Chốt phiên giao dịch ngày 29/7/2022, VN-Index giảm 1,79 điểm xuống 1.206,33 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 590,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 15.034,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 189 mã tăng giá, 239 mã giảm giá và 87 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,23 điểm xuống 288,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 63,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.265,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 75 mã tăng giá, 108 mã giảm giá và 71 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,11 điểm lên 89,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 55,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 751,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 226 mã tăng giá, 135 mã giảm giá và 91 mã đứng giá.
Tuy nhiên, điểm tích cực là giá trị giao dịch trên HOSE tiếp tục trên 15.000 tỷ đồng, cao hơn giá trị giao dịch trung bình 20 ngày.
Khối ngoại phiên hôm nay trở lại bán ròng nhẹ cũng gây thêm áp lực cho thị trường chung. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 5,94 tỷ đồng trên HOSE, hơn 51 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng hơn 8 tỷ đồng trên HNX.
Margin là gì?
Thuật ngữ margin trong đầu tư chứng khoán không quá xa lạ. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu margin là gì, đặc biệt là với nhà đầu tư chứng khoán mới.
Trong chứng khoán, margin được hiểu là việc nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư. Sử dụng margin, nhà đầu tư có thể mua được số lượng cổ phiếu nhiều hơn so với việc chỉ dùng vốn tự có.
Khi mua bất cứ mã chứng khoán nào, nếu vay margin, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với số lượng lớn hơn. Nếu giá trị cổ phiếu tăng, nhà đầu tư thu lãi nhanh, và ngược lại, khi không tính toán, phân tích thị trường chứng khoán kĩ, nhà đầu tư có thể bị lỗ, thậm chí gánh lãi suất vay tiền cao.
Số dư tiền gửi của nhà đầu tư giảm 17% trong Q2/2022 so với quý liền kề trước đó, nhưng lượng tiền chờ mua còn khá lớn với khoảng 70.000 tỷ đồng.
Thống kê từ báo cáo tài chính Q2/2022 của hơn 30 công ty chứng khoán có thế mạnh về hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ (cho vay margin) cho thấy, dư nợ margin giảm mạnh ở hầu hết các công ty chứng khoán.
Cụ thể, dư nợ margin toàn thị trường giảm về mức 138 nghìn tỷ tại thời điểm cuối quý 2, giảm khoảng 43 nghìn tỷ tương đương -24% so với cuối quý 1 trước đó và tăng nhẹ (+3,5%) so với cùng kỳ.
Sự sụt giảm này chủ yếu do nhu cầu sử dụng và sức mua margin của nhà đầu tư giảm khi giá cổ phiếu đi xuống khi chỉ số VN-Index đã giảm 22% kể từ đỉnh lịch sử 1.528,6 (được thiết lập vào ngày 6/1/2022).
Mặc dù quy mô dư nợ margin giảm mạnh, tỷ lệ đòn bẩy trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì ở mức tương đối cao so với các giai đoạn trước đây. Tỷ lệ đòn bẩy là hệ số giữa Dư nợ margin và Tổng giá trị vốn hóa tính theo free-float của các cổ phiếu niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX.
Tỷ lệ đòn bẩy giảm về mức 6,2% tính đến cuối quý 2/2022 từ mức đỉnh 6,8% cuối quý 1 trước đó, đây cũng là quý mà dư nợ margin đạt đỉnh. So với mức 5,7% tại thời điểm cuối quý 1/2021 khi VN-Index cùng ở vùng điểm như hiện tại, tỷ lệ này vẫn khá cao. Điều này cho thấy rủi ro liên quan đến margin vẫn hiện hữu trong bối cảnh thị trường chưa thoát khỏi trạng thái của thị trường giảm điểm.
Trong khi đó, số dư tiền gửi của nhà đầu tư giảm 17% trong Q2/2022 so với quý liền kề trước đó, nhưng lượng tiền chờ mua còn khá lớn.
Tính đến cuối quý 2/2022, số dư tiền gửi của nhà đầu tư trên tài khoản ở các công ty chứng khoán (không bao gồm số dư tiền của nhà đầu tư nước ngoài) giảm mạnh (-14,4 nghìn tỷ đồng, tương đương -17%) so với cuối quý 1 chủ yếu do nhà đầu tư rút tiền ra. Đây cũng là quý có số dư tiền gửi của nhà đầu tư giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2020.
Cùng xu hướng số dư tiền gửi của nhà đầu tư cá nhân giảm mạnh thì trong Quý 2/2022 nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng mạnh. Giá trị bán ròng khoảng 7,2 nghìn tỷ đồng trên HOSE trong quý này, đây cũng là mức bán ròng mạnh nhất cho 1 quý kể từ khi COVID khởi phát (đầu năm 2020). Điều này cho thấy dòng tiền đã rút ra khỏi thị trường tương đối mạnh trong quý 2 vừa qua khi VN-Index có những đợt điều chỉnh mạnh!
Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân rút mạnh trong quý 2/2022.
Điểm tích cực đó là số dư tiền gửi của nhà đầu tư hiện vẫn ở mức cao khoảng 70 nghìn tỷ đồng so với giai đoạn trước Covid hay thậm chí so với thời điểm cuối quý 1/2021 khi VN-Index cũng ở vùng 1.200 điểm như hiện nay. Lượng tiền này nằm sẵn trên tài khoản và có thể đang chờ đợi cơ hội hấp dẫn để tham gia vào thị trường.
Thanh khoản trong nửa đầu tháng 7 tiếp tục giảm so với tháng 6 do lực cầu yếu và tâm lý thận trọng từ nhà đầu tư cá nhân. Giá trị giao dịch trung bình phiên (chỉ tính khớp lệnh) trên HOSE trong nửa đầu tháng 7 giảm -22% so với tháng 6 và -60,1% so với bình quân giai đoạn thanh khoản sôi động trước đó (tính từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022).
Bán ròng được ghi nhận kỷ lục trong quý 2, nhà đầu tư cá nhân đã mua ròng gần 1,3 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu tháng 7, tuy nhiên tập trung chủ yếu các cổ phiếu là VHM, VIC, MWG, HPG, DCM trước áp lực bán ra của khối ngoại. Nếu không tính đến nhóm cổ phiếu này, nhà đầu tư cá nhân vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng (gần 1.000 tỷ) trong nửa đầu tháng 7/2022.
Mã PGT trên sàn HNX sự nổi bật của cổ phiếu giá tốt.
Nhiều chuyên gia nhận định: "Điều quan trọng hơn là thấy sự quay trở lại của cổ phiếu cơ bản, tức là những ngành tốt, doanh nghiệp tốt sẽ trở lại dẫn dắt thị trường vì theo chu kỳ tâm lý, khi nhìn thấy rủi ro, nhà đầu tư sẽ có cảm giác đã đến lúc phải dừng lại, tìm đến cơ hội an toàn để bảo toàn tài sản đã tích lũy".
Cổ phiếu PGT chính là một gợi ý phù hợp cho các nhà đầu tư trong giai đoạn này, mã cổ phiếu tăng trưởng đều đặn bới những lợi thế sẵn có trong lĩnh vực trọng tâm là M&A. PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Đặc biệt phải kể đến, những dự án hợp tác với các đối tác quốc tế gần nhất (Nhật Bản, Mỹ...), PGT Holdings tiếp tục khẳng định giá trị bền vững, sức hấp dẫn của doanh nghiệp khi các nhà đầu tư lựa chọn và giải ngân.
PGT Holdings_đẩy mạnh triển khai các dự án đối với quốc tế.
Hiện tại PGT Holdings đang triển khai những dự án cùng các quý đối tác toàn cầu vô cùng hiệu quả. Điều đó như 1 điểm cộng đầy lợi thế cho PGT so với các doanh nghiệp M&A cùng ngành khác. Cụ thể, PGT Holdings ký hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.
Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam. (https://bow-now.jp/ )
Thêm vào đó, PGT Holdings cùng các đối tác quốc tế cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.
Đối với thị trường trong nước, PGT Holdings với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."