Số mã có sắc xanh chiếm ưu thế trên cả ba sàn, thể hiện sự tích cực về điểm số và tâm lý giao dịch phiên giao dịch. Thị trường ghi nhận 55 mã tăng trần, 523 mã tăng giá, 732 mã đứng tham chiếu, 289 mã giảm giá vad 27 mã giảm sàn.
Trong tuần này, có 10 thương vụ M&A được thực hiện.
1. SCIC chào bán hơn 25% vốn tại TTL
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá bán cả lô cổ phần của Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (HNX: TTL) do SCIC sở hữu.
Tổng Công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chào bán đấu giá 10.5 triệu cp, chiếm 25.05% vốn tại TTL. Giá khởi điểm cho cả lô cổ phần gần 195 tỷ đồng
2. Cổ đông lớn của PAP muốn bán 25.8 triệu cp
Công ty TNHH MTV Hoành Sơn dự kiến bán ra hơn 25.8 triệu cp của CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (UPCoM: PAP) trong thời gian 26/05-24/06/2022.
Hiện, Hoành Sơn đang sở hữu 66 triệu cp PAP, chiếm 44% vốn tại đây. Nếu bán thành công, tổ chức này sẽ giảm sở hữu tại PAP xuống còn 26.8%, tương đương gần 40.2 triệu cp.
3. FIT Consumer muốn nâng sở hữu tại VKD
CTCP FIT Consumer đăng ký mua 2.1 triệu cp của CTCP Nước khoáng Khánh Hòa (UPCoM: VKD) trong thời gian từ 25/05-23/06/2022.
Mục đích nhằm nhận chuyển nhượng cổ phiếu phục vụ hoạt động giao dịch chứng khoán của Công ty. Nếu thành công, FIT Consumer sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 78.85% (gần 9.9 triệu cp) lên 95.65% (11.96 triệu cp).
Được biết, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc FIT Consumer đồng thời là Thành viên BKS của VKD. Ông Tuấn hiện không nắm giữ cổ phiếu nào tại VKD.
Ước tính FIT Consumer phải bỏ ra gần 201 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.
4. Cổ đông lớn thứ hai của BSC đăng ký thoái vốn
CTCP Đầu tư Toàn Việt - cổ đông lớn thứ 2 của CTCP Dịch vụ Bến Thành (HNX: BSC) - đăng ký thoái toàn bộ gần 1.5 triệu cp BSC (46.32%) đang nắm giữ từ ngày 25/05-23/06.
Trước khi thông tin cổ đông lớn thoái vốn được công bố, giá cổ phiếu BSC đã nằm sàn liên tiếp trong 2 phiên 19-20/05. Kết phiên 23/05, giá cổ phiếu BSC tiếp tục giảm cận sàn hơn 8%, xuống còn 20,000 đồng/cp.
Chiếu theo mức giá trên, ước tính CTCP Đầu tư Toàn Việt có thể thu về hơn 29 tỷ đồng nếu bán thành công số cổ phiếu đã đăng ký.
5. Một cá nhân gom hơn 12 triệu cp BMJ
Tại CTCP Khoáng sản Miền Đông AHP (UPCoM: BMJ), ông Nguyễn Hải Đăng vừa mua thêm 12.6 triệu cp vào ngày 17/05 và trở thành cổ đông lớn.
Chiếu theo giá chốt phiên 17/05 là 13,800 đồng/cp, thương vụ có giá trị khoảng 174 tỷ đồng.
Theo đó, ông Đăng nâng sở hữu từ 0.56% lên 12.6%, trở thành cổ đông lớn thứ hai của BMJ. Hiện, cổ đông lớn nhất vẫn là CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC (HOSE: ACC) với gần 74.7% vốn.
6. Vingroup kì vọng bán vốn tại công ty giải mã gen GeneStory
Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa thông qua quyết định chuyển nhượng một phần vốn tại Công ty Cổ phần GeneStory, công ty con do Vingroup sở hữu 99,02% cổ phần.
Số lượng cổ phần Vingroup muốn rao bán, cũng như giá trị thương vụ không được tiết lộ. Tuy nhiên, biết rằng sau khi hoàn tất giao dịch, Vingroup sẽ không còn là công ty mẹ của GeneStory nữa.
Theo tìm hiểu, GeneStory chính thức thành lập ngày 30/3/2022 với vốn điều lệ ban đầu là 102,3 tỷ đồng, cổ đông sáng lập bao gồm Vingroup với số tiền góp 101,3 tỷ đồng; còn lại góp từ 2 nhà đầu tư cá nhân khác.
