Trong tuần này có 10 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Người thân của Chủ tịch CTCP Mía Đường Lam Sơn (Lasuco, HOSE: LSS) thông báo bán hết cổ phần tại LSS.
Ông Lê Văn Tam đã bán toàn bộ gần 2.4 triệu cp đang nắm giữ tại CTCP Mía Đường Lam Sơn (Lasuco, HOSE: LSS) theo hình thức thỏa thuận, trong thời gian từ ngày 08-28/09/2022.
Ông Tam là cố vấn cấp cao của LSS, đồng thời là bố ruột của ông Lê Văn Tân - Chủ tịch HĐQT LSS, người đang nắm giữ gần 3.4 triệu cp (tương ứng 4.78% vốn cổ phần Công ty).
2. Cổ đông lớn của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro, UPCoM: HTM) chuyển nhượng cổ phiếu HTM.
Ngày 27/09/2022, Công ty TNHH Thương mại - Du lịch Ngọc Lâm không còn là cổ đông của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro, UPCoM: HTM) sau khi bán thành công toàn bộ gần 35 triệu cp HTM đang nắm giữ.
Cùng ngày 27/9, CTCP Bất động sản Nghỉ dưỡng Quảng Nam thông báo trở thành cổ đông lớn của Hapro, sau khi mua thành công lượng cổ phiếu tương đương số lượng bán ra của Thương mại - Du lịch Ngọc Lâm.
3. Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel, UPCoM: TVN) thông qua thoái sạch vốn tại Thép Đà Nẵng.
HĐQT Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel, UPCoM: TVN) vừa thông qua việc thoái toàn bộ hơn 6,7 triệu cp (31,16% vốn điều lệ) tại CTCP Thép Đà Nẵng (DNS) với giá khởi điểm 18,069 đồng/cp.
TVN hiện đang là cổ đông lớn thứ hai của DNS, xếp sau Công ty TNHH MTV Thép VAS An Hưng Tường (65.99%).
4. Phó Chủ tịch Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) đăng ký mua 20 triệu cp.
Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG), bà Nguyễn Thị Thanh Huyền vừa đăng ký mua 20 triệu cp từ ngày 07/10-04/11/2022 nhằm nâng tỷ lệ sở hữu.
Nếu mua thành công, bà Huyền sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại DIG từ 3.61% (hơn 22 triệu cp) lên 6.89% (hơn 42 triệu cp) và trở thành cổ đông lớn của DIG.
5. CTCP Tập đoàn Nova Consumer (OTC: NCG) mua một công ty đồ uống
HĐQT CTCP Tập đoàn Nova Consumer (OTC: NCG) vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nova Beverages.
Cụ thể, Nova Consumer sẽ nhận chuyển nhượng phần vốn góp gần 400 tỷ đồng tại Nova Beverages từ CTCP Đầu tư Tiêu dùng.
Sau khi hoàn tất việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp nói trên, Nova Consumer sẽ sở hữu 99.998% vốn điều lệ của Nova Beverages. Theo đó, Nova Beverages trở thành công ty con của Nova Consumer.
6. Người thân Chủ tịch CTCP Điện cơ Hải Phòng (HNX: DHP) thông báo thoái hết vốn
Ông Nguyễn Quốc Tú vừa đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu sở hữu tại CTCP Điện cơ Hải Phòng (HNX: DHP) trong thời gian từ 07/10-02/11/2022 nhằm mục đích cá nhân.
Về mối liên hệ, ông Tú là em vợ của Chủ tịch HĐQT DHP - ông Hoàng Thanh Hải. Hiện, cá nhân ông Hải đang sở hữu hơn 1.3 triệu cp, chiếm 13.77% vốn DHP.
Nếu bán thành công 1.1 triệu cp DHP đang nắm giữ, chiếm tỷ lệ 11.21% vốn, ông Tú sẽ không còn là cổ đông của Công ty.
7. CTCP Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Captial) đã mua 1 triệu cp TPB
CTCP Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Captial) đã mua 1 triệu cp của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank: HOSE: TPB) theo hình thức khớp lệnh qua sàn trong thời gian từ 29/09-06/10/2022. Ước tính FPT Capital đã chi hơn 24 tỷ đồng để sở hữu 0.063% vốn tại TPBank.
8. Chủ tịch CTCP Đầu Tư Icapital (HOSE: PTC) đăng ký mua 2.9 triệu cp
Bà Phạm Thị Thu Hà - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu Tư Icapital (HOSE: PTC) đăng ký mua cổ phiếu trong thời gian từ 12/10-10/11/2022 nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
Hiện, Chủ tịch PTC không sở hữu cổ phần tại Công ty. Nếu mua thành công 2.9 triệu cp, bà Hà sẽ trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 8.98%.
9. Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) thông qua việc bán 85% vốn tại YAG Entertainment
Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) vừa thông qua kế hoạch chuyển nhượng vốn tại công ty con. Cụ thể, Yeah1 dự kiến chuyển nhượng 1.564.000 cổ phiếu, tương ứng 85% vốn điều lệ tại tại Công ty Cổ phần YAG Entertainment.
Thời gian dự kiến thực hiện trong tháng 10/2022. Như vậy, nếu chuyển nhượng thành công, Công ty Cổ phần YAG Entertainment sẽ không còn là công ty con trực tiếp của Yeah1.
10. Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) vừa thông báo thành lập Công ty TNHH KIDO Long An
Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) vừa thông báo thành lập Công ty TNHH KIDO Long An tại Long An với vốn điều lệ 250 tỷ đồng (Tuy nhiên KDC vẫn chưa công bố về tỷ lệ sở hữu tại KIDO Long An).
Theo KDC, ngành nghề chính của KIDO Long An là sản xuất dầu, mỡ động, thực vật. Ngoài ra các ngành nghề phụ còn có chế biến và bảo quản rau quả, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, sản xuất mỳ ống, mỳ sợi, sản xuất chè, cà phê…
Trong tuần này có 1 thông tin về IPO.
1. Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG) thông báo niêm yết lên HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG).
Ngày 29/09/2022, HOSE thông báo về việc nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của hơn 30 triệu cp của Dệt may Hòa Thọ. Vốn điều lệ đăng ký là hơn 300 tỷ đồng.
Trong tuần này, thị trường vẫn đang mạnh tay điều chỉnh, khiếp phần lớn tâm lý chung của các NĐT còn lo lắng và hạn chế giải ngân. Nhưng tuy nhiên đôi khi "trong nguy lại có cơ" đối với những nhà đầu tư ưa khẩu vị rủi ro. Bên cạnh đó 1 số tín hiệu tích cực của thị trường trong dài hạn giúp tâm lý các nhà đầu tư
Trong tuần này, thị trường vẫn đang mạnh tay điều chỉnh, khiến phần lớn tâm lý chung của các NĐT còn lo lắng và hạn chế giải ngân. Nhưng tuy nhiên đôi khi "trong nguy lại có cơ" đối với những nhà đầu tư ưa khẩu vị rủi ro điều này như 1 cơ hội đầy tiềm năng. Trong bài viết gần đây PGT Holdings có nhắc tới và chia sẻ về góc nhìn với các nhà đầu tư: Kỳ vọng trong dài hạn nhịp phục hồi của thị trường sẽ chiếm ưu thế.
Trong dài hạn, thị trường vẫn diễn biến đầy tích cực
Việt Nam đang rất "khéo" trong điều hành chính sách, lợi thế là tỉ lệ nợ công/GDP đang giảm nhiều, nằm mức 43% trong khi trần nợ công là 65%. Tỉ lệ này gần tương đương với giai đoạn Trung Quốc đưa nền kinh tế đi qua cuộc khủng hoảng năm 2008-2011.
Bên cạnh đó, đầu tư công cũng là động lực chính cho kinh tế Việt Nam. Do duy trì một mức tăng trưởng GDP cao, với dự phóng tăng trưởng GDP 7% năm 2022, nên bức tranh trung hạn của thị trường chứng khoán vẫn hấp dẫn. Chưa kể dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam.
"2022 là năm đẹp về vĩ mô nhưng rất xấu về tiền tệ, sang năm 2023 vĩ mô bớt màu sáng nhưng tiền tệ sẽ tích cực hơn".
Thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào dòng tiền. Dòng tiền cuối năm nay vẫn tiếp tục căng thẳng, song sang năm 2023 sẽ cải thiện tích cực hơn.
Về chiến lược đầu tư, kinh tế vĩ mô khó khăn, nhà đầu tư có thể lựa chọn nhóm cổ phiếu mang tính "phòng thủ", ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế như cổ phiếu ngành bán lẻ, tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin...
Hay cổ phiếu của doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư công và FDI, hưởng lợi khi giá đầu vào giảm (cao su, săm lốp, hóa chất…), có câu chuyện kinh doanh riêng (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng - IPO, thoái vốn công ty con, kết quả kinh doanh phục hồi từ đáy), có vị thế tiền mặt lớn hưởng lợi từ môi trường lãi suất...
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Quay trở lại với cơ hội kinh doanh, khép lại phiên giao dịch ngày 7/10/2022, mã PGT trên sàn HNX đóng cửa giao dịch với mức giá 3,700 VNĐ. Do đó đây chính là 1 cơ hội giá tốt để các nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng mà PGT trong danh mục để sinh lời.