như hiện nay.

Việc xếp hạng đối với các thị trường chứng khoán là quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư. Thông thường, các quỹ đầu tư từ các nước phát triển với nguồn vốn dồi dào sẽ chú trọng nhiều vào thị trường phát triển và thị trường mới nổi, chủ yếu hoán đổi danh mục giữa các thị trường này. Cho nên một thị trường chứng khoán từ nhóm cận biên chuyển sang nhóm mới nổi là một sự chuyển mình rất lớn trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài.

Quay trở lại với câu chuyện các nhà đầu tư nước ngoài sắp rót vốn vào Việt Nam, được biết cổ phiếu PGT Holdings (HNX: PGT) đang là một trong những doanh nghiệp thu hút nguồn vốn khá lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài so với các doanh nghiệp cùng ngành.

PGT Holdings (HNX: PGT) có một xuất phát điểm là tiền thân của Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Những năm qua, khi đội ngũ Ban quản trị bao gồm cả các lãnh đạo cao cấp người Nhật Bản và người Việt Nam đã đưa doanh nghiệp phát triển từng bước rõ nét. Chất lượng quản trị của doanh nghiệp PGT được nâng cao. Bởi vì các nhà đầu tư người Nhật Bản (đặc biệt CEO CỦA PGT Holdings ông Kakazu Shogo_ đã có 10 năm kinh nghiệm trong thị trường Việt Nam) với các tiêu chuẩn ở thị trường đã phát triển, sẽ yêu cầu doanh nghiệp gia tăng tính minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực tốt của thế giới trong vấn đề quản trị. Thêm vào đó nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ sở hữu đáng kể sẽ cùng tham gia hoạch định chiến lược, quản trị điều hành doanh nghiệp tốt hơn nữa.

Tâm lý các nhà đầu tư tại phiên giao dịch ngày 20/1 đang dần ổn định lại sau chuỗi phiên giao dịch đầu tuần đầy ảm đạm. Đóng cửa, VN-Index tăng 22,51 điểm (1,56%) lên 1465,3 điểm, HNX-Index tăng 2,49 điểm (0,61%) lên 411,8 điểm và UPCoM-Index tăng 1,83 điểm (1,7%) lên 109,67 điểm.

photo-1642696895256

Cổ phiếu PGT Holdings tại phiên giao dịch ngày 20/1/2022.

Tiếp tục là chuỗi tăng trưởng chậm mà chắc của cố phiếu PGT Holdings, kết thúc phiên giao dịch hôm nay 20/1 PGT khớp lệnh thành công 34,800 cổ phiếu và giá đóng cửa 10,400 VNĐ.

Đặc biệt PGT Holdings còn bật mí sắp tới doanh nghiệp sẽ tiếp tục chào đón thêm một cổ đông lớn người Nhật Bản nữa rót vốn vào để phát triển công ty hơn nữa. Vì thế đó là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, rót vốn vào PGT Holdings để sinh lời, ăn lên làm ra trong thời gian tới. PGT Holdings tin rằng, một bức tranh tài chính với những chỉ số kế toán tích cực sẽ giúp PGT Holdings phát triển "nhảy vọt"trong năm 2022.

Bài viết liên quan

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024

M&A và IPO (Từ 4/11 - 8/11): Thị trường cần thêm lực đỡ để giải ngân

Kết thúc phiên giao dịch 8/11, VN-Index giảm 7,19 điểm (0,57%), về mức 1252,56 điểm; HNX-Index giảm…
 09/11/2024