Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/8/2022, VN-Index giảm 11,77 điểm (0,92%) còn 1.270,8 điểm, HNX-Index giảm 3,96 điểm (1,32%) về 295,54 điểm, UPCoM-Index giảm 1,31 điểm (1,41%) xuống 91,57 điểm.
 Ngày đăng: 30/08/2022

Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận ở mức cao đạt hơn 845 triệu đơn vị, với giá trị 20.5 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 130 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch 2.6 ngàn tỷ đồng.

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hồi phục.

Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm nay, theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới công bố ngày hôm nay.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2% trong quý 4/2021, 5,1% trong Q1/2022, và 7,7% trong Q2/2022, khi người tiêu dùng thỏa mãn những nhu cầu dồn nén trước đó và số lượt du khách quốc tế gia tăng.

Tuy nhiên, triển vọng tích cực trên vẫn phụ thuộc vào những rủi ro đang gia tăng, đe dọa đến viễn cảnh phục hồi. Rủi ro bao gồm tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát đình đốn diễn ra ở những thị trường xuất khẩu chủ lực, cú sốc giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục diễn ra, các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn, hoặc các biến chủng COVID-19 mới tiếp tục xuất hiện. Bên cạnh đó còn có những thách thức trong nước, bao gồm thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát gia tăng, và rủi ro cao hơn trong khu vực tài chính.

photo-1661810931958

Viễn cảnh kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh quá trình phục hồi trong nước mới chỉ bắt đầu, triển vọng về nhu cầu trên toàn cầu đang yếu đi, rủi ro lạm phát gia tăng, báo cáo khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần chủ động ứng phó. Trước mắt, liên quan đến chính sách tài khóa, trọng tâm nên nhằm vào tập trung triển khai gói chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu, nhằm giúp người nghèo và những người dễ tổn thương chống đỡ tác động của cú sốc giá nhiên liệu cũng như lạm phát gia tăng. Trong khu vực tài chính, khuyến nghị đề ra là theo dõi chặt chẽ và tăng cường công tác báo cáo và dự phòng nợ xấu, đồng thời ban hành cơ chế xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ.

Nếu rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện thực -- khi lạm phát cơ bản tăng tốc và chỉ số giá tiêu dùng vượt quá mục tiêu 4% do Chính phủ đặt ra -- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt chặt cung tiền.

"Để duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ mong muốn, Việt Nam cần tăng năng suất ở mức 2-3% mỗi năm." theo lời của bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. "Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng năng suất lao động chỉ có thể đạt được bằng cách đầu tư cho hệ thống giáo dục, là một phần quan trọng của gói các đầu tư và cải cách cần thiết. Lực lượng lao động có năng lực cạnh tranh sẽ đem lại hiệu suất là yếu tố Việt Nam rất cần trong dài hạn."

Thị trường chứng khoán nội địa.

Giá trị và khối lượng giao dịch của khối ngoại duy trì tích cực gần một tháng qua đã góp phần giúp thị trường chứng khoán Việt Nam giữ đà phục hồi.

Theo giới phân tích, kết quả khả quan sau mùa báo cáo quý 2 cũng như số liệu kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo đà giúp dòng tiền của khối ngoại tiếp tục đổ vào thị trường.

Một trong những yếu tố hấp dẫn dẫn dắt khối ngoại chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ bất ngờ của kinh tế nội địa.

Thống kê dữ liệu 1 tháng trở lại đây (trong tháng 7/2022), khối ngoại liên tục mua ròng trên hai sàn HoSE và HNX với giá trị đạt hơn 4.180 tỷ đồng. Xét về giá trị, đây là khối lượng giao dịch lớn trong tháng kể từ đầu năm 2022.

Các chuyên gia đánh giá, về bối cảnh vĩ mô, các nền kinh tế lớn trên thế giới đang có sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ từ việc lạm phát tăng cũng như việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều chậm lại trong năm 2022 và 2023.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một điểm sáng về mặt tăng trưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 6 tháng đầu năm, sự điều hành khá chắc tay của Ngân hàng Nhà nước đã được kiểm chứng khi lạm phát vẫn ở một mức có thể chấp nhận được.

"Thứ hai, đồng Việt Nam vẫn duy trì sức mạnh trong bối cảnh đồng USD tăng khá mạnh… là những yếu tố hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài tự tin quay trở lại Việt Nam".

Thêm vào đó, động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam sẽ là tiêu dùng nội địa. Từ khảo sát thực tế và các nghiên cứu thực nghiệm khác, tin rằng con số tiêu thụ nội địa sẽ tăng mạnh, hồi phục mạnh mẽ vượt xa mong đợi.

Tình hình lạm phát ổn định

Nửa đầu năm nay, doanh số bán lẻ thực tế của Việt Nam, đã loại trừ tác động của lạm phát, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã tăng lên 11,9% sau 7 tháng đầu năm 2022, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ mà các chuyên gia dự báo trước đó.

Doanh thu và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi nền kinh tế trong nước. Dự kiến thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ bất ngờ của kinh tế nội địa.

Với kỳ vọng này, Công ty Môi giới chứng khoán ASPS (Asia Plus Securities) của Thái Lan đã phát thông điệp tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. ASPS dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP từ 5-7% cho đến năm 2028, vượt cả Thái Lan và Singapore.

