Hiện nay, lãi suất huy động phổ biến được hầu hết các ngân hàng niêm yết từ 6 - 6,9%/năm. So với mức đỉnh từ 9 - 10%/năm hồi đầu năm, lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm sâu sau 4 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Đợt điều chỉnh lãi suất huy động lần này nhằm tạo điều kiện giúp các ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về việc yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới.
Vì sao người Việt ít quan tâm chứng chỉ quỹ?
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
Thực tế, đầu tư góp vốn vào các quỹ đầu tư thông qua mua chứng chỉ quỹ chưa được đón nhận rộng rãi tại Việt Nam, xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, hiểu biết về tài chính, đặc biệt là tài chính cá nhân của bộ phận lớn người Việt còn hạn chế. Đa phần mọi người thấy xa lạ với các lớp tài sản mới, đặc biệt là tài sản vô hình.
Chưa kể, lãi suất tiền gửi ở Việt Nam ở mức cao. Trước đây, lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng ở Việt Nam trung bình 8-10%/năm, nhiều giai đoạn cao hơn 10%/năm, là một rào cản…
Mức lãi suất này cao hơn nhiều mức lạm phát bình quân và cho người gửi tiền mức lãi suất thực dương khá cao. Điều này khiến người dân sẽ có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng hơn là đi tìm kiếm các kênh đầu tư sinh lãi khác như chứng chỉ quỹ.
Thứ hai, thị trường chứng chỉ quỹ tại Việt Nam chưa đa dạng và ngành tài chính cá nhân chưa phát triển, mới trong giai đoạn hình thành. Trong khi đó, sự phát triển của ngành tài chính cá nhân với tư vấn phân bổ hợp lý vào chứng chỉ quỹ cho mục tiêu tài chính cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ vào chứng chỉ quỹ.
Trong khi đó, ở các thị trường phát triển, việc đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu trên thị trường chiếm tỷ trọng không lớn và chỉ dành cho các chuyên gia hoặc nhà đầu tư chuyên nghiệp. Xu hướng các quỹ thu hút hiện nay là quỹ đầu tư thụ động (đặc biệt là các quỹ ETFs) và sự giảm sút của các quỹ chủ động (đòi hỏi nhà quản lý quỹ phải tạo ra lợi thế cách biệt so thị trường chung).
Chứng chỉ quỹ có bùng nổ trong tương lai?
Tuy nhiên, kênh đầu tư vào chứng chỉ quỹ có nhiều dư địa phát triển trong tương lai, dựa trên 2 cơ sở:
Giới trẻ hiện nay có tiếp cận với kiến thức tài chính sớm hơn. Điều này sẽ giúp cho lượng nhà đầu tư có hiểu biết gia tăng nhanh, cùng với đó nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán trong đó có chứng chỉ quỹ sẽ được quan tâm nhiều hơn.
Sau các phong trào đầu tư dẫn đến thua lỗ vừa qua với sự gia nhập của rất nhiều nhà đầu tư cá nhân mới thì nhận thức của các nhà đầu tư hiện có cũng sẽ được nâng cao hơn. Nhà đầu tư sẽ thấy việc kiếm tiền trên thị trường là không dễ. Họ sẽ nhận thấy nhu cầu cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia trong ngành, trong đó đầu tư thông qua các quỹ chuyên nghiệp là một lựa chọn tốt.
Ngành tài chính cá nhân ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh trong các năm sắp tới và các chuyên gia tư vấn thường yêu thích chứng chỉ quỹ để khuyến nghị cho khách hàng để đạt được các mục tiêu tài chính.
Thu nhập bình quân đầu người tăng và thặng dư thu nhập (thu nhập còn lại sau khi trừ đi các chi phí thiết yếu cho cuộc sống) cũng gia tăng theo giúp cho nhu cầu đầu tư tăng lên. Trong đó, chứng chỉ quỹ là kênh tiếp cận thị trường cho lớp nhà đầu tư mới khi bắt đầu có thặng dư thu nhập (kênh bất động sản đòi hỏi tích lũy thặng dư lớn hơn).
Lưu ý khi đầu tư chứng chỉ quỹ
Các nhà đầu tư nên bắt đầu với việc lập kế hoạch đầu tư định kỳ. Đây là kế hoạch tài chính mà trong đó nhà đầu tư sẽ đầu tư đều đặn (theo hàng tháng hay hàng quý).
Nhà đầu tư thực hiện chiến lược đầu tư dài hạn sẽ đạt được mức chi phí đầu tư trung bình để nhận được lợi ích từ lãi kép trong dài hạn, tránh việc đầu tư một số tiền lớn vào thời điểm của thị trường có rủi ro cao. Chiến lược này phù hợp với phần lớn nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt các nhà đầu tư có công việc có thu nhập ổn định và có thặng dư để đầu tư đều hàng tháng, hàng quý.
Điểm mấu chốt để bắt đầu các kế hoạch đầu tư định kỳ nằm ở việc nhà đầu tư phải có một kế hoạch tài chính trước tiên, để đảm bảo phân bổ phù hợp cho chi tiêu thiết yếu, nhu cầu giải trí, bảo vệ tài chính, chăm sóc sức khỏe, lo cho người phụ thuộc…
Nếu không có một bức tranh tài chính toàn diện, dòng tiền rất dễ biến động và đứt gãy, làm nhà đầu tư nản và không cam kết với mục tiêu đầu tư dài hạn ban đầu.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 24/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./