Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/9, VN-Index tăng 14,6 điểm (1.21%) lên mức 1226,11 điểm; HNX-Index tăng 4,6 điểm (1,84%) lên mức 254,82 điểm. Thị trường nghiêng hẳn về bên mua với 648 mã tăng và 198 mã giảm.
 Ngày đăng: 21/09/2023

Tổng khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 878 triệu đơn vị, tương đương giá trị 20,3 ngàn tỷ; HNX-Index ghi nhận tổng khối lượng giao dịch đạt 92,2 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1,9 ngàn tỷ.

Trong đó khối ngoại bán ròng tổng cộng 225 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 3,1 tỷ đồng.

photo-1695215323723

Trong nhiều năm qua, mối quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước tiến vượt bậc.

Chia sẻ tại Tọa đàm "Việt Nam và Nhật Bản hợp tác hướng tới tăng trưởng xanh" ngày 12/9, ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện JETRO tại Việt Nam cho biết, tăng trưởng xanh là xu hướng phù hợp với bối cảnh hợp tác thế hệ mới giữa hai nước.

Từ năm 1995, các doanh nghiệp Nhật Bản mới bắt đầu đầu tư vào Việt Nam. Đây là thời kỳ bùng nổ đầu tư đầu tiên, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam vào giữa thập niên 1990. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, bắt đầu từ năm 1997, làm suy yếu sức mạnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dẫn đến sự chuyển dịch đầu tư của Nhật Bản sang Trung Quốc, lúc này đang nổi lên là trung tâm sản xuất của thế giới.

photo-1695215325038

Trưởng đại diện Văn phòng JETRO (Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản) tại Việt Nam Nakajima Takeo phát biểu. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN).

Đến năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tạo ra sự chú ý trên trường quốc tế về cơ hội và tiềm năng mới, từ đó thu hút làn sóng đầu tư của Nhật Bản quay trở lại với Việt Nam. Đây là đợt bùng nổ đầu tư thứ hai.

Từ năm 2012, thời điểm sau "cú sốc" ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục tăng tốc và đa dạng hóa trên nhiều lĩnh vực, ghi nhận đợt bùng nổ đầu tư thứ ba.

Tại Việt Nam, Nhật Bản hiện đứng thứ ba về giá trị đầu tư, thứ hai về số lượng dự án và thứ nhất về số lượng dự án đầu tư được thực hiện.

Trong giai đoạn bùng nổ ban đầu, hầu hết các khoản đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đều rót vào các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. Sau đó, nhiều công ty dịch vụ của Nhật Bản, hoạt động trong các lĩnh vực bán lẻ thương mại, khách sạn, dịch vụ chuyên nghiệp và công nghệ thông tin, đã tham gia thị trường này.

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập thị trường Nhật Bản, cho thấy sự tăng trưởng đáng kể về hiệu quả và năng lực kinh doanh của Việt Nam. Các công ty như FPT, CMC, Rikkei và nhiều công ty công nghệ thông tin khác đã mở chi nhánh tại Nhật Bản từ 10 năm trước, khi Nhật Bản thiếu hụt nguồn lực công nghệ cao.

Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn, các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu hướng vào thị trường nội địa. Sau 10 năm hợp tác, thương mại hàng hóa giữa hai nước đã tăng gấp đôi.

Đối với Nhật Bản, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 toàn cầu và lớn thứ hai trong ASEAN. Ngược lại, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

Có thể khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng không thể thiếu của Nhật Bản trong việc tạo dựng mạng lưới chuỗi cung ứng tích hợp. Các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu linh kiện và nguyên liệu sang Việt Nam.

Từ đây, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lắp ráp và xuất khẩu trở lại Nhật Bản các sản phẩm hoàn thiện. Chúng ta đã chứng kiến ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển giao quy trình tạo giá trị gia tăng cho Việt Nam.

JETRO tăng cường hợp tác thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Dù còn nhiều dư địa cho hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực tăng trưởng xanh song Việt Nam cần có chính sách hấp dẫn để hút vốn đầu tư vào tăng trưởng xanh.

Tính đến tháng 8/2023, Nhật Bản đang đầu tư vào 5,168 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 71 tỷ USD. Nhật Bản hiện đứng thứ ba trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản cũng ngày càng quan tâm vào các việc triển khai các dự án về tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

"Các doanh nghiệp vẫn đang theo dõi, chờ đợi cơ hội từ các chính sách về tăng trưởng xanh của Việt Nam để có thể yên tâm đầu tư vào lĩnh vực này," ông Nakajima Takeo chia sẻ.

Theo đó, để hút vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng vào các lĩnh vực giải quyết các vấn đề cấp bách tại Việt Nam như chất lượng nước, ô nhiễm không khí, quản lý chất thải, tái chế, hiệu suất năng lượng và khí thải carbon… JETRO khuyến nghị Chính phủ Việt Nam thực hiện quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn, mở rộng trách nhiệm môi trường của các nhà sản xuất và đẩy nhanh sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Theo thống kê, Việt Nam đã huy động được 11,5 tỷ USD cho tăng trưởng xanh; trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 2,5 tỷ USD (tập trung cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long) và vốn từ khu vực tư nhân nước ngoài là 9 tỷ USD (tập trung trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và đầu tư trang thiết bị cho tăng trưởng xanh).

"Cơ cấu vốn như vậy cho thấy khu vực tư nhân giữ vai trò quan trọng trong phát triển xanh. Vì vậy, trong chiến lược thu hút FDI vừa được phê duyệt, Việt Nam đã xác định định hướng để hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh trong những lĩnh vực như công nghệ cao, phù hợp với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, kết nối chuỗi giá trị…

Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp

Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của tăng trưởng xanh hay một số tiêu chí của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

photo-1695215325751

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

photo-1695215326253

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

‏Khép lại phiên giao dịch ngày 20/9/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024