HNX-Index giảm 1 điểm xuống 307,02 điểm. Toàn sàn có 100 mã tăng, 99 mã giảm và 48 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,47 điểm xuống 94,11 điểm.
Tính chung, tổng khối lượng khớp lệnh đạt 14.905 tỷ đồng; trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 12.460 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 420 tỷ đồng trên HoSE, tạo áp lực lên đà tăng của thị trường.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có quyết định giao Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kể từ ngày 19/5.
Theo đó, tại công văn số 4519/BTC-TCCB gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc giao phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi sẽ nhận nhiệm vụ mới trong thời gian xem xét, kiện toàn nhân sự Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Các cơ quan quản lý kinh tế đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và vận hành TTCK liên tục, ổn định, an toàn; đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang tham gia trên TTCK Việt Nam.
Chiều ngày 18/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông báo chính thức các hình thức kỷ luật đối với tập thể và các cá nhân là nguyên lãnh đạo, lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở GDCK Việt Nam (VNX), Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).
Những sai phạm của các cá nhân sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của UBCKNN, các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và vận hành TTCK liên tục, ổn định, an toàn; đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang tham gia trên TTCK Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tăng cường năng lực toàn diện và kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ chủ chốt đáp ứng được yêu cầu về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, đảm bảo công tác quản lý, giám sát TTCK thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo UBCKNN và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện các giải pháp về: hoàn thiện khung khổ pháp lý, thực hiện tái cấu trúc thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động của các định chế trung gian, phát triển hệ thống nhà đầu tư chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của UBCKNN và các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán để phát triển thị trường chứng khoán bền vững, minh bạch, trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, là kênh đầu tư dài hạn, an toàn, công bằng cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó NHNN sẽ thắt chặt nguồn vay ngắn hạn nước ngoài đầu tư vào chứng khoán, bất động sản.
NHNN đặt vấn đề rằng: Thực tế việc tăng trưởng "nóng", "ồ ạt" của thị trường chứng khoán và kinh doanh bất động sản tiềm ẩn rủi ro lớn vì có thể tạo ra tình trạng vốn "ảo", "bong bóng" tài sản, là mầm mống của những bất ổn tài chính vĩ mô.
Do đó, trong bối cảnh dòng vốn vay nước ngoài ngắn hạn cần được quản lý chặt chẽ hơn nữa để hạn chế các nguy cơ đảo chiều, NHNN cho rằng cần hạn chế việc doanh nghiệp vay nước ngoài ngắn hạn cho các mục đích tiềm ẩn rủi ro bong bóng giá như chứng khoán, bất động sản.
Theo nhà điều hành chính sách tiền tệ, định hướng quản lý trên nhất quán với quan điểm đánh giá rủi ro qua đó cần quản lý chặt chẽ đối với các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản trong hoạt động cấp tín dụng trong nước.
Ngoài định hướng chặn mục đích vay nước ngoài ngắn hạn đầu tư vào chứng khoán và bất động sản nói trên, NHNN cũng dự kiến không cho phép sử dụng vốn vay ngắn hạn để nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và mua cổ phần, mua phần vốn góp do việc thực hiện dự án hoặc mua cổ phần, mua vốn góp tại doanh nghiệp nhằm thâu tóm doanh nghiệp, mua bán sáp nhập để quản lý, phát triển doanh nghiệp về lâu dài là hoạt động mang tính dài hạn; do đó, nếu vay vốn nước ngoài ngắn hạn để thanh toán cho khoản nợ phát sinh từ các mục đích sử dụng vốn trung dài hạn nêu trên sẽ tạo ra rủi ro thanh khoản và đi ngược lại bản chất của dòng vốn ngắn hạn chỉ nhằm hỗ trợ thiếu hụt thanh khoản tạm thời.
Với định hướng kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, việc quy định doanh nghiệp không được vay nước ngoài ngắn hạn cho các mục đích tiềm ẩn rủi ro cao nêu trên là cần thiết; một mặt yêu cầu chính các doanh nghiệp này quản trị rủi ro tốt hơn trong hoạt động, mặt khác hỗ trợ việc ưu tiên tập trung nguồn vốn vay nước ngoài cho các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Khoảng 78.000 tỷ đồng Kho bạc Nhà nước dự tính bơm ra thị trường
Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa công bố thông tin về việc điều chỉnh hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong quý 2/2022, theo hướng tăng lên so với dự kiến trước đó.
Cụ thể, tổng hạn mức giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP trong quý 2 theo đó là 73.470 tỷ đồng, tăng đáng kể so với quy mô dự kiến 67.027 tỷ đồng công bố trong tháng 4 vừa qua.
Mức điều chỉnh cũng là quy mô lớn đáng chú ý kể từ khi đầu mối này bắt đầu triển khai giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP trong gần một năm trở lại đây (sau khi có cơ chế và hướng dẫn từ cuối năm 2020).
Việc KBNN mua lại có kỳ hạn TPCP một mặt để cân đối nguồn ngân quỹ nhàn rỗi và cân đối chi phí ngân sách, mặt khác tạo một nguồn tái tạo vốn ra thị trường chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thương mại. Thời gian qua, nguồn tái tạo này không lớn, nhưng quy mô dự kiến tăng lên nói trên cũng đáng chú ý khi nền kinh tế bước vào mùa cao điểm sản xuất kinh doanh nửa cuối năm.
Song song, trong tuần thứ hai của tháng 5 này, KBNN đã trở lại thực hiện giao dịch chào mua ngoại tệ đợt 3 với khối lượng lên tới 200 triệu USD qua hình thức giao dịch giao ngay với các ngân hàng thương mại (trong đợt chào mua này, tỷ giá USD/VND có diễn biến tăng khá mạnh).
Như vậy, với các kế hoạch trên, KBNN dự kiến có tổng cung khoảng 78.000 tỷ đồng ra thị trường trong quý 2 này; quy mô thực tế còn ở phía trước và tùy thuộc vào sự hấp thụ của các ngân hàng thương mại
PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex, một doanh nghiệp có 18 năm hoạt động trên các lĩnh vực Mua bán & Sáp nhập, Thuê ngoài nhân sự, xuất khẩu lao động và tài chính vi mô. Đây đều là những ngành hưởng lợi nhiều khi nền kinh tế phục hồi trở lại. PGT Holdings đã tận dụng lợi thế từ các yếu tố vĩ mô của thị trường để làm động lực bứt phá, tạo đà vươn lên trong thời gian qua.
Nhắc tới Ban lãnh đạo của PGT Holdings, CEO ông Kakazu Shogo như một người thuyền trưởng chèo lái doanh nghiệp vượt qua những bão táp. Đồng hành cùng PGT Holdings qua rất nhiều năm CEO người Nhật Bản luôn truyền cảm hứng tới đội ngũ nhân viên cùng các nhà đầu tư về triết lý "Giá trị bền vững". Phát triển "Giá trị bền vững" đang là hướng đi tích cực mà bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào đều muốn hướng đến. Thực tế cho thấy, lợi ích của phát triển bền vững đối với doanh nghiệp phải kể đến về thương hiệu, hiệu quả khai thác tác nguyên, giảm thiểu chi phí, và các vấn đề môi trường xã hội.
Khép lại phiên giao dịch ngày 20/5, giá cổ phiếu của PGT đang giao dịch trong khoảng giá 6,700 – 10,000 VNĐ
PGT Holdings tin rằng với những tín hiệu tích cực từ những thông tin đã công bố cùng nỗ lực trong kết quả kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ăn nên làm ra. Là tài sản dài hạn an toàn và tin cậy của các nhà đầu tư đang nắm giữ mã PGT.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.