Thống kê cho thấy lượng margin chốt tới cuối năm 2023 là vào khoảng 180 nghìn tỷ, chỉ xếp sau lượng margin khi thị trường lập đỉnh ở 1,500 điểm vào cuối năm 2021 và cuối quý 1 năm 2022. Bình luận từ các chuyên gia gần gũi với hoạt động này cho thấy có hiện tượng vay vốn thay thế kênh ngân hàng bằng việc cầm cố cổ phiếu trên tài khoản. Nhà đầu tư có nhiều cách để có thể rút tiền vay này ra sử dụng vào mục đích khác ngoài giao dịch.
Trước triển vọng này, nhiều doanh nghiệp chứng khoán đã có phương án tăng vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Giới phân tích dự báo dù còn nhiều khó khăn nhưng năm 2024, chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tăng điểm với nhiều gam màu tươi sáng hơn. Nhờ mặt bằng lãi suất, dòng tiền sẽ tiếp tục "chảy" vào kênh chứng khoán. Cùng với đó, nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi tích cực, việc nâng hạng thị trường sẽ giúp thu hút dòng vốn ngoại.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp tăng vốn để bù lại dòng vốn đang bị "đóng băng" do nắm giữ lượng lớn trái phiếu. Nhìn chung, các đợt tăng vốn có thể coi là chiến lược đi trước đón đầu làn sóng tăng của thị trường chứng khoán trong năm 2024 với sự hồi phục của các doanh nghiệp và vận hành hệ thống KRX (hệ thống công nghệ thông tin điều hành và quản lý giao dịch trên thị trường chứng khoán của Hàn Quốc).
Mảng cho vay ký quỹ (margin) còn nhiều động lực tăng trưởng. Xu thế hy sinh một phần lợi nhuận mảng môi giới sẽ còn tiếp tục trong năm 2024, bù lại các doanh nghiệp có thể thu hút tệp khách hàng mới và tạo tiền đề cho mảng margin.
Tuy nhiên, các đợt tăng vốn diễn ra liên tục trong giai đoạn 2022-2023 đã khiến cung margin mở rộng, tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu toàn ngành mới ở mức 68%. Với ngưỡng cho vay tối đa là 200%, dư địa cho vay năm 2024 là khá lớn. Lợi nhuận từ mảng margin 5 năm gần đây luôn đóng góp 35-45% vào lợi nhuận gộp của các công ty chứng khoán. Vì vậy kỳ vọng mảng cho vay margin sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng lợi nhuận của nhóm chứng khoán.
Việc tăng vốn nóng trong bối cảnh thanh khoản thị trường chưa thực sự sôi động trở lại có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty chứng khoán trong ngắn hạn.
Tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng vốn đã khiến chỉ số ROE (Tỷ số lợi nhuận trên tài sản) trung bình của nhóm công ty chứng khoán niêm yết trên HOSE và HNX giảm xuống mức rất thấp. Cần vài năm để dòng tiền tăng vốn được hấp thụ.
Xu thế dòng tiền diễn biến như thế nào
Giai đoạn dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng vừa qua đã giúp cho chỉ số cũng như các cổ phiếu thiết lập các vùng đỉnh mới trong ngắn hạn, do đó việc điều chỉnh và tái tích lũy trở lại để chuẩn bị cho các nhịp bứt phá mới trong một xu hướng tăng điểm là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, điều mà chúng ta đang quan sát thấy đó là dòng tiền đang thiếu đi động lực. Thanh khoản trong cả nhịp tăng lẫn điều chỉnh đều suy yếu, cho thấy sự quyết liệt không hoàn toàn xuất hiện ở phe nào.
Chiều mua sau những phiên tăng dài tập trung vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt cũng đã chững lại ở đây, mặc dù cũng đã có sự lan tỏa nhưng tính chất cục bộ vẫn hiện hữu, được thể hiện bởi sự phân hóa liên tục giữa các nhóm ngành và ngay giữa các cổ phiếu trong cùng một ngành. Thiếu đi nhóm dẫn dắt thay thế để thu hút lại dòng tiền, chỉ số sẽ khó có thể duy trì ổn định được đà tăng cũng như biên độ tăng điểm sẽ không lớn.
Tuy vậy, chiều bán cũng không thể hiện trạng thái áp đảo hơn và phần nào, hành động bán đến từ việc chốt lời những vị thế trading ngắn hạn. Thị trường hiện tại không còn nhiều thông tin tiêu cực hay những kỳ vọng kém khả quan để nhà đầu tư từ bỏ vị thế nắm giữ cổ phiếu hoặc bán tháo mạnh. Do đó, việc thanh khoản sụt giảm trong giai đoạn này không phải là một tín hiệu hỗ trợ cho một xu hướng tăng điểm, nhưng cũng không có nghĩa là thể hiện tâm lý bi quan của nhà đầu tư và tôi cho rằng, trạng thái giao dịch có thể đang cho thấy xu hướng "nghỉ ngơi" trước thời điểm nghỉ lễ hơn.
Hiện nay, giá trị giao dịch, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đang thấp hơn so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, có thể thấy thanh khoản thị trường còn nhiều dư địa để cải thiện.
Việt Nam hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi trong năm 2025. Nâng hạng thị trường sẽ giúp thu hút một lượng vốn đáng kể từ các quỹ đầu tư ngoại. Ngoài ra, quá trình nâng hạng sẽ giúp cải thiện nhiều điều kiện về môi trường đầu tư, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển cả về chất và lượng, tiến gần hơn tới chuẩn quốc tế.
Thực tế cho thấy, trong 5 năm vừa qua, các công ty chứng khoán đã liên tục tăng vốn, đưa quy mô tăng gấp 3 lần. Qua đó, các công ty chứng khoán sẽ có thêm nguồn lực để tăng trưởng trong các mảng kinh doanh chính như cho vay.
Thị trường chứng khoán phát triển là xu hướng tất yếu. Trong nhiều thập kỷ qua, dòng vốn đầu tư toàn cầu đang dịch chuyển từ kênh tiền gửi tiết kiệm sang các kênh đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 30/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,000 VNĐ./