Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt gần 791 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 17 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 75 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 1,4 ngàn tỷ đồng.
Trong tuần này có 7 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Phó Tổng Giám đốc CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (HNX: DP3) thông báo đã bán xong 800,000 cp DP3
Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (HNX: DP3) báo cáo đã bán 800,000 cp DP3 như đăng ký trong thời gian từ 23-26/01/2024.
Sau giao dịch, ông Tuấn giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty từ 9,68% (2,1 triệu cp) xuống còn 5,96% (1,3 triệu cp).
2. CTCP Container Việt Nam (Viconship, HOSE: VSC) thông báo trở thành cổ đông lớn tại CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH)
Ngày 30/01, Viconship đã mua hơn 2,15 triệu cp của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH), tăng sở hữu tại đây từ gần 3,13 triệu cp (tỷ lệ 2,96%) lên 5,28 triệu cp (tỷ lệ 5%) và chính thức ngồi vào ghế cổ đông lớn. Ước tính CTCP Container Việt Nam (Viconship, HOSE: VSC) đã chi gần 82 tỷ đồng cho thương vụ.
3. Phó Chủ tịch cùng loạt Thành viên HĐQT Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC) thông báo bán hơn 10 triệu cp ACI
Ông Nguyễn Thành Quang - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC) cùng 2 Thành viên HĐQT là ông Trần Sỹ Tiến và bà Nguyễn Diệu Trinh đăng ký bán hơn 10 triệu cp AIC nhằm thu hồi vốn đầu tư.
4. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) thông báo chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc triển khai tăng vốn điều lệ thông qua chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó, MB sẽ chào bán 73 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Trong đó, Viettel sẽ mua 43 triệu cổ phiếu MB, còn SCIC mua 30 triệu cổ phiếu MB. Số cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng 5 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Ước tính, Viettel dự chi hơn 686 tỷ đồng, còn SCIC dự chi hơn 478 tỷ đồng để mua hết số lượng cổ phiếu MB như kế hoạch.
5. Người thân của Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã: HAG) thông báo bán khớp lệnh 2 triệu cổ phiếu HAG
Bà Đoàn Hoàng Anh, con ruột ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã: HAG), đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu HAG để xử lý tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 5/2 đến ngày 4/3, theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn.
Nếu bán thành công, sở hữu của bà Hoàng Anh sẽ giảm từ 11 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,19%) xuống còn 9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,97%). Ước tính bà Hoàng Anh có thể thu về khoảng 28,4 tỷ đồng sau khi bán số cổ phiếu trên.
6. Một quỹ thành viên của Dragon Capital thông báo mua cp CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG)
Amersham Industries Limited ( thuộc quỹ Dragon Capital) nâng sở hữu tại CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) lên thành 16,6 triệu đơn vị, tương ứng với 2,7% vốn. Ước tính Amersham Industries Limited đã chi ra khoảng 69 tỷ đồng.
7. CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã: SMC) thông báo muốn thoái toàn bộ hơn 13 triệu cổ phiếu CTCP Thép Nam Kim (mã: NKG)
Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã: SMC) đăng ký bán toàn bộ hơn 13,1 triệu cổ phiếu NKG (tương đương tỷ lệ 4,98%) để tái cơ cấu đầu tư tài chính. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 5/2 đến ngày 4/3, theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.
Ước tính SMC có thể thu về khoảng 328 tỷ đồng sau khi thoái toàn bộ vốn khỏi CTCP Thép Nam Kim (mã: NKG).
Trong tuần này chưa có thông tin IPO.
Nhóm ngành nào được dự đoán sinh lời cuối tháng 1?_là chủ đề nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Nhóm ngành nào được dự đoán sinh lời?
Kịch bản cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh mục tiêu 1.387 điểm, tương ứng với mức tăng trưởng thận trọng 10% cho cả năm và P/E mục tiêu là 15.x (tương đương với P/E trung bình 10 năm gần nhất).
Với kịch bản trên, các ngành có doanh thu tăng trưởng cao bao gồm: Ngân hàng, bất động sản dân dụng, thép, thủy sản, điện, bán lẻ, dệt may và kho vận, đều đang phục hồi từ mức nền thấp của năm 2023.
Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng: các nhóm ngành đầu tư công, công nghệ, dược phẩm, dầu khí… được dự báo sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn so với mặt bằng chung. Đặc biệt là trong nửa cuối năm 2024 sẽ thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, dẫn đến thúc đẩy các ngành liên quan đến tiêu dùng.
Dự báo ngành bán lẻ tăng trưởng lợi nhuận ở mức 113% và giao dịch ở mức PE 26,5 lần cho năm 2024. Bởi trong những năm COVID-19, ngành bán lẻ từng giao dịch ở mức P/E 40 lần và P/E trung bình 3 năm thực tế là 28 lần.
Về ngành IT, duy trì quan điểm tích cực nhờ xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu; dự báo lợi nhuận tăng trưởng 24,5% so với cùng kỳ và giao dịch ở mức P/E 15 lần cho năm 2024, so với mức P/E trung bình 3 năm là 20 lần.
Đối với ngành năng lượng, các công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận tăng trưởng 9,7% so với cùng kỳ và giao dịch ở mức P/E 12,2 lần cho năm 2024, so với mức P/E trung bình 3 năm là 19,3 lần.
Khép lại phiên giao dịch ngày 2/2/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,300 VNĐ./