Theo Báo cáo về Làn sóng vỡ nợ doanh nghiệp năm 2023 của Moody's công bố mới đây, tỷ lệ vỡ nợ trên toàn cầu đối với các công ty đầu tư mạo hiểm đã tăng lên 4,3% vào cuối năm 2022, cao gấp đôi so với mức 1,8% vào đầu năm.
Rủi ro toàn cầu đã tăng gần 3 lần trong năm 2023
Cụ thể, tỷ lệ vỡ nợ cuối năm 2022 đã vượt qua mức trung bình cao nhất trong lịch sử là 4,1%: "Tổng số tiền vỡ nợ trên toàn cầu đã tăng lên 146 tỷ USD vào năm 2022, từ 55 tỷ USD vào năm 2021 nhưng đã giảm so với 236 tỷ USD vào năm 2020. Xung đột Nga-Ukraine và sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc là hai nguyên nhân chính làm gia tăng vỡ nợ". Tổng số tiền vỡ nợ trên toàn cầu năm 2022 bao gồm 112 tỷ USD trái phiếu và 34 tỷ USD từ các khoản vay.
Trong tổng số 156 vụ vỡ nợ trên toàn cầu được ghi nhận vào năm 2022, các vụ trên 1 tỷ USD chiếm 25%. Vụ vỡ nợ lớn nhất là của doanh nghiệp dược phẩm Endo International có trụ sở tại Mỹ và các công ty con của trong hệ thống với số tiền 7,9 tỷ USD. Quyết định nộp đơn phá sản được đưa ra sau khi lợi nhuận của Endo suy giảm giảm do mất tính độc quyền của thuốc Vasostrict - sản phẩm bán chạy nhất, đóng góp khoảng 30% lợi nhuận trong năm 2021.
Vụ vỡ nợ lớn thứ hai vào năm 2022 là Diamond Sports Group, công ty tiếp thị thể thao có trụ sở tại Mỹ của Sinclair Broadcast Group với số tiền khoảng 6,3 tỷ USD.
Trên khắp thế giới, châu Âu là khu vực có nhiều vụ doanh nghiệp vỡ nợ nhất trong năm 2022 với 89 công ty - chiếm hơn 50% tổng số vụ vỡ nợ (chỉ riêng ở Nga là 65 vụ). Tiếp sau là Bắc Mỹ với 38 vụ vỡ nợ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 24 vụ, 5 vụ vỡ nợ còn lại là từ khu vực Mỹ Latinh và châu Phi.
Xét về giá trị USD, Bắc Mỹ có số tiền vỡ nợ cao nhất với khoảng 50 tỷ USD, kế đến là Châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu với lần lượt khoảng 49 tỷ USD và 46 tỷ USD.
Ngành ngân hàng có nhiều vụ vỡ nợ nhất trong năm 2022 nếu xét theo lĩnh vực với 45 vụ vỡ nợ (bao gồm 35 vụ ở Nga và 8 vụ ở Ukraine). Nguyên nhân từ việc hạn chế rút tiền gửi ngoại tệ theo quy định kiểm soát vốn của các ngân hàng trung ương. Hai vụ còn lại là Getin Noble Bank (Ba Lan) và Banco Economico (Angola).
Nếu không tính các vụ vỡ nợ từ doanh nghiệp Nga, trong năm 2022, xây dựng là ngành có nhiều vụ vỡ nợ lớn nhất với 24 vụ; tiếp theo là ngân hàng (10), chăm sóc sức khỏe (6), dược phẩm (6) và bán lẻ (5).
Lĩnh vực hàng tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Tỷ lệ vỡ nợ trên toàn cầu được dự báo sẽ giảm trong quý đầu tiên của năm 2023 do "làn sóng vỡ nợ năm 2022 ở Nga" không còn trong dữ liệu, trước khi tăng lên 4,4% vào cuối năm 2023.
Sự gia tăng các vụ vỡ nợ trong năm nay đã được dự kiến "khi một số nền kinh tế lớn bước vào suy thoái nhẹ kết hợp với ảnh hưởng của các điều kiện tài chính thắt chặt hơn".
Dự kiến tỷ lệ vỡ nợ sẽ đạt đỉnh lên mức 4,6% vào đầu năm 2024, trước khi giảm xuống 4,2% vào cuối năm. Dự báo này dựa trên giả định kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi chậm chạp cũng như các chính sách tiền tệ vẫn còn hạn chế.
Tuy nhiên, Moody’s cũng đưa ra một số kịch bản thay thế.
Trong điều kiện lạc quan nhất, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới không đồng suy thoái và thị trường tài chính ổn định nhanh hơn dự kiến, tỷ lệ vỡ nợ sẽ giảm xuống 4% vào năm 2023.
Trong kịch bản "bi quan ở mức vừa phải", tỷ lệ vỡ nợ sẽ tăng lên 9,9% trong năm 2023. Trong kịch bản "bi quan ở mức nghiêm trọng", tỷ lệ này sẽ tăng lên 15% - cao hơn mức đỉnh trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (13,5%). Trong đó, lĩnh vực hàng tiêu dùng lâu bền được đánh giá có tỷ lệ vỡ nợ cao nhất.
Các tổ chức có nhiều khoản vay ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các tổ chức phát hành trái phiếu lãi suất cao vì hầu hết các khoản vay đều có lãi suất thả nổi.
Ngoài ra, các ngân hàng đã thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay trước nguy cơ suy thoái kinh tế, khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc tái cấp vốn. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ vỡ nợ, đặc biệt là đối với các tổ chức yếu kém về tài chính.
