Thanh khoản thị trường khá tích cực, giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt hơn 17 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại vẫn chưa dứt chuỗi bán ròng và tiếp tục bán gần 350 tỷ đồng.
Để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2024 đã được thông qua ở mức 6 - 6,5%, kích cầu tiêu dùng nội địa, tạo hiệu ứng lan tỏa, hay còn được gọi là hiệu ứng số nhân sẽ tạo đà cho tăng trưởng chung.
Việt Nam là nền kinh tế có khung hướng tiêu dùng biên khá cao. Theo các chuyên gia, trong 100 đồng người dân tạo ra, có thể dùng tới 60 - 70 đồng để chi tiêu, thậm chí là vay với mục đích tiêu dùng. Trong bối cảnh kinh tế đã chuyển biến tích cực hơn từ quý IV thì đẩy mạnh hơn nữa việc kích cầu tiêu dùng là rất cần thiết, nhằm tạo đà tăng trưởng.
TS Trần Du Lịch - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng: "Những công cụ giải pháp cho thị trường nội địa như giảm VAT có thể kéo dài hơn và một số lĩnh vực có thể giảm .Tôi nghĩ rằng không có lo nhiều giảm nguồn thu bởi nếu tăng sức mua lên, khối lượng, số lượng lớn lên, tỷ lệ thu có thể nhỏ đi nhưng chưa chắc số tuyệt đối sẽ giảm. Hay là vấn đề tín dụng tiêu dùng, cần hướng tới tầng lớp trung lưu và người thu nhập thấp, để làm sao họ tăng tiêu dùng lên".
Tại "Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2024 phiên thứ nhất: Kích cầu tiêu dùng nội địa" mới được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia đều cho rằng, tiêu dùng nội địa là bệ đỡ quan trọng cho năm 2024, với sức lan tỏa mạnh mẽ cho các ngành khác, nhất là sản xuất hàng Việt, các ngành dịch vụ...
Bên cạnh các giải pháp về chính sách, các địa phương như TP Hồ Chí Minh đang chủ động đưa ra các chương trình khuyến mãi tập trung, hỗ trợ tiểu thương tiếp cận thương mại điện tử.
Cần đồng bộ và đưa ra các giải pháp
Những năm trước đây, kích cầu gắn với nhập khẩu nhiều do chuỗi cung ứng nội địa hóa chưa cao nên chưa lan tỏa ra nền kinh tế… Điều đó có nghĩa, các động lực tăng trưởng cần phải gắn kết với nhau, đầu tư công cũng vậy, phải lan tỏa được ra nền kinh tế.
Chi tiêu tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 60-65% GDP; trong đó chi tiêu hộ gia đình khoảng 50-55% GDP. Với dân số khoảng 100 triệu dân, trong đó có khoảng 20 triệu người trung lưu đang tạo ra sức cầu rất lớn. Dự báo năm 2026, sẽ có thêm 4 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu.
Thu nhập của 1 người chia ra hai phần, chi tiêu và tiết kiệm. Tại Việt Nam, đối với tầng lớp trung lưu, khuynh hướng tiêu dùng cận biên là khá cao, trong 100 đồng tạo ra, người dân có thể dùng tới 60-70 đồng để chi tiêu thêm, thậm chí còn lớn hơn, đi vay để chi tiêu.
Còn người có thu nhập thấp, xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Do đó, kích cầu phải tập trung nhiều hơn vào tầng lớp trung lưu.Ngoài ra, tiêu dùng của nước ngoài rất quan trọng.
Năm 2024, triển vọng kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu không có đột phá. Mỹ là 1 nền kinh tế tiêu dùng, cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, nhưng xuất khẩu của Mỹ lại gắn với nhập khẩu nhiều. Và tăng trưởng ngoại thương cần nhìn nhận sâu hơn, tăng trưởng xuất khẩu nhưng lại gắn với nhập khẩu các yếu tố đầu vào-kích thích các nền kinh tế phụ thuộc vào chuỗi cung ứng, nên cần thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng.
Do đó, kích cầu tiêu dùng nội địa lúc này là giải pháp thiết thực nhất. Đặc biệt là gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hướng vào các doanh nghiệp nội địa. Cần chính sách gắn khuyến khích tiêu dùng trong nước với sản xuất trong nước, thì hệ số nhân tài khóa mới lan tỏa.
Về chính sách thuế, theo các chuyên gia khuyến khích "người Việt Nam dùng hàng Việt" cần thực chất bằng chính sách thuế. Việc giảm từ 10 xuống 8% là cần thiết, vì thuế giá trị gia tăng lan tỏa rất mạnh trong các lĩnh vực. Có điều, chính sách thuế cần giảm với lộ trình đủ dài, như trong 2 năm, thay vì giảm từng lần 6 tháng sẽ khó tạo động lực cho thị trường. Bởi người dân chi tiêu còn phụ thuộc vào thu nhập dự kiến trong tương lai.
Ngoài ra, cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Bởi thuế thu nhập cá nhân đã lạc hậu. Cần đồng bộ, dứt khoát, mạnh mẽ các giải pháp.
Cùng với đó, cần phát triển hệ thống phân phối và tiêu dùng nội địa. Nếu không nắm được hệ thống phân phối trong nước sẽ mất nền sản xuất trong nước. Bản thân nhà phân phối của Việt Nam phải chủ động giữ sân nhà, vì thông qua hệ thống phân phối đó, hàng Việt mới có thể đi vào thị trường, thậm chí mở rộng ra các thị trường lân cận.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 26/12/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,800 VNĐ./