Thanh khoản thị trường có sự cải thiện đáng kể với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 886 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 17 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 124 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2,2 ngàn tỷ đồng.
Dù có nhiều thông tin tác động đến thị trường chứng khoán thời gian qua nhưng kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp vẫn là tâm điểm, cho nhà đầu tư thấy rõ nội tại tình hình kinh doanh, khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp trên sàn.
Nhiều tín hiệu khởi sắc cho nền kinh tế
Theo đó, Việt Nam có tiềm năng trở thành nước xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao lớn thứ tư thế giới. Hàng hóa công nghệ cao chiếm tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam đạt 42% vào năm 2020, tăng từ mức 13% của năm 2010.
Ông Michael Kokalari - Giám đốc phòng Phân tích Kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital đánh giá: "Đây là một tín hiệu đáng khích lệ. Vấn đề hiện nay là Việt Nam đang thực hiện phần giá trị thấp trong chuỗi giá trị. Việt Nam chủ yếu thử nghiệm và lắp ráp các mặt hàng công nghệ. Tôi nghĩ rằng, để phát huy hết tiềm năng, Việt Nam cần đào tạo thêm nhiều kỹ sư trình độ cao, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực".
Còn một lĩnh vực khác được đánh giá rất cao là việc Việt Nam đang dẫn đầu trong nỗ lực phát triển năng lượng sạch ở Đông Nam Á.
Chuyên gia này cho rằng, với cam kết đạt mức ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam có thể chứng minh rằng con đường vượt qua bẫy thu nhập trung bình không nhất thiết phải bằng cách phát triển ngành công nghiệp gây ô nhiễm bằng mọi giá.
"Việt Nam đã gửi đi thông điệp đúng đắn và mạnh mẽ về tăng trưởng xanh. Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân bay. Điều đó rất quan trọng vì hiện nay một trong những điểm yếu vẫn là chi phí logistics tương đối cao. Vì vậy nếu Việt Nam giải quyết được vấn đề này thì cơ hội thu hút các doanh nghiệp lớn muốn đầu tư vào công nghệ xanh, đầu tư xanh sẽ lớn hơn".
Bên cạnh việc phát huy các lợi thế sẵn có, thiện chí và tinh thần quyết tâm của Chính phủ luôn là yếu tố được báo chí quốc tế và các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao khi nhắc tới Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để họ tiếp tục đặt niềm tin vào Việt Nam trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay.
Lợi nhuận quý 3 tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ
Trái ngược với gam màu tối của hai quý đầu năm, theo thống kê mới nhất, lợi nhuận sau thuế quý 3 của hơn 951 doanh nghiệp và ngân hàng đã công bố là một con số tích cực, tăng trưởng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến đây đang là quý đầu tiên tăng trưởng dương so với cùng kỳ trong 3 quý gần nhất. Xu hướng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đang dần tích cực, tuy nhiên vẫn có sự phân hóa giữa các nhóm ngành.
Lợi nhuận doanh nghiệp khởi sắc
Mức tăng trưởng lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại 0,3% khá là mỏng manh bởi chỉ cần có thêm 1 vài doanh nghiệp báo cáo kết quả không tốt, mức tăng trưởng dương này có thể về âm. Lý do là bởi sự phân hóa rất lớn về lợi nhuận giữa các nhóm ngành.
Nhóm dầu khí có mức tăng trưởng lợi nhuận tới hơn 800%, điển hình như BSR ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 3,300 tỷ đồng, gấp gần 7 lần so với cùng kỳ năm trước hay PVOil vẫn báo lãi sau thuế hơn 200 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 400 tỷ đồng. PLX cũng ghi nhận lãi gấp 4 lần quý 3 năm ngoái. Các doanh nghiệp chủ yếu lãi lớn do giá vốn giảm mạnh, giá dầu phục hồi.
Ngược lại, ngành bán lẻ lại vừa trải qua quý 3 rất ảm đạm, toàn ngành sụt giảm trên 70% lợi nhuận: FRT: giảm 99%, MWG: giảm 87%. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành này không chiếm trọng số lớn trong tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, nên mức độ ảnh hưởng cũng chỉ mang tính cục bộ.
Trong khi đó, xét qua từng quý, lợi nhuận toàn thị trường đang có sự chuyển biến tích cực: quý 1/2023 giảm 26%; quý 2/2023 giảm 16%, quý 3/2023 tăng 0,3% từ mức sụt giảm hơn 26% trong quý 1, xuống 16% trong quý 2 và quý 3 tính đến thời điểm hiện tại đang tăng trưởng trở lại.
Nhóm trụ cột là Ngân hàng, chiếm khoảng 46% tổng lợi nhuận toàn thị trường. Thời điểm này năm ngoái, mức tăng trưởng lợi nhuận quý 3 của nhiều ngân hàng được công bố tăng ấn tượng, lên tới 30-40%, thậm chí có ngân hàng mức tăng tới 86% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì mức nền khá cao này nên việc duy trì đà tăng trưởng với nhóm "nhà băng" là không dễ dàng, bức tranh quý 3 đang có 2 gam màu sáng - tối rõ rệt.
Những điểm sáng từ các doanh nghiệp đầu ngành, triển vọng từ các ngân hàng giúp kết quả kinh doanh có thêm nhiều gam màu sáng. Điều này cũng thể hiện sức chống chịu và khả năng thích nghi của các doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức, đặc biệt là các yếu tố ngoại biên, như: lãi suất, giá dầu và sức khỏe của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Kết quả này cũng sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong quý còn lại của năm nay.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 8/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./