Thị trường giảm điểm đa phần từ nhóm vốn hóa lớn. Khối ngoại phiên 20/5 bán ròng mạnh, với tổng giá trị bán ra đạt 1.297,78 tỷ đồng và mua vào 421,60 tỷ đồng, tương đương bán ròng hơn 420 tỷ đồng trên HOSE.
Trong tuần này, có 10 thương vụ M&A.
1. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn tại VNI
Bà Đinh Thị Kim Huế vừa mua vào 700,000 cp của CTCP Đầu tư Bất động sản Việt Nam (UPCoM: VNI) vào ngày 06/05, trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ 6.76%. Ước tính giao dịch có giá trị khoảng 7.7 tỷ đồng.
2. PAN sở hữu 98.3% Bibica sau chào mua công khai
CTCP Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) đã mua được từ 17 nhà đầu tư gần 7.4 triệu cp của CTCP Bibica (HOSE: BBC), sau đợt chào mua công khai hơn 7.7 triệu cp BBC. Ngày kết thúc đợt chào mua là 16/05/2022.
Theo đó, Tập đoàn PAN vừa mua 7.382.512 cổ phiếu BBC trong tổng 7.700.537 cổ phiếu đăng ký chào mua công khai từ 17 nhà đầu tư, tỷ lệ mua thành công 95,9% tổng lượng đăng ký chào mua công khai với giá 71.000 đồng/cổ phiếu, ước tính tổng số tiền thực hiện mua vào 524,2 tỷ đồng, ngày kết thúc đợt chào mua là 16/5.
Như vậy, sau giao dịch, Tập đoàn PAN đã nâng sở hữu lên 98,3% vốn điều lệ tại BBC. Được biết, tính tới ngày 19/1/2022, PAN cùng cổ đông liên quan đang sở hữu 58,94% vốn điều lệ tại BBC.
3. Hoàng Quân Group chuyển nhượng toàn bộ vốn tại 3 công ty thành viên
Công ty Cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (Hoàng Quân Group; HoSE: HQC) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc chuyển nhượng toàn bộ vốn tại 3 công ty thành viên cho nhiều cá nhân.
Cụ thể, công ty bán 12 triệu cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Simon cho các cá nhân khác, trong đó bán 10 triệu cổ phần cho bà Nguyễn Thị Điểm với giá 300 tỷ đồng, bán 2 triệu cổ phần cho ông Hoàng Minh Đức giá 60 tỷ đồng.
Cùng với đó, Hoàng Quân Group cũng bán 5,8 triệu cổ phần tại Công ty Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân Mê Kông cho ông Hoàng Minh Đức với giá 117,1 tỷ đồng.
Cuối cùng, doanh nghiệp chuyển nhượng 14,23 triệu cổ phần tại Công ty Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận cho nhiều cá nhân gồm: bán 7 triệu cổ phần cho ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT với giá 819 tỷ đồng; bán 2,89 triệu cổ phần cho bà Nguyễn Thị Như Hiền với giá 335 tỷ đồng; bán 2,89 triệu đơn vị cho bà Nguyễn Trần Thùy Trang giá 335 tỷ đồng; bán 1,38 triệu đơn vị cho ông Hoàng Minh Đức giá 159,9 tỷ đồng.
Sau khi chuyển nhượng, Địa ốc Hoàng Quân không còn là cổ đông của các công ty nói trên. Tổng giá trị thu về khoảng 2.126 tỷ đồng.
4. DRH muốn nâng sở hữu tại KSB lên mức 29.88%
CTCP DRH Holdings (HOSE: DRH) - cổ đông lớn và cũng là công ty có liên quan đến Chủ tịch HĐQT CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB) vừa đăng ký mua thêm cổ phiếu để gia tăng sở hữu.
Cụ thể, DRH đăng ký mua 3.7 triệu cp KSB trong thời gian 23/05-21/06/2022.
Nếu mua thành công, DRH sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại KSB từ 25.03% (19.1 triệu cp) lên mức 29.88% (22.8 triệu cp).
5. Công ty liên quan Chủ tịch TVC đăng ký mua 5 triệu cp
Công ty TNHH MTV Tùng Trí Việt dự kiến mua 5 triệu cp của CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX: TVC) trong thời gian 18/05-10/06/2022 nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại đây.
Hiện, Tùng Trí Việt đang sở hữu 12.7 triệu cp TVC, tương đương tỷ lệ 10.69%. Nếu mua thành công, tổ chức này sẽ nâng sở hữu tại TVC lên mức 17.7 triệu đơn vị, chiếm 14.9% vốn tại đây.
6. Một cổ đông lớn liên tục thoái vốn tại VGL
Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thép Việt Nam đã bán toàn bộ 878,315 cp đang nắm giữ của CTCP Mạ Kẽm Công Nghiệp Vingal - Vnsteel (UPCoM: VGL) kể từ tháng 3/2022 đến nay.
Thương mại và Sản xuất Thép Việt Nam là đơn vị liên quan đến ông Nguyễn Thế Anh Tuấn - thành viên HĐQT VGL.
Mới đây, trong hai ngày 10-11/05, cổ đông lớn này vừa bán nốt 466,258 cp VGL (5%) đang nắm giữ.
