VN-Index đạt gần 1,246 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 28 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 121 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2,1 ngàn tỷ đồng.
Trong tuần này có 7 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Chủ tịch CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc (UPCoM: NED) thông báo mua thành công 175 ngàn cp NED
Mới đây, Chủ tịch HĐQT Trần Văn Huyên mua thành công thêm 175 ngàn cp, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại NED lên 6%, tương ứng nắm giữ 2,4 triệu cp.
Giao dịch của ông Huyên diễn ra từ ngày 05/02 đến 06/02/2024. Ước tính số tiền cần chi ra khoảng 913 triệu đồng.
2. CTCP Tratimex P&L thông báo đã thoái gần toàn bộ vốn tại TCP Cảng Đoạn Xá (HNX: DXP)
CTCP Tratimex P&L đã bán 3,25 triệu cp của CTCP Cảng Đoạn Xá (HNX: DXP), gần như toàn bộ cổ phiếu DXP nắm giữ, trong giai đoạn từ 11/01-09/02/2024, qua đó rời ghế cổ đông lớn tại DXP. Ước tính Tratimex P&L đã thu về khoảng 42 tỷ đồng, chính thức rời ghế cổ đông lớn tại DXP.
3. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn của CTCP Đầu tư phát triển ST8 (HOSE: ST8)
Ông Lìu Đăng Khoa trở thành cổ đông lớn của CTCP Đầu tư phát triển ST8 (HOSE: ST8) từ ngày 05/02/2024. Cụ thể, ông Khoa đã mua gần 815 ngàn cp ST8 trong ngày 05/02, nâng tỷ lệ sở hữu từ 3,9% (tương đương hơn 1 triệu cp) lên 7,1% (hơn 1,8 triệu cp) và trở thành cổ đông lớn của Doanh nghiệp. Ước tính giao dịch có giá trị khoảng 10,8 tỷ đồng.
4. CTCP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX) thông báo không còn là cổ đông lớn của CTCP Thủy điện Nậm Mu (HNX: HJS)
CTCP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX) vừa thoái tiếp 1,65 triệu cp của CTCP Thủy điện Nậm Mu (HNX: HJS) vào ngày 19/02, đưa tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% và không còn là cổ đông lớn của HJS. Sau khi thoái 1,65 triệu cp, tỷ lệ sở hữu của VIX tại HJS giảm từ 12,64% (gần 2,66 triệu cp) xuống còn 4,79% (hơn 1 triệu cp).
Tại ngày 19/02, có đúng 1,65 triệu cp HJS được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị 59 tỷ đồng.
Trước đó, VIX đã thoái 1,36 triệu cp HJS vào ngày 06/02 theo hình thức thỏa thuận, nhằm giảm tỷ lệ sở hữu từ 19,12% (hơn 4 triệu cp) xuống còn 12,64% (gần 2,66 triệu cp), thu về gần 49 tỷ đồng. Tổng số tiền VIX thu về sau 2 giao dịch liên tiếp bán cổ phiếu HJS ước tính gần 108 tỷ đồng.
5. Gia đình Tổng Giám đốc CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (Foripharm, HNX: DP3) thông báo nâng sở hữu lên hơn 24%
Bà Lê Thanh Thủy, vợ ông Nguyễn Đình Khái - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (Foripharm, HNX: DP3), đã gom gần 2,085 triệu cp DP3 trong thời gian từ 18/01-05/02/2024.
Sau giao dịch, số cổ phiếu DP3 do bà Thủy sở hữu tăng từ 1,405 cp (tỷ lệ 0,01%) lên trên 2,086 triệu cp (tỷ lệ 9,7%). Ước tính bà Thủy đã chi 149 tỷ đồng cho thương vụ.
6. Cổ đông lớn của CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang (UPCoM: ANT) thông báo muốn thoái sạch vốn
Sau khi chưa bán chưa hết trong lần thoái vốn trước đó, Baby Corn - cổ đông lớn của CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang (UPCoM: ANT) tiếp tục có động thái "thoát hàng".
Công ty TNHH Baby Corn đăng ký bán toàn bộ 1,78 triệu cp (tỷ lệ 9,72%) đang nắm giữ tại ANT theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh, trong thời gian từ ngày 23/02-22/03/2024, Baby Corn cho biết mục đích bán nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.
7. Chủ tịch CTCP Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành (HNX: VTZ) thông báo đã bán 3,2 triệu cp VTZ
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành (HNX: VTZ) đã thoái thành công 3,2 triệu cp như đăng ký trong thời gian từ 24/01-19/02/2024.
Sau giao dịch, số lượng nắm giữ cổ phiếu VTZ của ông Tuấn giảm từ 8 triệu cp (tỷ lệ 18,64%) xuống còn 4,8 triệu cp (tỷ lệ 11,2%). Ước tính Chủ tịch VTZ đã thu về gần 26 tỷ đồng.
Trong tuần này có 1 thông tin IPO.
1. Ngân hàng TMCP Nam Á thông báo lên sàn HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 28/02/2024 là ngày giao dịch cuối cùng trên hệ thống giao dịch UPCoM đối với cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á.
Gần 1,06 tỷ cp NAB sẽ bị hủy đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 29/02/2024. Lý do là Ngân hàng TMCP Nam Á đã được chấp thuận niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE). Cổ phiếu NAB dự kiến lên sàn HOSE với ngày giao dịch đầu tiên là 08/03/2024.
Thực tế, dòng tiền của nhà đầu tư đã sớm quay trở lại thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giúp chỉ số VN-Index bứt phá khởi ngưỡng tâm lý 1,200 điểm. Độ rộng của thị trường cũng tích cực hơn khi nhiều nhóm ngành luân phiên tăng điểm và giữ nhịp thị trường thay vì chỉ tập trung vào nhóm ngân hàng như giai đoạn trước nghỉ Tết Nguyên đán.
Do đó, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì trong nhiều ngành và lĩnh vực, từ đó, tạo điều kiện tốt hơn cho sức khỏe doanh nghiệp tiếp tục đà phục hồi. Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, duy trì tốc độ hồi phục nhanh, thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu trong khu vực và thế giới.
Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương… những yếu tố tích cực nêu trên kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo điều kiện nền tảng cho TTCK Việt Nam duy trì sự ổn định, thanh khoản tốt, tăng trưởng song hành cả quy mô và chất lượng.
Khép lại phiên giao dịch ngày 23/2/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./