Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao. Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt hơn 1,2 tỷ cổ phiếu, tương đương 29,7 ngàn tỷ đồng. HNX-Index đạt khối lượng giao dịch 127 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2,7 ngàn tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng hơn 582 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 2 tỷ đồng.
Chứng khoán là thị trường của sự kỳ vọng. Để thị trường tăng 1 cách bền bỉ như vậy trong nhiều tháng qua, có thể nói là niềm tin của cộng đồng nhà đầu tư phải đủ lớn. Niềm tin này xuất phát từ hàng loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như giảm lãi suất cho vay, giảm thuế VAT...
Sau năm 2022 đầy thách thức, Chính phủ Việt Nam đã triển khai một loạt sáng kiến nhằm thúc đẩy nền kinh tế bao gồm cắt giảm thuế, nới lỏng chính sách tiền tệ và các biện pháp hành chính nhằm giảm thiểu tình trạng khó khăn trên thị trường bất động sản.
Trong những năm gần đây, Việt Nam được hưởng lợi từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ và ổn định chính trị. Việt Nam chứng kiến GDP tăng trưởng 8% kể từ đại dịch toàn cầu, mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1997, với sự nâng đỡ của nhu cầu trong nước và xuất khẩu. IMF dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 5.8% trong năm 2023 và 6.9% trong năm 2024, cao hơn một vài quốc gia khác trong khu vực ASEAN.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP quý 2 năm 2023 là 4,14%, tăng so với năm trước, cũng vượt mức tăng trưởng 3,28% của quý 1.
Trong nửa đầu năm, bất chấp biến động của thị trường tài chính toàn cầu, tỷ giá tiền đồng Việt Nam vẫn ổn định nhờ dự trữ ngoại hối dồi dào, thặng dư thương mại, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự phục hồi của ngành du lịch và sự suy yếu của đồng USD.
Xếp hạng thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam có mục tiêu nâng hạng từ cận biên (frontier) lên mới nổi (emerging) trước năm 2025…
Ngày nay, các quỹ ETF giữ một vai trò rất lớn trên thị trường chứng khoán (TTCK): ước tính đến cuối năm 2022, tổng giá trị tài sản mà các quỹ ETF quản lý (AUM) lên đến 9.600 tỉ đô la Mỹ. Và phần lớn các quỹ ETF này mô phỏng lại chỉ số của các TTCK.
Chính vì vậy mà vai trò và sức ảnh hưởng của các tổ chức xây dựng các chỉ số (indexes) là rất lớn trên thị trường, với các tên tuổi như S&P Dow Jones, FTSE Russell, MSCI, và CRSP. Cùng với việc xây dựng các chỉ số là việc phân loại xếp hạng các thị trường, chia ra thành các nhóm khác nhau như đã phát triển (developed), mới nổi (emerging), cận biên (frontier), hoặc riêng lẻ (standalone). Kết quả của việc xếp hạng thị trường sẽ là tiền đề để các quỹ ETF quyết định phân bổ dòng tiền đầu tư quốc tế của mình.
Niềm tin trên thị trường đầu tư chứng khoán phục hồi
Theo các chuyên gia PMI tháng vừa đưa ra sau vài tháng dưới 50 đã quay trở lại trên 50 vì 1 số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta đang phục hồi trong 2-3 tháng gần đây, dù chưa quá mạnh mẽ nhưng xu hướng cho thấy là tích cực
Niềm tin nhà đầu tư lớn hơn nên thanh khoản và điểm số tăng nó phản ánh tính cơ bản của thị trường. Hiện nay mà bất cứ động thái nào để chính sửa để có thể tiếp cận nâng hạng thị trường thì đều hết sức tích cực, nhất là chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể thấy nhiều nhà đầu tư đang rất kỳ vọng vào các sửa đổi chính sách để giúp Việt Nam có thể nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi trong cuộc gặp cuối tháng 8 giữa UBCKNN và cộng đồng đầu tư quốc tế tại Hong Kong (Trung Quốc).
Hiện có hai nút thắt lớn nhất để Việt Nam chưa được nâng hạng là vấn đề Bù trù thanh toán và Tỷ lệ sở hữu Nhà đầu tư ngoại.
Liệu mục tiêu nâng hạng của Việt Nam có đạt được?
Theo xếp hạng mới nhất của MSCI vào tháng 6-2023, Việt Nam đang trong nhóm các thị trường cận biên với nhiều điểm cần cải thiện. Những nhận xét của MSCI không khác gì mấy so với một năm trước đó, với các điểm nghẽn ở sở hữu nước ngoài, các tài liệu tiếng Anh, thị trường ngoại hối, thanh toán bù trừ, thủ tục đăng ký đối với nhà đầu tư nước ngoài.
So với các nước khác trong khu vực và đã vào nhóm các thị trường mới nổi như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc thì khả năng nâng hạng của Việt Nam là không thấp khi các nước vừa kể trên cũng còn một số điểm cần cải thiện, như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc trong vấn đề sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; Ấn Độ, Indonesia, hay thậm chí cả Hàn Quốc trong vấn đề mức độ tự do của thị trường ngoại hối.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở rộng và hội nhập với quốc tế, không chỉ là thương mại mà còn là các hoạt động dịch chuyển vốn đầu tư. Việt Nam cũng đang dần nâng cao quan hệ đối tác với nhiều nền kinh tế lớn, qua đó tăng khả năng thu hút dòng vốn đầu tư vào TTCK. Mà muốn vậy thì phải nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi sớm nhất có thể.
FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào "danh sách chờ" từ tháng 9-2018 nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều cải thiện đáng kể. Nếu không có những nỗ lực rõ ràng thì có khả năng Việt Nam bị đưa ra khỏi danh sách này sau lần đánh giá sắp tới.
Việc nâng hạng của TTCK Việt Nam dù biết là mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp niêm yết, cho nhà đầu tư nhưng vẫn còn một số điểm nghẽn. Nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi không chỉ là để có 1 thị trường chứng khoán sôi động hơn, đó còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt tiếp cận hàng chục tỷ USD vốn quốc tế và từ đó là đòn bẩy phát triển kinh tế Việt Nam.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 13/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,900 VNĐ./