Lạm phát tăng cao đã khiến lợi nhuận của các tổ chức phát hành bị suy giảm do không thể chuyển giá tăng sang cho khách hàng. Mức thu nhập thấp cũng sẽ làm tăng rủi ro vỡ nợ cho các công ty có thanh khoản kém.
Moody’s cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của nhóm G-20 sẽ tiếp tục giảm tốc trong năm 2023. Một số nền kinh tế lớn sẽ chúng kiến suy thoái trong nửa cuối năm 2023.
Vào năm 2024, Moody’s kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của G-20 sẽ ở mức khiêm tốn, lạm phát sẽ giảm dần và Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất trong quý đầu tiên của năm 2024. Nếu như những giả định này trở thành sự thật, chúng sẽ thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, từ đó giảm bớt rủi ro vỡ nợ.
Việt Nam nên làm gì để giữ chân nguồn vốn FDI?
Áp lực lạm phát kéo dài và chính sách tiền tệ thắt chặt, nhất là ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác đã gây ra biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu và cản trở tăng trưởng kinh tế.
Làn sóng vỡ nợ của doanh nghiệp trên toàn cầu có thể tác động tiêu cực tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong thời gian tới. Những thay đổi trong cam kết FDI tại Việt Nam giai đoạn 2020-2022 đồng pha với diễn biến kinh tế toàn cầu: năm 2020 được đánh dấu bằng mức cam kết FDI thấp, tăng vào năm 2021 khi nhiều nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19, nhưng các cam kết giảm trở lại vào năm 2022 khi căng thẳng Nga – Ukraine nổ ra và số vụ vỡ nợ trên toàn cầu tăng gấp 3 lần.
Với triển vọng toàn cầu như trên, các chuyên gia cho rằng sử dụng chính sách tài khóa hiệu quả là cách để Việt Nam tự phòng vệ với những rủi ro về suy giảm tăng trưởng. Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa để hành động, nhưng yếu kém trong triển khai đã và đang làm giảm hiệu quả của chính sách tài khóa.
Trong Khuyến nghị chính sách tài khóa cho Việt Nam tại báo cáo "Điểm lại 2023" của World Bank (WB) khuyến nghị rằng trước mắt, trọng tâm cần nhằm vào triển khai dự toán đầu tư, bao gồm các dự án được xác định trong chương trình chính sách phục hồi và phát triển kinh tế, bao gồm đầu tư vào hạ tầng cơ sở vật chất và hạ tầng số. Những dự án này sẽ giúp đẩy mạnh nhu cầu trong nước trong ngắn hạn, đồng thời góp phần cho tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn của Việt Nam.
Trong trung hạn, xử lý những trở ngại thể chế dẫn đến chưa đảm bảo tiến độ chương trình đầu tư công là cách để nâng cao hiệu quả của chính sách tài khóa. Bên cạnh đó, tiếp tục mở rộng mạng lưới an sinh xã hội theo cách có mục tiêu sẽ giúp chống đỡ hệ quả của lạm phát tăng cao đối với các hộ nghèo và dễ bị tổn thương, đồng thời tạo ra lớp đệm chống đỡ tác động đối với tiêu dùng tư nhân.
Tuy nhiên, nếu lạm phát cơ bản và toàn phần tiếp tục gia tăng, công tác phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ trở nên hết sức cần thiết. Trong hoàn cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước có thể cần tiếp tục thắt chặt tiền tệ để giảm áp lực lạm phát thông qua tiếp tục tăng lãi suất. Nhưng, tiếp tục tăng lãi suất có thể làm trầm trọng hơn các điểm yếu hiện có trong lĩnh vực tài chính. Do đó, việc duy trì tính thanh khoản cần thiết hỗ trợ các thị trường vốn chính là tối quan trọng để tránh lạm phát bùng lên.
Rủi ro tài chính nổi lên cho thấy nhu cầu cần tăng cường khung chính sách, giám sát, và quản trị doanh nghiệp đối với khu vực tài chính.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần thực hiện các cải cách cơ cấu sâu sắc nhằm nâng cao tính bền vững cho tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Cải cách về quản lý nhà nước sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh và chuyển sang sản xuất kinh doanh trong khu vực chính thức, qua đó nâng cao tăng trưởng năng suất và giúp khu vực tư nhân tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Những cải cách này nhằm đảm bảo nguồn lực được phân bổ cho những doanh nghiệp có năng suất cao nhất, đồng thời cải cách khuôn khổ pháp lý cho phát sản cho phép đóng cửa những doanh nghiệp kém hiệu quả. Chúng cũng có thể bao gồm những biện pháp giúp cải thiện năng suất của doanh nghiệp thông qua tăng cường tiếp cận tài chính (ngân hàng số, phát triển thị trường vốn).
Mặc dù những nỗ lực phát triển các lĩnh vực công nghiệp và chế tạo chế biến có vai trò trung tâm trong tầm nhìn phát triển của Việt Nam, nhưng cải cách môi trường quản lý nhà nước và kinh doanh ảnh hưởng đến các lĩnh vực dịch vụ khác nhau cũng là cách để nâng cao năng suất trong từng lĩnh vực, dẫn đến tác động lan tỏa tích cực trong toàn ngành dịch vụ và giữa các ngành sang cả nông nghiệp và chế tạo chế biến, qua đó nâng cao năng suất tổng thể của quốc gia.
Những nỗ lực này có thể bao gồm cải cách khuôn khổ pháp lý về đầu tư nước ngoài trong một số ngành dịch vụ xương sống như kho vận (logistics), ngân hàng và viễn thông. Việt Nam là thành viên của 15 Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đang được vận hành và có thể nghiên cứu thực hiện những cải cách về dịch vụ theo cam kết của quốc gia.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 3/4/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./