Tính chung giai đoạn 20/03-11/05, số lượng cổ phiếu bán ra đạt 878,315 cp (tỷ lệ 9.42%). Chiếu theo mức giá trung bình, các giao dịch có giá trị khoảng 19 tỷ đồng.
7. Bán gần 4 triệu cổ phiếu VRE, nhóm quỹ RWC Partners rời ghế cổ đông lớn Vincom Retail
Nhóm quỹ RWC Partners vừa báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu VRE của Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: VRE).
Theo đó, 11 quỹ thành viên của nhóm cổ đông ngoại này đã bán ra tổng cộng gần 4 triệu cổ phiếu VRE trong phiên 6/5, giảm tổng số lượng nắm giữ xuống hơn 110 triệu đơn vị.
Tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,02% về 4,85%, nhóm cổ đông ngoại này đã chính thức rời ghế cổ đông lớn của Vincom Retail.
Tạm tính theo giá giao dịch trung bình của VRE phiên thực hiện bán ra, nhóm RWC Partners có thể đã thu về gần 120 tỷ đồng.
Trong số 15 quỹ thành viên của RWC Partners, RWC Emerging Equirities là quỹ nắm giữ nhiều cổ phiếu VRE nhất,
8. REE muốn tăng sở hữu tại CHP lên trên 24%
Công ty TNHH Năng lượng REE đăng ký mua thêm 500,000 cp của CTCP Thủy điện Miền Trung (HOSE: CHP) từ ngày 25/05-22/06.
Hiện, Năng lượng REE đang nắm 34.9 triệu cp, tương đương 23.81% vốn, là cổ đông lớn nhất tại CHP.
Nếu mua thêm thành công 500,000 cp, công ty con của CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 35.5 triệu cp, tương đương 24.15%. Ước tính thương vụ có giá trị hơn 12 tỷ đồng.
9. Dược phẩm CPC1 Hà Nội muốn rút tư cách cổ đông chiến lược tại DP1
CTCP Dược phẩm CPC1 Hà Nội đăng ký bán toàn bộ 3 triệu cp DP1 của CTCP Dược phẩm Trung ương CPCT (UPCoM: DP1) trong thời gian 23/05-15/06/2022 vì muốn rút tư cách cổ đông chiến lược.
Hiện, Dược phẩm CPC1 Hà Nội đang nắm giữ 3 triệu cp DP1, chiếm 14.3% vốn tại đây. Nếu giao dịch thành công, Dược phẩm CPC1 Hà Nội sẽ không còn là cổ đông tại DP1. Với giá cổ phiếu 28,900 đồng/cp (phiên sáng 20/05), ước tính tổ chức này có thể thu về gần 87 tỷ đồng sau khi không còn là cổ đông chiến lược của DP1.
10. Người thân lãnh đạo G36 đăng ký mua hơn 1.5 triệu cp
Ông Nguyễn Đăng Hùng, người thân của các lãnh đạo tại Tổng Công ty 36 - CTCP (UPCoM: G36) vừa đăng ký mua hơn 1.5 triệu cp G36 để đầu tư.
Hiện, ông Hùng đang nắm giữ gần 3.4 triệu cp G36, chiếm 3.32% vốn tại đây. Với mục đích đầu tư, ông Hùng đăng ký mua thêm hơn 1.5 triệu cp trong thời gian từ 23/05-17/06/2022. Nếu mua thành công, ông Hùng sẽ tăng tỷ lệ sở hữu lên 4.82%, tương đương gần 4.9 triệu cp.
Trong tuần này chưa có thông tin IPO.
Quay lại cơ hội đầu tư trong tuần này của cổ phiếu PGT trên sàn HNX, nếu như thị trường đang dần hồi phục thì tại phiên cuối tuần thị trường chung lại có xu hướng giảm nhẹ khiến nhiều nhà đầu tư vẫn nghi ngờ rằng sự hồi phục này đầy sự rủi ro. Thì nội tại của cổ phiếu PGT lại có sự ổn định cố gắng phục hồi qua mỗi phiên.
Thị trường chứng khoán trong tuần này vẫn khá lưỡng lự khi trong thời gian giao dịch điểm chỉ số chung vẫn lên xuống thất thường đặc biệt 2 phiên cuối tuần 19/5, 20/5 ( 17/5 tăng kỷ lục 56 điểm). Tuy nhiên sự minh bạch và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được đặt lên hàng đầu.
Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Thống kê giao dịch của mã PGT.
Khép lại phiên giao dịch ngày 20/5, mã PGT giao dịch trong khoảng giá 6,700 – 10,000 VNĐ. Tuy nhiên điểm tích cực ghi nhân trong bối cảnh giao dịch hôm nay là khối lượng giao dịch và mua ròng từ nước ngoài. Từ đó các nhà đầu tư kỳ vọng trong giai đoạn tới, sự phục hồi của thị trường sẽ kích cầu các mã cổ phiếu trong đó có PGT trên sàn HNX.
Do đó, mã PGT là một gợi ý hợp lí để các nhà đầu tư và tìm hiểu.Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Mã PGT đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây.