Thanh khoản thị trường tăng nhẹ ghi nhận khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt gần 571 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 12 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 63 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1 ngàn tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 sẽ hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội đầu tư tốt khi bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tăng giá.
Năm 2023 nhiều biến động
2023 là năm ghi nhận nhiều biến động của thị trường chứng khoán. Nửa đầu năm là giai đoạn giao dịch trầm lắng, thanh khoản sụt giảm mạnh so với năm 2022 với nguyên nhân chủ yếu đến từ sự suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế lớn, lạm phát dai dẳng cùng chính sách thắt chặt tiền tệ kéo dài của các nền kinh tế lớn và căng thẳng địa chính trị ngày càng phức tạp.
Sang quý 3-2023, các chỉ số trên thị trường đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Chẳng hạn, ngày 12-9-2023, chỉ số VnIndex đã đạt mức cao nhất kể từ đầu năm khi đóng cửa ở mức 1245,44 điểm, tăng 24% so với cuối năm 2022. Nhưng ngay sau đó lại giảm rất mạnh, đưa chỉ số trở về khu vực 1,020 điểm chỉ sau chưa đầy 2 tháng. Những biến động quyết liệt đó khiến không ít nhà đầu tư trên thị trường "say sóng", thậm chí mất hết thành quả chỉ sau vài tháng ngắn ngủi.
Tương tự với diễn biến của chỉ số, thanh khoản thị trường quí 3 đã được cải thiện đáng kể với giá trị giao dịch bình quân đạt 24,641 tỉ đồng một phiên, tăng 80% so với mức giao dịch bình quân 6 tháng đầu năm. Nhưng sang tháng 10, thanh khoản sụt giảm trở lại cùng với áp lực điều chỉnh của thị trường chứng khoán. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 17,492 tỉ đồng một phiên, giảm 13,3% so với cùng giai đoạn năm ngoái.
Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam cũng ghi nhận các yếu tố chính giúp nền kinh tế phục hồi khá tốt vào năm 2023 bao gồm sự phục hồi của các dịch vụ trong nước, bao gồm cả du lịch, cũng như chi tiêu công. Giải ngân vốn đầu tư công đến cuối tháng 11 đạt 75% kế hoạch chi trong năm, tăng đáng kể 22% so với cùng kỳ. Việc giải ngân vốn đầu tư công tuy còn chậm nhưng đã phần nào thúc đẩy tiêu dùng trong nước ở mức 9,6% trong tháng 11-2023 so với cùng kỳ năm 2022.
Khu vực FDI cũng cho thấy những tín hiệu tích cực. Giải ngân vốn FDI đạt 20,3 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ, là mức tăng 11 tháng cao nhất trong 6 năm qua. Tổng vốn FDI đăng ký tính đến ngày 25-11-2023 ước tính đạt 29 tỉ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ.
Nền tảng kinh tế vĩ mô vẫn vững vàng với việc nới lỏng tiền tệ kịp thời trong nửa đầu năm, trong khi lạm phát được kiểm soát khá tốt dưới mục tiêu 4%.
Kịch bản nào cho năm 2024?
Các chuyên gia chứng khoán trong nước kỳ vọng sự xoay chiều chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới là động lực chính hỗ trợ cho kinh tế vĩ mô năm 2024. Đây cũng là một điểm tựa cho thị trường chứng khoán.
Về chính sách tiền tệ, lãi suất đã đạt đỉnh nên Fed sẽ điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất từ giữa năm 2024, kéo theo hành động tương tự ở các ngân hàng trung ương thuộc các quốc gia phát triển. Ngoài ra, lạm phát dự báo hạ nhiệt và không còn là mối bận tâm của các ngân hàng trung ương.
Về Việt Nam, tăng trưởng kinh tế năm 2023 không quá tốt, nhưng chỉ số VnIndex vẫn tăng hơn 10%. Do đó, chuyên gia của FIDT nhận định năm sau Việt Nam có nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong khoảng 6–6,5%, do chính sách tiền tệ – tài khoá có độ trễ nhất định, nên sẽ phát huy vào năm sau. Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu cũng phục hồi từ tháng 10 và 11-2023, cho thấy tín hiệu ban đầu của hồi phục kinh tế và là bước đệm cho năm 2024.
Về thị trường chứng khoán, lợi nhuận thị trường (EPS) năm 2024 được kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ nền lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
"Nếu so sánh với các thị trường mới nổi hay thị trường cận biên, thì câu chuyện VnIndex năm sau sẽ tăng trưởng rất tốt"
Theo đó, dự báo tăng trưởng doanh nghiệp niêm yết ước trong khoảng 15-20% trong năm 2024, dựa trên nền năm 2023 tăng trưởng thấp và yếu tố về định giá thị trường. Cụ thể, P/E thị trường hiện ở mức 15 lần – mức trung tính và là cơ sở để đánh giá thị trường 2024 sẽ có chuyển biến tốt hơn.
"Trong kịch bản tích cực, chúng ta có thể kỳ vọng năm 2024 là năm bản lề để nền kinh tế quay trở lại chu kỳ tăng trưởng cao và bền vững nhờ những chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ kết hợp với các điều kiện khách quan bên ngoài thuận lợi"
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, các chuyên gia này cũng lưu ý rủi ro từ tình hình địa – chính trị bất ổn tại nhiều khu vực trên thế giới. Ngoài ra, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm 2024 còn lớn và vẫn là dấu hỏi của thị trường, dù giai đoạn khó khăn nhất của thị trường trái phiếu đã đi qua.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Đặc biệt trong ngày 23/12/2023, CTCP PGT HOLDINGS rất hân hoan được vinh danh "TOP 20 DOANH NGHIỆP FDI XUẤT SẮC NĂM 2023"
Với sự tin tưởng này, PGT Holdings cam kết sẽ tiếp tục nâng cao năng lực luôn đặt triết lý kinh doanh phát triển bền vững làm trung tâm cho sự phát triển, thực hiện nhiều hoạt động có ích và giá trị cho xã hội, kết nối mọi miền Việt Nam, tạo ra nhiều thành tựu tuyệt vời hơn nữa.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 27/12/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,100 VNĐ./