HNX-Index giảm 0,22 điểm (0,1%) khớp ở mức 217,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 93,829 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,6 nghìn đồng. Toàn sàn có 80 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 86 mã giảm giá.
UPCoM tăng 0,19 điểm (0,23%) khớp ở mức 84,16 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 39,403 triệu đơn vị, tương ứng hơn 480 tỷ đồng. Toàn sàn có 201 mã tăng giá, 112 mã đứng giá và 112 mã giảm giá.
Trong tuần này có 4 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) thông báo đăng ký bán 3,3 triệu cp TNG
Ông Nguyễn Mạnh Linh - Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa đăng ký bán 3,3 triệu cp TNG. Ngày giao dịch dự kiến từ 31/10 đến 22/11/2023.
Trước giao dịch, ông Linh sở hữu hơn 3,6 triệu cp TNG (tỷ lệ sở hữu 3.22%). Nếu giao dịch thành công, vị này sẽ giảm số cổ phiếu sở hữu tại TNG còn hơn 359 ngàn cp tương đương với tỷ lệ sở hữu còn hơn 0,9%. Ước tính ông Linh sẽ thu về hơn 64 tỷ đồng từ thương vụ.
2. CTCP Đầu tư và Xây dựng Sao Phương Bắc thông báo đã đăng ký bán 1,1 triệu cp của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG)
CTCP Đầu tư và Xây dựng Sao Phương Bắc thông báo đã đăng ký bán 1,1 triệu cp của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) từ ngày 06/11-05/12/2023 với lý do cân đối tài chính Công ty.
Hiện, Công ty Sao Phương Bắc đang nắm giữ hơn 34 triệu cp HPG, tương đương tỷ lệ 0,59%. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của cổ đông này sẽ giảm về 0,57% (hơn 33 triệu cp). Ước tính tổng giá trị giao dịch có thể đạt hơn 26 tỷ đồng.
3. Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (HOSE: CKG) thông báo đăng ký mua thêm 1 triệu cp CKG
Vì nhu cầu cá nhân, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (HOSE: CKG) Trần Thọ Thắng vừa đăng ký mua thêm 1 triệu cp CKG trong thời gian từ 03/11-02/12 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh qua sàn.
Ông Thắng hiện đang nắm giữ gần 8 triệu cp CKG, tương ứng tỷ lệ 8,31%. Nếu giao dịch diễn ra thành công, số lượng Chủ tịch CKG nắm giữ sẽ được nâng lên gần 9 triệu cp, chiếm 9,36% vốn điều lệ. Ước tính theo mức giá này, ông Thắng cần chi khoảng 20 tỷ đồng để hoàn tất việc mua cổ phiếu.
4. Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) thông báo mua vào 60,000 cp KPF
Từ ngày 26/09-25/10, ông Nguyễn Khánh Toàn - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) chỉ mua vào 60,000 cp KPF. Ước tính ông Toàn đã chi hơn 300 triệu đồng để hoàn tất giao dịch nói trên.
Trong tuần này có 3 thông tin IPO.
1. Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ thông báo chào sàn HOSE ngày 09/11 với giá tham chiếu 31,900 đồng/cp
Hơn 36 triệu cp HTP của Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ sẽ được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) từ ngày 09/11/2023. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 31,900 đồng/cp. Chiếu theo mức 31,900 đồng/cp, Dệt may Hòa Thọ được định giá gần 1,150 tỷ đồng.
2. Nova Consumer thông báo sắp lên UPCoM
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa chấp thuận đăng ký giao dịch gần 119,8 triệu cổ phiếu NCG của Tập đoàn Nova Consumer.
Thông tin về ngày chính thức lên UPCoM và giá tham chiếu của cổ phiếu NCG chưa được công bố. Giữa năm ngoái Nova Consumer chào bán cổ phần ra công chúng (IPO) với giá bình quân 44,000 đồng/cp.
Kết quả của đợt IPO, Nova Consumer phân phối 10,86 triệu cp cho 182 nhà đầu tư trong nước và 34,200 cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Sau IPO, Nova Consumer có 251 cổ đông, trong đó có 250 cổ đông trong nước và 1 tổ chức nước ngoài. 250 cổ đông trong nước nắm giữ 99,97% vốn điều lệ của công ty.
Hai tổ chức là cổ đông lớn của Nova Consumer là Công ty Cổ phần Thương mại Bảo Khang (65,61%) và Công ty Cổ phần Đầu tư A.N.O.V.A (13,72%). Tỷ lệ sở hữu của hai tổ chức này không thay đổi cho tới cuối tháng 6.
3. Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) thông báo nộp hồ sơ niêm yết HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết hơn 121,78 triệu cổ phiếu VTP của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post).
Cải thiện tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm_là chủ đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Dấu hiệu khi sắc
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà thông tin, trong chín tháng năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp với các bộ, ngành, hiệp hội; Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 12 hội nghị, cuộc họp bàn, ban hành 11 văn bản chỉ đạo về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng đối với một số đối tượng, ngành, lĩnh vực, về vấn đề lãi suất, phí dịch vụ ngân hàng.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức các hội thảo khoa học tìm cách tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng; đáng chú ý, tại các địa phương đã có 63 hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp để lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là khó khăn trong tiếp cận tín dụng.
Với những giải pháp quyết liệt như vậy, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có tín hiệu khởi sắc. Tính đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92%. Đây là mức tăng đáng kể so với công bố trước đó một tuần, ngày 21/9 (5,91%).
Mặc dù tín dụng vẫn tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm 2022 và cùng kỳ các năm trước, nhưng đã có những điểm tích cực, tín dụng đã có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. Đầu năm, tín dụng tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, có một yếu tố tích cực là tín dụng đã tăng đều qua các tháng, tháng sau cao hơn tháng trước,... Tín dụng với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao hơn mặt bằng.
Nhiều giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng đã được triển khai
Để đáp ứng yêu cầu về vốn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng này, NHNN dự kiến kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt khoảng 14-15%. Đây là một mục tiêu không phải là quá cao kết quả thực hiện năm 2022 song nhìn chung vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế của các năm gần đây.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng nói trên, ngay từ những tháng đầu năm, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế, như: ban hành và sửa đổi nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng (Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều; triển khai các chương trình tín dụng có quy mô lớn đối với một số lĩnh vực (nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản); liên tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với một số lĩnh vực ưu tiên…), đồng thời yêu cầu các TCTD phấn đấu giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm…
Tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm: Cần nỗ lực từ nhiều phía
Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ từ ngành ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước như trên, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn từ hệ thống ngân hàng cũng cần nỗ lực nhiều hơn trong việc đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của ngành ngân hàng, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng và tính khả thi của các kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng như độ tin cậy của các báo cáo về tài chính… cũng là nguyên nhân làm tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt được ở mức thấp mặc dù lãi suất cho vay đã giảm mạnh.
Khép lại phiên giao dịch ngày 3/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./