Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất được công bố tháng 1/2023, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm 2023 xuống còn 1,7%, mức chậm nhất kể từ năm 1993, do lạm phát tăng cao, lãi suất tăng, đầu tư giảm và gián đoạn do tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine.
 Ngày đăng: 20/02/2023

photo-1676813907336

Cả ba cỗ máy tăng trưởng lớn của thế giới là Mỹ, khu vực đồng Euro và Trung Quốc đều đang trải qua thời kỳ yếu đi rõ rệt. Chịu nhiều sức ép từ khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới, sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, tăng trưởng tại Việt Nam dự kiến giảm còn 6,3%.

Nhìn nhận lại những rủi ro, thách thức chính năm 2022 và dự báo cho năm 2023, cho rằng có bốn điều tăng, gồm: (i) những điều bất định tăng như chiến tranh, dịch bệnh…; (ii) lạm phát, lãi suất tăng và còn ở mức cao; (iii) rủi ro tài chính tăng như lãi suất tăng, tỷ giá tăng, rủi ro nợ tăng..; (iv) rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực tăng, an ninh chuỗi cung ứng.

Cùng với đó là hai điều suy giảm rõ rệt, đó là lợi nhuận biên của doanh nghiệp giảm, cùng với đó, đà phục hồi kinh tế giảm và suy thoái nhẹ, cục bộ vào năm 2023.

Nỗi lo lắng về suy thoái

Trong những thách thức lớn mà kinh tế thế giới năm 2023 phải đối mặt, giới phân tích dành nhiều sự quan tâm về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát toàn cầu liệu đã qua đỉnh hay chưa.

Về vấn đề chỉ tiêu lạm phát, theo TS. Cấn Văn Lực, số liệu lạm phát toàn cầu cũng như một số khu vực lớn, một số quốc gia lớn như Mỹ, EU, Anh, Đức cho thấy về cơ bản, lạm phát đã qua đỉnh. Đỉnh CPI toàn cầu năm 2022 khoảng 8,8%, năm 2023 dự báo mức khoảng 6,5% và đến năm 2024 tiếp tục giảm xuống còn khoảng 4%.

photo-1676813910383

Theo dõi CPI lõi của Mỹ, CPI tổng thể của Mỹ, đặc biệt chỉ số PCE được Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sử dụng làm thước đo lạm phát, phản ánh mức chi tiêu thực tế của người tiêu dùng trong đó có cả việc thay đổi hành vi tiêu dùng khi giá cả tăng, cho thấy các chỉ số này về cơ bản bắt đầu giảm từ tháng 6 hoặc tháng 10 vừa qua.

Cùng với đó, giá các loại hàng hóa khác cũng giảm tương đối mạnh từ tháng 9,10/2022, đặc biệt quý 4/2022 giảm tương đối tích cực, cả năng lượng cũng như phi năng lượng.

Là cái giá phải trả trong cuộc chiến chống lạm phát, kinh tế thế giới sẽ bước vào giai đoạn suy thoái năm 2023. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng 10 tiêu chí, nhóm nghiên cứu của BIDV đưa ra nhận định có lẽ thế giới sẽ suy thoái trong năm nay nhưng có ba đặc điểm cần lưu ý.

Song hành là lộ trình về tăng lãi suất, vị chuyên gia này cho rằng nhiều khả năng Mỹ sẽ tăng lãi suất khoảng hết quý 1/2023 thêm hai lần nữa, sau đó sẽ dừng lại và có thể cân nhắc bắt đầu giảm lãi suất từ quý 1/2024.

Tại thị trường Việt Nam

Các chuyên gia cho rằng kinh tế thế giới suy thoái sẽ khiến thị trường xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam bị thu hẹp, tăng trưởng chậm lại, du lịch quốc tế phục hồi chậm… Việt Nam dựa nhiều vào thương mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu nên khi những biến cố xảy ra, "cơn gió ngược" xảy ra, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia suy giảm mạnh nhất trong các nước ASEAN, rõ ràng đây một rủi ro rất lớn.

Số liệu cho thấy trong 10 quốc gia chiếm hơn 71% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong đó tính riêng 7 quốc gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Anh và Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 58% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, được dự báo có mức độ suy thoái kinh tế ở mức độ nhẹ trong ngắn hạn, vì vậy, một số ngành dệt may, da giày, đồ gỗ của nước ta sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.

Việt Nam đứng trước cơ hội thu hút vốn đầu tư mới

FDI 2023 sẽ khả quan: Không chỉ thu hút đầu tư vào những ngành sản xuất thâm dụng lao động và đơn giản, năm 2022 Việt Nam đã đón nhận những cam kết mạnh mẽ từ các nhà cung cấp của Samsung và Apple. Điều này thể hiện niềm tin ngày càng lớn vào khả năng nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động, tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất toàn cầu và thực hiện quản trị tốt xuyên suốt chuỗi cung ứng của các đối tác Việt Nam.

