Thanh khoản toàn thị trường cải thiện và đạt hơn 16,6 nghìn tỷ đồng, trong đó sàn HoSE đạt gần 14,2 nghìn tỷ và rổ VN30 đạt gần 5,7 nghìn tỷ.
Trong tuần này có 5 thương vụ M&A được thực hiện.
1. CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) không còn là cổ đông của CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (HOSE: SGN)
Theo báo cáo giao dịch, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) không còn là cổ đông của CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (HOSE: SGN) sau khi thoái sạch 3,4 triệu cp. Giao dịch được thực hiện vào ngày 13/10.
Trước giao dịch, SSI sở hữu hơn 3,4 triệu cp SGN (tỷ lệ 10,18%). Sau giao dịch, SSI không còn sở hữu cổ phiếu SGN, đồng nghĩa SSI không còn là cổ đông của Phục vụ Mặt đất Sài Gòn.
Trong cùng ngày, cổ đông lớn khác của SGN là America LLC (Bahamas) cũng mua thêm 161,7 ngàn cp SGN, nhằm mục đích đầu tư. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu quỹ ngoại này tăng lên hơn 4,1 triệu cp (12,245%).
2. Dragon Capital thông báo nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) lên trên 11%
Sau khi bán ròng 530,000 cp vào đầu tháng, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital gom trở lại 500,000 cp của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) vào giữa tháng 10 (phiên 13/10/2023).
Cụ thể, quỹ Amersham Industries Limited mua vào 500,000 cp DXG trong phiên 13/10, nâng tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ Dragon Capital tại DXG từ 10,93% lên 11,01%, tương ứng hơn 67,2 triệu cp.
Trong phiên 13/10, cổ phiếu DXG không ghi nhận bất kỳ giao dịch thỏa thuận nào, do đó khả năng cao toàn bộ giao dịch trên đều thông qua khớp lệnh. Ước tính thương vụ có giá trị gần 9 tỷ đồng.
3. CTCP Đầu tư PiXi - cổ đông lớn của CTCP Tập Đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) thông báo đã bán thỏa thuận 1 triệu cp NRC
CTCP Đầu tư PiXi - cổ đông lớn của CTCP Tập Đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) - đã bán 1 triệu cp NRC trong ngày 10/10 để giảm tỷ lệ sở hữu.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Đầu tư PiXi giảm từ 7.38% (hơn 6.8 triệu cp) xuống còn 6,3% (hơn 5,8 triệu cp).
4. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC, UPCoM: MVN) thông báo đấu giá hơn 26% cổ phần của CTCP Vận tải biển Hải Âu (Sesco, UPCoM: SSG)
HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC, UPCoM: MVN) thông báo phê duyệt chuyển nhượng 100% phần vốn góp của VIMC tại công ty liên kết - CTCP Vận tải biển Hải Âu (Sesco, UPCoM: SSG).
Theo phương án chào bán, VIMC dự kiến đấu giá toàn bộ hơn 1,3 triệu cp SSG nắm giữ (cổ phiếu phổ thông và tự do chuyển nhượng), tương ứng 26,46% vốn của Sesco, với giá khởi điểm 22,300 đồng/cp. Nếu đấu giá thành công, VIMC sẽ thu về khoảng 30 tỷ đồng.
5. Lộ diện đại gia kín tiếng mua Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức
Theo một số nguồn tin, đơn vị mua lại khách sạn HAGL từ doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) là Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai. Giá trị thương vụ theo công bố của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (mã chứng khoán: HAG) là 180 tỷ đồng.
Trong tuần này có 1 thông tin IPO.
1. CTCP Chứng khoán DSC (UPCoM: DSC) thông báo muốn niêm yết trên HOSE
CTCP Chứng khoán DSC (UPCoM: DSC) mới đây đã công bố kết quả của việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bảng lần 2 năm 2023, tất cả 3 nội dung quan trọng đều được ĐHĐCĐ thông qua.
Theo biên bản kiểm phiếu, ĐHĐCĐ đã thông qua vấn đề về việc hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và niêm yết toàn bộ cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE).
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam có xu hướng giảm dần_là chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam có xu hướng giảm dần
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) vừa phát hành bản tin nợ công số 16 của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022. Theo đó, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2022, nợ công tương đương 37,4% GDP. So với GDP, nợ nước ngoài tính đến hết năm 2022 khoảng 36,1% GDP.
Theo bản tin tin nợ công số 16 của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 vừa được Bộ Tài chính công bố thì tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2022, nợ công tương đương 37,4% GDP. So với GDP, nợ nước ngoài tính đến hết năm 2022 khoảng 36,1% GDP.
Đặc biệt trong giai đoạn 2021-2025, trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng Bộ Tài chính cho biết, việc điều hành chính sách tài khóa tích cực, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ phục hồi kinh tế, trong khi vẫn cải thiện được cân đối ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu nợ công.
Theo đó, giai đoạn 2021-2023, tổng mức vay của Chính phủ đạt 42,9% kế hoạch. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đạt 53,3% kế hoạch. Việc rút vốn các khoản Chính phủ vay về cho vay lại đảm bảo trong hạn mức. Tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh chính phủ năm sau đảm bảo không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa năm trước.
Các khoản vay chính phủ bảo lãnh cho dự án đầu tư chưa sử dụng đến hạn mức rút vốn ròng. Tổng mức vay của ngân sách địa phương đạt 26,3% kế hoạch được Quốc hội phê duyệt. Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương đạt 41,1% kế hoạch Quốc hội phê duyệt. Các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2021-2023 đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được phê duyệt.
Giai đoạn 2021 - 2023, quản lý nợ công đã đạt được một số kết quả nổi bật như an toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi mức trần, ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt. Đảm bảo huy động vốn vay cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển. Thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
"Năm 2022, trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tổ chức Fitch giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm"
Theo các chuyên gia kinh tế, việc nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu còn có nhiều biến động và thách thức có ý nghĩa hết sức tích cực, góp phần nâng cao uy tín quốc gia, tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế, có tác động giảm chi phí vay của Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, thu hút thêm các nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại một hội thảo vừa diễn ra gần đây, ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công bao gồm tăng cường khung pháp lý và quản lý nợ công…
Tuy nhiên, việc quản lý nợ công của Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn như việc giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tiến độ đề ra, nhất là đối với vốn ODA. Việc tổ chức thực hiện các chương trình dự án về cơ bản đạt mục tiêu đề ra, nhưng có dự án triển khai còn chậm, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, áp lực tăng vay, điều kiện thị trường vốn quốc tế và trong nước không thuận dẫn đến mặt bằng lãi suất tăng, phản ứng chính sách của các nước cũng gây sức ép giảm giá của đồng Việt Nam ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ, đặc biệt đối với nợ bằng USD và rủi ro cho việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, nợ nước ngoài quốc gia.
Do đó, để tăng cường quản lý và triển khai hiệu quả kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2024 – 2025, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, đồng bộ với hoàn thiện khuôn khổ quản lý nợ công, trong đó có việc khắc phục rào cản, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân; nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công; hình thành cơ quan quản lý nợ thống nhất trong Chính phủ và Bộ Tài chính.
Theo ông Andrea Coppola, Việt Nam cần phải cải cách thể chế tạo điều kiện cho việc huy động nợ công, trên cơ sở đó hỗ trợ phát triển thị trường vốn trong nước và góp phần quản lý ngân sách hiệu quả.
Khép lại phiên giao dịch ngày 20/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 2,900 VNĐ./