Những đóng góp chính của nền kinh tế số Việt Nam
Tổng giá trị hàng hóa trong nền kinh tế số Việt Nam năm nay 2022 sẽ đạt 23 tỷ USD, tăng gần 1/3 so với mức 18 tỷ USD của năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng này cao hơn Singapore, Indonesia, Philippines (22%), Thái Lan (17%) và Malaysia (13%), theo báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố.
5 điểm nhấn của nền kinh tế số của Việt Nam.
Đóng góp chính cho kinh tế số Việt Nam là thương mại điện tử, với giá trị dự kiến đạt 14 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước. Dịch vụ nghe nhìn trực tuyến đạt 4,3 tỷ USD, còn lại các ngành như vận tải và giao đồ ăn, du lịch trực tuyến lần lượt đạt 3 tỷ USD và 2 tỷ USD tại Việt Nam trong năm. Dự báo đến 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 49 tỷ USD, với mức tăng trưởng hàng năm 31%.
Các nhà phân tích đánh giá, sau đại dịch, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động bình thường mới một cách nhanh chóng, đồng thời vẫn duy trì và phát triển một số thói quen trong đại dịch, điển hình là mua sắm trực tuyến và giao đồ ăn.
Khảo sát của Google cho thấy 60% người dùng sẽ duy trì thói quen sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới, và 30% dự kiến sử dụng nhiều hơn. Trong số người dùng thành thị, 96% có sử dụng các dịch vụ thương mại điện tử và khoảng 84-85% sử dụng các dịch vụ như mua hàng trực tuyến, vận tải, giao đồ ăn.
Tổng thể nền kinh tế kỹ thuật số.
Tuy nhiên, tần suất tiêu thụ nội dung số của người Việt lại thấp hơn so với trung bình khu vực Đông Nam Á. 23% người tham gia khảo sát cho biết họ xem video theo yêu cầu ít nhất một lần mỗi tuần. Tỷ lệ này là 19% với hoạt động chơi game online và 16% cho hoạt động nghe nhạc theo yêu cầu. Theo các nhà phân tích, điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Triển vọng của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Chuyển đổi số, kinh tế số là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam, từ chiến lược đến hành động, Việt Nam đang cho thấy quyết tâm của mình trong việc nắm bắt xu hướng chung của thế giới.
Các chuyên gia cho rằng: "Trong năm 2021, nền kinh tế số của Việt Nam đã cán mốc 21 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp hơn 5% vào GDP của đất nước. Dự kiến, đạt 57 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong thời gian tới
Quán triệt quan điểm "đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo" và để thực hiện có kết quả các chủ trương, nhiệm vụ về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số. Cần có sự quan tâm sâu sắc của chính quyền các cấp trong vấn đề nâng cao trình độ nhận thức của xã hội về chuyển đổi số. Tăng cường, đổi mới phương thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông xã hội. Xây dựng các kế hoạch cụ thể, quy mô lớn để phổ cập kiến thức về chuyển đổi số đến mọi người dân.
Hai là, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp luật về chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số. Các cơ quan quản lý của Nhà nước cần thường xuyên cập nhật, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy chế, văn bản pháp luật về khoa học -công nghệ số. Đồng thời, cần có những chính sách hỗ trợ những mô hình kinh doanh, chiến dịch quảng bá, khuyến khích phát triển dịch vụ, dòng sản phẩm, công nghệ số mang tính sáng tạo, đổi mới… Về phía doanh nghiệp, cần tập trung xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của công nghệ số, thúc đẩy phát triển sáng tạo những dòng sản phẩm, dịch vụ mới…
Ba là, cần chú trọng hơn nữa công tác an ninh mạng, tăng cường bảo mật, an toàn thông tin. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cần được pháp luật quy định rõ ràng với những chính sách, hành động cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích, quyền lợi của người tham gia, bảo đảm môi trường không gian mạng an toàn và an ninh. Xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật quốc gia về khung danh tính số, định danh số và xác thực điện tử. Xây dựng, củng cố pháp luật về những chính sách tiền tệ, chính sách tài chính liên quan đến áp dụng công nghệ số vào những dịch vụ mang tính quốc tế, quản lý thuế điện tử, thanh toán điện tử, quản lý sản xuất, điện tử hóa mô hình kinh doanh.