Những khoản đầu tư lớn gần đây đến từ phía các nhà cung cấp của Apple, Lotte, Foxconn hay cả nhà sản xuất đồ chơi Lego của Đan Mạch là những tín hiệu đáng khích lệ cho tương lai của Việt Nam. Chắc chắn, những nhà đầu tư này sẽ mang lại tiền và tạo việc làm cho Việt Nam. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hoạt động đầu tư này sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với toàn bộ nền kinh tế.

Trong năm 2022, FDI đạt mức kỷ lục 22,4 tỷ USD từ mức 19,7 tỷ USD năm 2021 và cao hơn 13,5% so với kỷ lục trước đó là 20,4 tỷ USD vào năm 2019. Con số vốn FDI thực hiện phản ánh các nhà đầu tư nước ngoài thực tế đang đổ tiền nhiều hơn vào Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 12 và dự báo cho năm sau đánh giá, Việt Nam sở hữu những lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh như chi phí nhân công rẻ, vị trí địa lý thuận lợi (gần trung tâm sản xuất phía Nam Trung Quốc), ổn định chính trị và nhiều ưu đãi từ các FTA. Kỳ vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ khả quan dù trong bối cảnh tiêu dùng và xuất khẩu chậm lại, và Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ dòng vốn FDI khỏe mạnh khi các công ty tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng...

Các chuyên gia cho rằng, đánh giá những yếu tố tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam là vấn đề cấp thiết và mong muốn Chính phủ thành lập một tổ công tác đặc biệt thực hiện việc này, nhằm đưa ra giải pháp kịp thời cho việc thu hút FDI thời gian tới.

Quay trở lại với cơ hội kinh doanh cụ thể, PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Tại TTCK, kết phiên phiên giao dịch ngày 17/2/2023, VN-Index tăng 1,02 điểm lên 1059,31 điểm; toàn sàn có 173 mã tăng, 221 mã giảm và 77 mã đứng giá. HNX- Index giảm 0,89 điểm xuống 209,95 điểm; toàn sàn có 66 mã tăng, 88 mã giảm và 75 mã đứng giá. UPCOM-Index giảm 0,72 điểm xuống 78,94 điểm; toàn sàn có 155 mã tăng, 156 mã giảm và 106 mã đứng giá.

Về giá trị giao dịch đạt gần 9000 tỷ đồng, riêng tại HOSE hơn 7500 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 12 tỷ trên sàn HoSE.

photo-1676813913002

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 17/2/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ./

Bài viết liên quan

Niềm tin dần trở lại với thị trường bất động sản trong thời gian tới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 18/04/2024

Triển vọng thị trường Fintech Việt Nam

Đóng cửa phiên phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index dừng ở mức 1215,68 điểm, giảm 0,93 điểm (0,08%) trong…
 17/04/2024

Thị trường chứng khoán đang diễn biến như thế nào?

Kết phiên giao dịch ngày 15/4, chỉ số VN-Index đã dừng ở mốc 1216,16 điểm với mức giảm gần 60 điểm (59,99…
 16/04/2024

Thị trường có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4

Chỉ số VN-Index kết phiên giao dịch ngày 12/4, tăng 18,40 điểm, đạt 1276,6 điểm. Độ rộng của thị trường…
 15/04/2024

M&A và IPO (Từ 8/4 - 12/4): Nhà đầu tư lưu ý giao dịch khi cổ phiếu phân…

VN-Index kết phiên ngày 12/4 với đà tăng mạnh 18,4 điểm (1,46%), lên mức 1276,6 điểm; HNX-Index tăng…
 13/04/2024

Dự báo yếu tố tác động đến CPI năm 2024

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/4, VN-Index dừng ở mức 1258,2 điểm, xuống 0,36 điểm (0,03%); VN30-Index…
 12/04/2024

Lao động Việt Nam đang thu hút doanh nghiệp nước ngoài

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/4, VN-Index giảm 4,26 điểm (0,34%), về mức 1258,56 điểm; HNX-Index…
 11/04/2024

Nhà đầu tư có nên rót vốn vào BĐS ở thời điểm này?

Khép lại phiên giao dịch ngày 9/4, VN-Index đóng cửa tăng 12,47 điểm (1,00%), lên mức 1262,82 điểm.…
 10/04/2024

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh

Kết phiên, VN-Index giảm 4,76 điểm (0,38%), về mức 1250,35 điểm; HNX-Index giảm 1,6 điểm (0,67%), về…
 09/04/2024

Doanh nghiệp FDI tăng đầu tư theo tiêu chí "xanh"

Đóng cửa phiên ngày 5/4, VN-Index giảm 13,14 điểm (1,04%), xuống mức 1255,11 điểm; VN30-Index dừng tại…
 08/04/2024

M&A và IPO (Từ 1/4 - 5/4): TTCK giữ tâm lý thận trọng

Đóng cửa phiên ngày 5/4, VN-Index giảm 13,14 điểm (1,04%), xuống mức 1255,11 điểm; VN30-Index dừng tại…
 08/04/2024

Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc trong bối cảnh mới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/4, VN-Index giảm 3,2 điểm về mức 1268,3 điểm, HNX-Index giảm 1,51 điểm…
 05/04/2024