Thanh khoản thị trường tiếp tục có sự sôi động. VN-Index đạt thanh khoản cao với khối lượng giao dịch hơn 1,2 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch tái lập ở mức hơn 1 tỷ USD. HNX-Index cũng ghi nhận thanh khoản với 119 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tương đương giá trị 1,9 ngàn tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này mua ròng tổng cộng 94 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 41 triệu đồng.
Lãi suất ngân hàng giảm, lượng tài khoản chứng khoán mở mới tăng mạnh, nhu cầu sử dụng đòn bẩy tăng cao… là những yếu tố giúp cho thanh khoản thị trường chứng khoán được cải thiện đáng kể. Thị trường đang đón dòng tiền từ sự hưng phấn của một nhóm các nhà đầu tư mới.
Niềm tin nhà đầu tư đã quay trở lại
Sau sự sụt giảm khá mạnh vào năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực từ các yếu tố quốc tế và trong nước, thanh khoản thị trường cải thiện rõ rệt. Tháng 7 tăng 16% so sới cuối năm 2022, quy mô vốn hóa thị trường đến nay đạt 64% so với GDP. Điều này cho thấy các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách hỗ trợ khác đã tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và DN.
Kết phiên 26/7/2023, VN-Index đã chạm mốc 1,200 điểm. Cụ thể VN-Index đóng cửa tăng 4,94 điểm tương ứng 0,41% lên 1200,84 điểm, đồng thời VN30-Index tăng 3,42 điểm, tương ứng 0,28% lên 1.201,4 điểm. Ngược lại, trên sàn HNX, chỉ số HNX- Index điều chỉnh nhẹ 0,73 điểm, tương ứng 0,31% còn 236,2 điểm; UPCoM-Index giảm 0,01 điểm tương ứng 0,01%, còn 88,57 điểm.
Tính đến nay, VN-Index đã tăng hơn 18% so với thời điểm cuối năm ngoái (2022), so với những kênh đầu tư khác thì kênh chứng khoán đang đem lại một tỷ suất đầu tư vượt trội rõ ràng.
Thực tế, thanh khoản thị trường đang có xu hướng tăng trong quý II. Đặc biệt, trong tháng 4 và tháng 6, thanh khoản đã tăng lần lượt 25,8% và 27,2% so với tháng trước và đạt 19,829 tỷ đồng/phiên trong tháng 6, tăng 64,8% so với bình quân của tháng 1. Giá trị giao dịch bình quân quý II/2023 tăng khoảng 37% so với quý trước.
Giới phân tích cho rằng, về cơ bản, các nhà đầu tư đang trong giai đoạn hưng phấn khi đón nhận những thông tin hỗ trợ. Đó là việc Chính phủ chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay từ 1,5 - 2%/năm, đồng thời vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng tín dụng ở mức 13 - 15% trong năm nay theo Nghị quyết 97 ngày 8/7/2023.
Theo đó, khi lãi suất giảm, việc gửi tiền sẽ trở thành một kênh đầu tư kém hấp dẫn so với những kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản. Bên cạnh đó, còn là sự vận động tích cực của dòng tiền trên thị trường. Bản thân trên thị trường chứng khoán đã có những ngành nghề, lĩnh vực chạm đáy và có tín hiệu phục hồi về kinh doanh, là yếu tố hấp dẫn dòng tiền trở lại thị trường.
Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 31/07
Top cổ phiếu tăng/giảm giá nhiều nhất trong 3 phiên.
Top cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất.
VN-Index hướng đến 1.300 điểm vào cuối năm 2023
Nhờ sự đồng thuận của dòng tiền và nhiều yếu tố thuận lợi khác, giới phân tích nhận định thị trường đang vận động theo hướng tích cực. VN-Index sẽ vượt 1,200 điểm theo quán tính tăng và tiến tới 1,300 điểm vào cuối năm.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản giao dịch tích cực giúp VN-Index tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần trước. Mặt khác, một vài bluechip chịu áp lực bán trong thời gian qua đã hưng phấn trở lại sau khi công bố kết quả kinh doanh quý II khá tích cực.
Với xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất, xu hướng thị trường trong ngắn, trung và dài hạn đều tương đối tích cực. VN-Index có thể hồi phục lên 1.200 – 1.230 điểm trong tháng 8 và đà phục hồi có thể nối dài đến cuối năm giúp chỉ số lên 1,300 điểm.
Tuy nhiên, với tư cách là 1 nhà đầu tư ngoại CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo chia sẻ thêm:
"Bản chất dòng tiền đang tích cực nhưng điều quan trọng là nhà đầu tư phải sàng lọc được nhóm ngành và từng cổ phiếu cụ thể. Khi có sự chọn lọc, quan sát từng nhóm cụ thể mới có điểm giải ngân hợp lý. Nếu tập trung quá nhiều vào chỉ số, nhà đầu tư sẽ bị cuốn vào câu chuyện đầu cơ theo xu hướng thị trường.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần định giá lại cổ phiếu sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II. Đồng thời nên cân nhắc chốt lời với những cổ phiếu đã tăng quá đà so với kết quả kinh doanh thực tế và tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu tăng giá nhưng triển vọng tốt trong những quý tiếp theo."
Nhiều điểm tựa lạc quan
Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận của DN niêm yết trên thị trường vẫn sẽ còn chịu nhiều áp lực phía trước bởi sự phục hồi của nền kinh tế vào quý II, quý III vẫn còn nhiều thách thức.
Kinh tế Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2022, đồng thời mức lạm phát được dự báo cao hơn, điều này cũng gây áp lực không nhỏ cho quá trình phục hồi của thị trường chứng khoán.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết, ở thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ được ban hành gần đây như Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước dẫn tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; Nghị định 12/2023/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN; Thông tư 03/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được mua lại trái phiếu DN chưa niêm yết là những giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân.
Đây là những yếu tố ảnh hưởng tích cực tới thanh khoản trên thị trường trong quý III và quý IV/2023.
Quay trở lại với cơ hội đầu tư cụ thể, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Khép lại phiên giao dịch ngày 31/7/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,700 VNĐ./