Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 28.21 điểm (2,4%), lên mức 1205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm. Thị trường nghiêng về bên mua với 657 mã tăng và 174 mã giảm.
 Ngày đăng: 25/04/2024

Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 691 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt gần 17 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 81 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1,5 ngàn tỷ đồng.

Giải pháp kích cầu đầu tư tư nhân, phát triển kinh tế- Ảnh 1.

Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi dần, thể hiện rõ từ năm ngoái khi tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước; quý I năm nay, tăng trưởng GDP đạt 5,66%, là mức cao nhất so cùng kỳ kể từ năm 2020, một phần bởi so sánh với mức nền thấp cùng kỳ năm 2023, song đây cũng là kết quả tích cực.

Phân tích rõ hơn về dấu hiệu phục hồi, các chuyên gia cho rằng, nếu như năm ngoái xuất nhập khẩu giảm thì quý I năm nay đã tăng trở lại ở mức 15%, trong đó xuất khẩu tăng 17% và nhập khẩu tăng 13%, chứng tỏ đơn hàng đã quay trở lại. Bên cạnh đó, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng tăng lên 72% trong quý đầu năm; thu hút FDI tiếp tục tăng 13,4% về vốn đăng ký và tăng hơn 7% về vốn thực hiện. Đặc biệt, năm nay, đầu tư công dự báo vẫn là trợ lực chính cho tăng trưởng kinh tế, dự kiến giải ngân trên 650.000 - 700.000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm ngoái.

Các thị trường như bất động sản, chứng khoán đang có dấu hiệu phục hồi dần. Theo kế hoạch, năm 2025 sẽ nâng hạng thị trường chứng khoán, và thông thường trước khi nâng hạng 12 - 18 tháng, thị trường sẽ rất nhộn nhịp. Đặc biệt, việc Quốc hội thông qua một loạt luật quan trọng như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)…; cùng các cơ chế đặc thù phát triển một số địa phương sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản cũng như toàn nền kinh tế.

Dù vậy, thách thức vẫn còn nhiều. Đó là bởi tác động của tình hình thế giới, nhất là các cuộc xung đột; giải ngân đầu tư công chưa đột phá, không đồng đều khi vẫn có những nơi tỷ lệ giải ngân còn thấp; cơ cấu lại tổ chức tín dụng, doanh nghiệp yếu kém còn tương đối chậm so với yêu cầu; thị trường trái phiếu và bất động sản dù đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm.

Thêm vào đó, quý I "có vài con số lạc quan" song nhìn sâu hơn thì thách thức còn lớn. Chẳng hạn, động lực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có vẻ đã phục hồi nếu nhìn vào kim ngạch xuất khẩu tháng 3 đạt 34 tỷ USD, cao hơn mức trung bình 30 tỷ USD/tháng trước đây. Tuy vậy, những tháng tới xuất khẩu khó tăng lên trên mức này, "có thể chỉ đi ngang hoặc giảm" bởi những tác động từ tình hình quốc tế và từ chính doanh nghiệp. Vì vậy, khó kỳ vọng sản xuất công nghiệp sẽ là một động lực tăng trưởng mạnh mẽ.

Động lực tăng trưởng về đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân cũng chưa thể trở lại mức 13 - 15% như trước; quý I năm nay, đầu tư tư nhân chỉ tăng trưởng 4,2%, thấp hơn nhiều so với khu vực FDI với mức tăng 8,9% và đầu tư từ Nhà nước là 4,9%. Trong khi đó, đầu tư tư nhân chiếm 55 - 60% tổng đầu tư xã hội, khu vực này chưa đột phá thì sẽ khó thúc đẩy tăng trưởng. Chưa kể, thu hút FDI cao nhất đạt 38 tỷ USD vào năm 2019, năm ngoái là 36 tỷ USD, năm nay sẽ rất khó để vượt qua các mốc này. Tương tự, đầu tư công sẽ khó tăng mạnh so với năm trước, giải ngân không dễ vì "nhiều người, nhiều chỗ chưa muốn làm"…

