Toàn sàn có 43 mã tăng trần, 266 mã tăng giá, 701 mã đứng giá, 566 mã giảm giá và 38 mã giảm sàn. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt mức 19,199.8 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64 tỷ trên sàn HOSE.
Trong tuần này có 10 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Người thân Chủ tịch CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) đăng ký bán 3 triệu cp
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, con gái ông Nguyễn Như So – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) đã đăng ký bán 3 triệu cp DBC từ ngày 22/08 - 20/09/2022. Mục đích giao dịch là nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
Bà Hiền hiện đang nắm giữ gần 5.8 triệu cp, tương đương 2.39% vốn. Nếu giao dịch diễn ra thành công, bà sẽ chỉ còn sở hữu gần 2.8 triệu cp, tương đương 1.15%.
2. CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) đăng ký thoái sạch vốn tại SMT
CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) – công ty mẹ của CTCP Sametel (HNX: SMT) đã đăng ký thoái toàn bộ hơn 2.8 triệu cp (51.21%) đang nắm giữ từ ngày 17/08-15/09/2022. Mục đích thoái vốn là nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.
Trước đó vào ngày 20/06, HĐQT TGG đã thông qua việc thoái vốn hoàn toàn khỏi SMT. Về giá trị chuyển nhượng, thông báo của TGG cho biết sẽ chuyển nhượng không thấp hơn 20,000 đồng/cp. Như vậy, nếu thương vụ thành công, TGG sẽ thu về hơn 56 tỷ đồng.
3. Ủy viên HĐQT CTCP Sara Việt Nam (HNX: SRA) muốn bán toàn bộ cổ phần tại SRA
Ông Hoàng Văn Ba, Ủy viên HĐQT của CTCP Sara Việt Nam (HNX: SRA), đăng ký bán toàn bộ số cổ phiếu SRA đang nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ 23/08 - 06/09/2022. Mục đích giao dịch là để cho SRA vay phát triển dự án mới.
Ông Ba hiện đang là cổ đông lớn tại SRA, nắm giữ hơn 4.2 triệu cp (tỷ lệ 9.89%). Tham chiếu theo giá kết phiên 23/08 là 7,300 đồng/cp, ước tính ông Ba có thể thu về gần 31 tỷ đồng nếu thương vụ thành công.
4. CTCP Lilama 69-1 (HNX: L61): Lãnh đạo ồ ạt thoái sạch vốn
Lãnh đạo của CTCP Lilama 69-1 (HNX: L61) đua nhau đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu. Tất cả đều chọn phương án giao dịch thỏa thuận.
Ngày 22/08, ông Cao Đài, Phó Chủ tịch L61, đã đăng ký bán gần 1.2 triệu cp, tương đương hơn 15% cổ phần tại Công ty. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 24/08 cho tới 16/09/2022. Sau giao dịch, ông không còn sở hữu cổ phần nào tại L61.
Trước đó, ba lãnh đạo khác của L61 cũng đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu là ông Ngô Phú Phong (Phó Tổng Giám đốc), ông Ngô Quang Hưng (Phó Tổng Giám đốc) và ông Nguyễn Văn Đạt (Thành viên HĐQT). Tuy nhiên, lượng cổ phiếu đăng ký bán không quá lớn và thời gian giao dịch từ ngày 19/08 tới 16/09/2022.
5. Angimex (HOSE: AGM) nhận chuyển nhượng 19% vốn từ Louis Capital tại công ty con
HĐQT CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM) ngày 23/08 thông qua việc nhận chuyển nhượng 19% phần vốn góp của CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) tại Công ty TNHH Angimex Furious (AGM Furious), công ty con của Angimex.
Sau khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp, tỷ lệ sở hữu của Angimex tại AGM Furious tối đa 70% vốn điều lệ. Giá trị chuyển nhượng chưa được tiết lộ.
6. HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) thông qua phát hành 200 triệu cp thưởng
HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) vừa thông qua nghị quyết triển khai phương án phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn.
Cụ thể, MPC sẽ phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cp sẽ được nhận về 1 cp mới).
Khối lượng phát hành gần 200 triệu cp. Vốn điều lệ dự kiến tăng gấp đôi, lên gần 4,000 tỷ đồng.
7. Lộc Trời (UPCoM: LTG) giải thể công ty con
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa công bố các quyết định giải thể và chuyển nhượng vốn lần lượt đối với 2 đơn vị là Công ty Cổ phần Lộc Trời Miền Bắc và Công ty Cổ phần Giống cây trồng Lộc Trời.
Theo đó, LTG sẽ giải thể Công ty Cổ phần Lộc Trời Miền Bắc, công ty con do LTG nắm giữ 99,98% vốn điều lệ. Báo cáo thường niên năm 2021 cho thấy vốn điều lệ của công ty con này là 8 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực trích ly dầu cám.
Bên cạnh đó, LTG cũng thông qua phương án chuyển nhượng cổ phần của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Lộc Trời. Công ty này có vốn điều lệ 56 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu của LTG là 99,9%. Số cổ phần mà LTG sẽ chuyển nhượng là gần 5,6 triệu đơn vị với giá chuyển nhượng bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần.