Trong bối cảnh xu hướng dòng vốn nước ngoài bị rút ra trên toàn cầu, tuy nhiên ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng và có tín hiệu tiếp tục đổ tiền vào thị trường. Điều này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đặt niềm tin vào nền kinh tế và môi trường đầu tư trong nước.

Trước đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý khá mạnh tay trong việc thanh lọc thị trường, đồng thời ban hành quy định về phát triển thị trường vốn đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để thị trường chứng khoán tăng trưởng bền vững, tạo đà cho nhà đầu tư tham gia thị trường Việt Nam.

Theo quan sát của phóng viên, thời gian qua, khối ngoại tập trung mua cổ phiếu ngành ngân hàng và chứng khoán, nổi bật mua STB, CTG, HDB, SSI... Trong cơ cấu danh mục của các quỹ ngoại, lượng cổ phiếu nhóm ngành này vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Theo thống kê tại thời điểm ngày 20/8 của quỹ VFMVN Diamond, quỹ này đang phân bổ hơn 38,1% giá trị danh mục vào nhóm ngân hàng với các cổ phiếu chủ chốt như TCB, ACB, VPB...

Với quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), nhóm cổ phiếu nắm giữ có tỷ trọng lớn nhất có cả ngân hàng và chứng khoán như ACB, SSI...

Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital Việt Nam cũng vừa mua thêm 2,25 triệu cổ phiếu STB của Sacombank, nâng khối lượng sở hữu lên 132 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ nắm giữ trên 7% vốn điều lệ. Đây là giao dịch nối tiếp chuỗi mua ròng mạnh mẽ của nhóm này sau khi trở thành cổ đông lớn (sở hữu trên 5%) tại Sacombank vào tháng 3, rồi tăng lên trên 6% vào đầu tháng 7.

Cổ phiếu PGT trên sàn HNX, mã chứng khoán đầy tiềm năng trong tháng 9/2022

Thị trường chứng khoán luôn phản ánh kỳ vọng tương lai, những phân tích cơ bản hay kỹ thuật dựa trên các số liệu đều đến từ quá khứ. Một số doanh nghiệp khi được hưởng lợi từ các yếu tố bên ngoài sẽ giúp công ty đạt mức doanh thu cực ấn tượng tuy vậy giá cổ phiếu lại giảm.

Vì vậy, nhà đầu tư nên chọn những cổ phiếu mà có triển vọng trong tương lai hơn là xuống tiền dựa trên số liệu trên báo cáo tài chính của quá khứ. Tức là khi cầm báo cáo kết quả kinh doanh trên tay, chúng ta phải dự báo mức tăng trưởng của quý sau hay năm sau chứ không nên dựa trên các số liệu được công bố để đưa ra quyết định đầu tư.

Thêm vào đó, nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng "Tin ra là bán" có thể không đúng trong một vài trường hợp. Đơn cử như doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT) doanh nghiệp hoạt động chính là M&A và cung ứng nguồn nhân lực.

Xét về tình hình thực tế cùng những hoạt động kinh doanh đang báo lãi của doanh và kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 thông qua kỳ ĐHCĐ thường niên hồi tháng 6/2022. PGT Holdings vạch ra kế hoạch rất rõ ràng:

"Sang năm 2022, PGT đặt mục tiêu đạt gần 31 tỷ đồng doanh thu và hơn 2 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt gấp 7.9 lần và 2.4 lần thực hiện năm 2021.

Cơ sở để PGT đặt mục tiêu kinh doanh có lãi đến từ 5 hoạt động chính: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tài chính vi mô của Công ty TNHH Tài chính Vi mô BMF; Tiến hành kinh doanh các lĩnh vực cho thuê lại lao động và giới thiệu lao động; Cung cấp các dịch vụ công nghệ số hóa, tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) và chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation); Lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp; Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

Đánh giá hoạt động kinh doanh tài chính vi mô của Công ty con là BMF tại Myanmar, PGT cho biết tình hình đảo chính tại Myanmar đã lắng xuống, nhưng Công ty vẫn có cái nhìn thận trọng về chính trị nước này. Công ty dự kiến sau khi tình hình chính trị Myanmar ổn định trở lại sẽ tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tài chính thông qua nền tảng công nghệ.

Với nhu cầu lao động như hiện nay, PGT đánh giá những công ty nước ngoài sẽ có nhu cầu thuê lại lao động từ các công ty cho thuê người lao động và vì thế để đáp ứng nhu cầu này, PGT sẽ thông qua công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại cung cấp dịch vụ về nguồn lao động biết tiếng Nhật, từng du học hoặc/và có kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản."

Trong thời gian tới khi thị trường đi vào hồi phục những mã có giá tốt sẽ thu hút 1 lượng rất lớn các nhà đầu tư giải ngân.

Thêm vào đó, ở góc độ của 1 nhà đầu tư nước ngoài ông Kakazu Shogo_CEO PGT Holdings chia sẻ:

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Khép lại phiên giao dịch ngày 29/8/2022, mã PGT giao dịch trong khoảng giá 5,400 – 10,000 VNĐ.

Do đó, mã PGT trên sàn HNX chính là 1 gợi ý cho các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân.

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024