7. Hoành Sơn lên kế hoạch bán bớt 25,8 triệu cổ phần Cảng Phước An
Công ty TNHH MTV Hoành Sơn, cổ đông lớn nắm giữ 66 triệu cổ phiếu PAP của Công ty Cổ phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An, tương ứng 44% vốn điều lệ, vừa đăng ký bán ra 25,8 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 26/5 đến ngày 24/6 tới. Phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn.
Được biết, Công ty Hoành Sơn là đơn vị liên quan mật thiết đến ông Nguyễn Duy Hòa, thành viên Ban kiểm soát và ông Nguyễn Hồng Sơn, ủy viên Hội đồng quản trị của PAP. Tại Công ty Hoành Sơn, ông Hòa là kế toán trưởng, còn ông Sơn là chủ tịch hội đồng thành viên.
Nếu giao dịch của Công ty Hoành Sơn diễn ra theo kỳ vọng, cổ đông lớn này sẽ giảm tỷ trọng tại PAP từ 44% xuống 26,8% vốn điều lệ. Tạm tính theo mức giá đóng cửa phiên 24/5 là 11.100 đồng/cổ phiếu, Công ty Hoành Sơn dự kiến thu về khoảng 290 tỷ đồng.
8. Một cổ đông lớn bán ra 8 triệu cp VCP
CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất vừa bán 8 triệu cp của CTCP Tư Xây dựng và Năng Lượng VCP (UPCoM: VCP) vào ngày 23/05.
Trước giao dịch, Châu Á Thống Nhất là cổ đông lớn thứ 3 tại VCP, sở hữu 11.76 triệu cp (14.04%). Sau khi bán bớt 8 triệu cp, đơn vị này hạ sở hữu xuống còn 3.76 triệu cp (4.49%), không còn là cổ đông lớn.
9. Chủ tịch YEG đăng ký bán hết cổ phiếu trước thềm ĐHĐCĐ thường niên
Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống mới đây bất ngờ có động thái đăng ký thoái toàn bộ vốn tại Công ty.
Cụ thể, ông Tống đăng ký bán hơn 4 triệu cp YEG (12.89%) từ ngày 01-10/06. Nếu giao dịch diễn ra thành công, ông sẽ không còn là cổ đông của Công ty. Ước tính ông Tống có thể thu về gần 65 tỷ đồng từ thương vụ.
10. Cổ đông lớn của CTCP Thaiholdings(HNX:THD), Bầu Thụy đăng ký bán hết 87.4 triệu cổ phiếu THD
Ông Nguyễn Đức Thụy (hay Bầu Thụy) vừa đăng ký bán hơn 87 triệu cp (24.97%) đang sở hữu tại CTCP Thaiholdings (HNX: THD), đồng nghĩa với việc sẽ thoái sạch vốn khỏi đơn vị này.
Thời gian thực hiện giao dịch kéo dài từ ngày 01-30/06. Lý do nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.
Trong tuần này chưa có thông tin IPO.
Quay trở lại với cơ hội đầu tư trong tuần này PGT Holdings (HNX: PGT) doanh nghiệp kinh doanh cốt lõi M&A trên sàn HNX.
PGT Holdings đã nỗ lực thực hiện những dự án đã được lên kế hoạch, những con số cụ thể thực tế để các nhà đầu tư so sánh và nhận định. Và đó chính là quyền lợi của nhà đầu tư; trách nhiệm của của công ty. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng thành quả nào cũng thu về những trái ngọt, sự kỳ vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.
Thống kê giao dịch của mã PGT.
Về phần cổ phiếu của PGT Holdings, diễn biến cổ phiếu PGT đóng cửa với mức giá 6,800 - 10,000 VNĐ trong bối cảnh thị trường đang dần phục hồi. Nhìn chung nội tại của mã PGT đang nằm ở khoảng giá mua vào để gia tăng tỉ trọng là vô cùng hợp lý. Chia sẻ thêm về khoảng giá 6,800 – 10,000 VNĐ, nhiều nhà đầu tư cho rằng nhiều cổ phiếu tiêu chuẩn/ cổ phiếu cơ bản bị giảm quá đà do những điều chỉnh của thị trường. Vì thế thời điểm hiện tại chính là cơ hội hiếm có để sở hữu.
Thêm vào đó, ngày 23/5/2022 vừa qua, công ty cổ phần PGT HOLDINGS (Mã chứng khoán HNX: PGT) công bố ký kết hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-COMMUNICATIONS VIỆT NAM (https://www.itcom21.com.vn/) và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.
Thông qua sự hợp tác của 2 công ty, góp phần tích cực vào quá trình thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh doanh và dịch vụ khách hàng, hướng đến các công ty Nhật Bản cho các công ty khách hàng tại Việt Nam của đôi bên. Một lần nữa khẳng định, PGT Holdings đang từng bước công bố những thông tin vô cùng đắt giá tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.