Cần các giải pháp kích cầu đầu tư tư nhân

Dự báo tăng trưởng cả năm nay sẽ đạt mức 6 - 6,5%, chuyên gia cũng lưu ý, lạm phát từ mức 3,25% trong năm ngoái có thể tăng lên 3,5 - 4%, bởi kinh tế phục hồi tốt kéo theo lượng cung tiền được đưa ra nền kinh tế nhiều hơn, đặc biệt việc tăng lương từ ngày 1.7 tới sẽ khiến lạm phát tăng 0,3 điểm phần trăm.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, cần có các giải pháp để kích cầu đầu tư tư nhân, bởi mức tăng 4,2% trong quý I chỉ bằng một nửa so với trung bình các năm trước, cho thấy khu vực doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn còn băn khoăn, lưỡng lự trong đầu tư. Đồng thời, cần kích cầu tiêu dùng cuối cùng. Muốn vậy, chính sách tài khóa phải làm chủ lực, như tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm nay. Về phía doanh nghiệp, cần đưa ra các kiến nghị trúng, đúng và nêu được giải pháp; tiếp tục tái cấu trúc, quan tâm hơn đến quản lý rủi ro về an ninh mạng, an toàn thông tin; thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Đặc biệt trong năm 2023, CTCP PGT HOLDINGS rất hân hoan được vinh danh "TOP 20 DOANH NGHIỆP FDI XUẤT SẮC NĂM 2023"

Với sự tin tưởng này, PGT Holdings cam kết sẽ tiếp tục nâng cao năng lực luôn đặt triết lý kinh doanh phát triển bền vững làm trung tâm cho sự phát triển, thực hiện nhiều hoạt động có ích và giá trị cho xã hội, kết nối mọi miền Việt Nam, tạo ra nhiều thành tựu tuyệt vời hơn nữa.

Giải pháp kích cầu đầu tư tư nhân, phát triển kinh tế- Ảnh 2.

Đặc biệt, sự kiện từ ngày 19/3 -23/3, CTCP PGT HOLDINGS đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng" năm 2024 với sự tham dự của hơn 22 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Trong đó nổi bất với lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bất động sản… Các nhà đầu tư tiềm năng đã thăm các công ty trong VN30 và được đi tham quan trải nghiệm những địa điểm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

Giải pháp kích cầu đầu tư tư nhân, phát triển kinh tế- Ảnh 3.

Cụ thể tại TP. HCM, các nhà đầu tư Nhật Bản được tham quan và tham gia chia sẻ các thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam, khẳng định Việt Nam đang là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp toàn cầu, trong đó thị trường chứng khoán đã phát huy vai trò tích cực, là kênh dẫn vốn trong trung và dài hạn quan trọng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM)_Vinamilk, Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC), CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS), Công ty TNHH Chứng khoán Maybank, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC)... và các doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Tại Đà Nẵng, các nhà đầu tư Nhật Bản được tham quan và tham gia chia sẻ các thông tin về môi trường đầu tư tại Thành phố Đà Nẵng. Có thể nói, nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm tới Đà Nẵng, sự hiện diện của nhiều dự án tại Đà Nẵng cũng như quan hệ kết nối hữu nghị lâu nay đã chứng tỏ Đà Nẵng là địa chỉ hấp dẫn đối với nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng được tham gia trải nghiệm tại Bà Nà Hills, khách sạn Mikazuki, phố cổ Hội An…

Thông qua sự kiện lần này, một lần nữa khẳng định vai trò của PGT Holdings như 1 cầu nối, mắt xích quan trọng Việt Nam và Nhật Bản. Tiếp tục tận dụng thế mạnh hệ sinh thái sản phẩm của doanh nghiệp để thúc đẩy phát kinh tế Việt Nam.

Khép lại phiên giao dịch ngày 24/4/2024, mã PGT đóng cửa với mức 3,500 VNĐ./

Bài viết liên quan

Thương mại điện tử và Kinh tế số: Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2024 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như trên, thị trường thương mại điện tử và…
 25/11/2024

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024