Như vậy, LTG sẽ thu về gần 56 tỷ đồng, gần bằng với số tiền đã đầu tư vào Giống cây trồng Lộc Trời. Thời gian thực hiện là trong năm 2022.
8. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), đấu giá gần 57 triệu cổ phiếu Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (Viwaseen, UPCoM: VIW).
Theo thông tin từ HNX, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ bán đấu giá cổ phần nắm giữ tại Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (Viwaseen, UPCoM: VIW).
Số cổ phiếu VIW mà SCIC bán đầu giá là hơn 56,9 triệu đơn vị. Giá khởi điểm là hơn 1.348 tỷ đồng, tương đương 23.683 đồng/cổ phiếu. Mức giá này cao hơn khoảng 31% so với thị giá của cổ phiếu VIW trên sàn chứng khoán. Phiên đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 23/9/2022 tại HNX.
9. Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX: TVC) tiếp tục đăng ký mua 1 triệu cp
Với mục đích đầu tư, ông Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX: TVC), vừa đăng ký mua 1 triệu cp TVC từ ngày 25/08-23/09.
Hiện, ông Phạm Thanh Tùng đang nắm giữ hơn 6.8 triệu cp, tương đương tỷ lệ 5.81%. Nếu đăng ký mua thành công, Chủ tịch TVC sẽ tăng sở hữu lên hơn 7.8 triệu cp (6.6%). Ước tích thương vụ có giá trị khoảng 9.4 tỷ đồng.
10. Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) dự kiến bán 20% vốn Bách Hóa Xanh, định giá hơn 1,5 tỷ USD.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) mới đây cho biết đã thuê một cố vấn để thăm dò việc bán tới 20% cổ phần của chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh, định giá của Bách Hóa Xanh tại thương vụ này là hơn 1,5 tỷ USD. Cũng theo người đại diện MWG, thỏa thuận dự kiến sẽ hoàn tất vào quý 1/2023.
Trong tuần này có 1 thông tin về IPO.
1. CTCP Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) chuyển sang sàn UPCoM từ 6/9/2022
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo sẽ chuyển dữ liệu đăng ký cổ phiếu của CTCP Cảng Hải Phòng từ thị trường niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang thị trường đăng ký giao dịch tại HNX (UPCoM) kể từ ngày 06/09.
Trước đó, HNX thông báo 326,96 triệu cổ phiếu PHP sẽ bị hủy niêm yết trên sàn HNX từ ngày 31/8/2022, tương ứng giá trị hủy niêm yết theo mệnh giá gần 3.270 tỷ đồng. Ngày giao dịch cuối cùng của mã cổ phiếu này sẽ là ngày 30/8/2022.
Quay trở lại với những cơ hội kinh doanh tuần này, yếu tố vĩ mô cùng giá trị nội tại của doanh nghiệp chính là nền tảng vững chắc thu hút đầu tư.
Yếu tố vĩ mô
Việt Nam đang trở thành một cái tên nổi bật trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hấp dẫn ở châu Á, vượt qua cả hai thị trường lâu năm là Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam cũng đang dần tiến bước trên con đường trở thành công xưởng sản xuất giá rẻ mới trong chuỗi cung ứng khu vực châu Á.
Theo báo cáo đánh giá của đơn vị phân tích kinh tế EIU thuộc tạp chí The Economist, Việt Nam thành công vượt Ấn Độ và Trung Quốc trong chính sách thu hút FDI. Còn về thị trường lao động, điểm số của Việt Nam vẫn cao hơn Ấn Độ. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua, vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực châu Á theo nghiên cứu của AXA Investment Managers Asia. Từ 2010-2020, Việt Nam cũng đã tăng 23 bậc lên hạng 70 trong bảng xếp hạng chỉ số "thuận lợi kinh doanh" của Ngân hàng Thế giới. Chuỗi cung ứng thế giới dịch chuyển giúp Việt Nam thu hút thêm đầu tư .
Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Về lâu dài, Việt Nam là thị trường tiềm năng mà các quốc gia chú trọng.
Giá trị nội tại của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần PGT Holdings (HNX: PGT) là một gợi ý đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Với hoạt động chính là đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT Holdings sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Thêm vào đó, trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh dự án: Dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản, đang rất hữu ích cho người tiêu dùng.
Cụ thể, CTCP PGT Holdings đã tổ chức ký kết hợp đồng với CTCP IENT và trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Cũng góp một phần không nhỏ khẳng định giá trị của PGT Holdings, PGT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Khép lại phiên giao dịch ngày 26/8/2022, mã PGT trên sàn HNX đang giao dịch trong khoảng giá 5,500 – 10,000 VNĐ.
Vì thế đó đầu tư vào cổ phiếu của PGT Holdings chính là đầu tư cho sự tăng trưởng. Nguồn tài sản dự phòng đầy tiềm năng của các nhà đầu tư "khôn ngoan".
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.