Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 453 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 10,5 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 39,5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 710 tỷ đồng.
Chứng khoán "chờ tín hiệu" từ Fed
Giao dịch "khiêm tốn" tuần qua được giới phân tích cho rằng, đến từ tâm lý thận trọng trước những diễn biến vĩ mô quan trọng. Cụ thể, thị trường đang chờ tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước sau động thái cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Việc Fed hạ lãi suất sẽ là yếu tố hỗ trợ cho chu kỳ tăng của thị trường chứng khoán thế giới trong dài hạn, kỳ vọng cũng sẽ có những tác động tích cực tới thị trường chứng khoán trong nước.
Trong tháng 9 (Cuộc họp chính sách tháng 9 của Fed sẽ diễn ra trong hai ngày 17-18/9), các chuyên gia nhận định, Fed có khả năng sẽ giảm lãi suất, cùng với đó, tỷ giá USD/VNĐ đã hạ nhiệt là điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ duy trì lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho nền kinh tế. Dòng tiền có thể gia tăng trở lại sau khi Fed có thể bắt đầu quyết định giảm lãi suất trong kỳ họp tuần sau.
Quyết định lãi suất của Fed và tác động như thế nào?
Lãi suất Mỹ giảm cũng cho phép các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi dễ thở hơn, có thể nới lỏng chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế mà không sợ mất kiểm soát về tỷ giá. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế châu Âu và Trung Quốc đều đang tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến. Các nền kinh tế xuất khẩu sẽ chật vật nếu hai nền kinh tế lớn này tiếp tục gặp khó khăn, trong khi Mỹ cũng xuất hiện dấu hiệu suy yếu về thị trường lao động. Các nền kinh tế châu Á cần lãi suất Mỹ đi xuống để họ cũng có thể nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất, tăng tín dụng để kéo nền kinh tế đi lên.
Cũng có quan điểm rằng, sau khi Mỹ cắt giảm lãi suất, dòng tiền đầu tư ở Mỹ sẽ chuyển hướng trở lại khu vực các nền kinh tế mới nổi (trái với trạng thái rút ròng ra trong nửa đầu năm nay). Tuy nhiên, điều này là không chắc chắn.
Hơn nữa, một cuộc đua cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu vực ASEAN và sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng làm cuộc đua thu hút đầu tư nước ngoài thêm phức tạp. Vì vậy, dòng vốn nước ngoài sẽ không chỉ nhìn vào lãi suất của Fed. Như một số phân tích, lãi suất USD chỉ đóng vai trò thứ yếu trong định hình dòng vốn thời gian tới, vì căn bản, nhiều nước cũng muốn cắt lãi suất. Chính sách công nghiệp của các quốc gia, rủi ro thương chiến và những áp lực địa chính trị mới là vấn đề cốt lõi. Xu thế đa dạng hóa kinh doanh ra nước ngoài của một số doanh nghiệp Trung Quốc cũng đóng một vài trò trong đó.
Vì vậy, lãi suất giảm ở Mỹ và châu Âu sẽ giúp các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam "dễ thở" hơn, nhưng không nên quá kỳ vọng vào tác động của nó đến dòng vốn đầu tư, vì hiện tại, có những yếu tố không thuần túy về kinh tế mới là nhân tố chính quyết định sự di chuyển của dòng vốn.
Nhận định và khuyến nghị đầu tư trong giai đoạn hiện nay
Dường như thị trường không còn ở mức rẻ như nhà đầu tư thường kỳ vọng, thực chất các nhóm ngành sản xuất nói riêng và định giá nhóm midcap không còn ở mức rẻ nữa. Các cổ phiếu cần có biểu hiện rõ hơn trong câu chuyện kinh doanh để nhà đầu tư xem xét chấp nhận 1 mức định giá cao. Ngoài ra, thị trường đang chịu áp lực từ động thái bán ròng của khối ngoại, song, lực bán được cho là sẽ sớm suy giảm vào cuối tháng 9 nhờ vào dòng vốn đã có tín hiệu trở lại khu vực Đông Nam Á.
Nhìn chung, câu chuyện hấp dẫn của thị trường phần lớn vẫn "Điểm tựa" vào các nền tảng cơ bản và mang tính tác động lên bức tranh chung: Tăng trưởng EPS (Earnings per share)_(là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường) 2024 tích cực - 2025 sẽ phụ thuộc vào tình hình suy thoái toàn cầu; Sự phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam, phản ánh qua GDP (kỳ vọng 2024 ở mức 6 - 6.5%; Điều kiện chính sách tài khóa, tiền tệ của CP vẫn ủng hộ cho việc đầu tư lẫn phục hồi sản xuất kinh doanh.
Về dài hạn, thị trường vẫn được kỳ vọng sẽ không quá xấu trong những tháng cuối năm, nhưng, cần trông chờ nhiều vào các biểu hiện rõ nét hơn của nền kinh tế.
Nhà đầu tư được khuyến nghị, xem xét lựa chọn những cổ phiếu: (1) có câu chuyện rất riêng, (2) dòng tiền ủng hộ, (3) định giá còn ở mức "hấp dẫn". Trong đó, một vài cổ phiếu có thể xem xét: Ngành bất động sản; Ngân hàng; Bán lẻ thiết yếu; Ngành M&A...
Một gợi ý mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong đó điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 hiện nay của PGT Holdings đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/ xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng". Tiếp nối thành công của sự kiện "Stock Investment Tour" trong tháng 3/2024 tại TP Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Hoạt động nằm trong chương trình "Stock Investment Tour" tháng 8 (từ 21/8 - 25/8) của hơn 40 nhà đầu tư người Nhật tiềm năng đã được diễn ra thành công tại TP Hà Nội và TP Hạ Long.
Tại sự kiện, các nhà đầu tư Nhật Bản đã được tham quan, trao đổi và tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam. Được chuyên gia trong lĩnh vực phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đang đối mặt, triển vọng và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, các diễn giả đã cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư, chính sách và dự báo tiềm năng của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Đặc biệt thành quả lớn nhất trong sự kiện "Stock Investment Tour" do PGT Holdings tổ chức đó chính là niềm tin. Điều đó được ghi nhận thông qua những nhà đầu tư Nhật Bản trong "Stock Investment Tour" tháng 3/2024 đã bắt đầu các bước "rót vốn" vào Việt Nam. Và trong "Stock Investment Tour" lần này (tháng 8/2024) PGT Holdings tiếp tục thành công kết nối cho hơn 40 nhà đầu tư hoàn tất mở tài khoản chứng khoán tại Việt Nam. Một lần nữa khẳng định vai trò của PGT Holdings như 1 cầu nối, mắt xích quan trọng Việt Nam và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, PGT Holdings còn là mắt xích để tạo nên " bắt tay" giữa thép Pomina (POM) và Nansei Steel (Nhật Bản)
Với mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) luôn là cầu nối quan trọng với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược. Sự thành công của thương vụ "Thép Pomina (POM) và đối tác Nhật Bản Nansei Steel chính thức triển khai hợp tác chiến lược" đã khẳng định năng lực của PGT Holdings trong vai trò của một đơn vị cố vấn, kêu gọi nhà đầu tư và đồng hành cùng các doanh nghiệp uy tín của Nhật, kết nối họ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp vào thị trường Việt Nam.
Vì vậy với mức gia vô cùng tốt của PGT Holdings hiện nay, đầu tư vào PGT chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 16/9/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./