Bốn là, phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng số. Đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, quản lý chặt chẽ và kiểm soát những hình thức thanh toán trực tuyến, nhất là những giao dịch xuyên quốc gia. Chủ động hoàn thiện hệ thống hạ tầng thanh toán số song song với việc thống nhất, đồng bộ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trên toàn quốc. Chú trọng chuyển đổi giao thức internet sang những thế hệ mới, mở rộng kết nối internet trong phạm vi khu vực và trên toàn thế giới, nâng cấp mạng 4G, đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G.
Năm là, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực. Phát huy tính tiên phong của doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nghiên cứu, phát triển, làm chủ kỹ thuật số; từ đó, quảng bá thương hiệu khắp quốc gia, khu vực và mở rộng ra thị trường thế giới. Cần chú trọng đẩy mạnh phát triển những lĩnh vực theo xu hướng số hóa, như: Năng lượng tự động, hệ thống giao thông vận tải; đào tạo từ xa, quản lý giảng dạy và học tập trực tuyến; quản lý hồ sơ bệnh án, điều trị bệnh trực tuyến; hệ thống quản lý nông - lâm - ngư nghiệp từ xa, thương mại điện tử được chuyển đổi số… Nghiên cứu, cải tiến, phát triển kỹ thuật số các thiết bị, máy móc, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của cộng đồng xã hội, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai việc chế tạo, thiết kế, cải tiến dịch vụ, hàng hóa thay cho việc lắp ráp, gia công.
Sáu là, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ "lõi", nhất là công nghệ số theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các trường đại học, viện nghiên cứu là các chủ thể nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Cơ cấu lại toàn diện hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập. Tăng mức đầu tư của nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý khoa học - công nghệ, khuyến khích, huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ.
Nhắc tới doanh nghiệp Việt Nam, PGT Holdings với mã cổ phiếu PGT trên sàn HNX đang bắt nhịp xu hướng kinh tế số như hiện nay.
Tại thị trường nước ngoài, PGT đẩy mạnh hoạt động tài chính vi mô và đầu tư tại công ty con Công Ty TNHH Tài chính vi mô BMF ở Myanmar
BMF sẽ tiếp tục thực hiện việc tăng vốn bằng hình thức huy động vốn góp hoặc vốn vay thông qua sự bảo lãnh của PGT Holdings. Mục đích chính nhằm tăng thêm lượng tiền để cung ứng cho hoạt động kinh doanh của BMF ở mức vốn tối đa không quá 5 triệu USD như đã đăng ký hoặc thực hiện việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước.
PGT Holdings đang từng bước tiến hành đầu tư vào công nghệ thanh toán ví điện tử của Công ty TNHH Global Fintech tại Myanmar. Việc đầu tư này nhằm mục đích bổ trợ cho BMF có thể thuận tiện hơn trong việc giải ngân và thu hồi các khoản vay, đồng thời nâng tầm BMF trở thành công ty cho vay tài chính công nghệ.
Bên cạnh đó, tại thị trường trong nước phải kể thêm dự án công nghệ mà PGT Holdings đang bắt đầu triển khai. PGT Holdings đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Vừa qua, sáng ngày 5/11/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, CTCP PGT Holdings đã chính thức có buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.
Với mong muốn tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước, đặc biệt là giải ITF U 18 quốc tế. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, thi đấu do dịch Covid-19. Từ đó, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.
Thông qua buổi lễ ký kết, đã đánh dấu một cột mốc mở đầu cho sự hợp tác và phát triển lâu dài của hai bên. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng vô cùng hân hạnh khi Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM đã lựa chọn CTCP PGT Holdings là người bạn đồng hành trong thời gian sắp tới.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/11/2022, VN-Index giảm 22,66 điểm (2,22%) về 997,15 điểm, HNX-Index giảm 6,18 điểm (2,93%) xuống 204,56 điểm, UPCoM-Index giảm 1,4 điểm (1,85%) còn 74,26 điểm. Toàn sàn có 35 mã tăng trần, 144 mã tăng giá, 732 mã đứng giá, 556 mã giảm giá, 147 mã giảm sàn.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 04/11/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.