Trong bối cảnh đó, khối ngoại đã bán ròng gần 95 tỷ đồng trên cả ba sàn. Riêng HOSE, khối nhà đầu tư nước ngoài đã bán gần 158 tỷ đồng; mua ròng gần 62 tỷ đồng trên HNX và hơn 1 tỷ đồng trên UPCoM.
Fintech là viết tắt của hai từ financial (tài chính) và technology (công nghệ). Financial technology có thể hiểu là việc các doanh nghiệp sử dụng công nghệ để cải tiến hoặc tự động hóa các dịch vụ tài chính hay các quy trình công việc liên quan. Fintech phục vụ lợi ích của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ tín dụng, dịch vụ quản lý đầu tư, đến bảo hiểm.
Fintech đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện bằng cách: cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí thấp, mang đến nhiều tiện ích trải nghiệm cho khách hàng, quy mô và mức độ tiếp cận tốt hơn. Nó giúp giảm nguy cơ tiền giả, rửa tiền và quản lý tiền mặt cho các nhà quản lý. Đặc biệt, Financial technology còn có vai trò hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt là trong các tình huống thiên tai và dịch bệnh.
Sự phát triển nhanh chóng, mở rộng phạm vi của hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) đòi hỏi Việt Nam cần sớm xây dựng quy định về cơ chế thử nghiệm đối với hoạt động này nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh Fintech, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ.
Tại dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất 3 lĩnh vực được thử nghiệm giải pháp Fintech gồm: Chấm điểm tín dụng; Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); Cho vay ngang hàng (P2P Lending).
Dự thảo Nghị định nêu rõ, để đảm bảo tính công bằng, khách quan, công khai và minh bạch, việc xét duyệt các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản như sau:
Quá trình xét duyệt tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm đảm bảo tính minh bạch về tiêu chí, quy trình đánh giá, lựa chọn.
Việc được tham gia Cơ chế thử nghiệm không đồng nghĩa với việc tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm sẽ được cấp Giấy phép hoạt động chính thức hoặc giải pháp công nghệ tài chính (giải pháp Fintech) được chính thức công nhận để cung ứng ra thị trường.
Các giải pháp Fintech được xem xét tham gia Cơ chế thử nghiệm phải thuộc các lĩnh vực được quy định tại Nghị định này.
Số lượng tối đa tổ chức được xét duyệt tham gia Cơ chế thử nghiệm do Ngân hàng Nhà nước quyết định căn cứ vào khả năng xét duyệt hồ sơ và năng lực giám sát trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của thị trường trên cơ sở tự nguyện tham gia của các tổ chức; Ngân hàng Nhà nước công khai số lượng tổ chức được xét duyệt trong từng thời kỳ trên tổng số tổ chức nộp hồ sơ tham gia.
Các giải pháp Fintech trong lĩnh vực ngân hàng được phép thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm gồm những lĩnh vực như sau: 1- Chấm điểm tín dụng; 2- Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); 3- Cho vay ngang hàng (P2P Lending).
Xem xét cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm khi giải pháp có tính đổi mới sáng tạo, đem lại lợi ích, giá trị gia tăng cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam
Dự thảo Nghị định nêu rõ tiêu chí và điều kiện tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với các giải pháp Fintech lĩnh vực chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở.
Nhắc tới doanh nghiệp Việt Nam, PGT Holdings với mã cổ phiếu PGT trên sàn HNX đang bắt nhịp xu hướng Fintech như hiện nay.
Tại thị trường nước ngoài, PGT Holdings đẩy mạnh hoạt động tài chính vi mô và đầu tư tại công ty con Công Ty TNHH Tài chính vi mô BMF ở Myanmar
BMF sẽ tiếp tục thực hiện việc tăng vốn bằng hình thức huy động vốn góp hoặc vốn vay thông qua sự bảo lãnh của PGT Holdings
PGT Holdings đang từng bước lên kế hoạch tiến hành đầu tư vào công nghệ thanh toán ví điện tử tại Myanmar. Việc đầu tư này nhằm mục đích bổ trợ cho BMF có thể thuận tiện hơn trong việc giải ngân và thu hồi các khoản vay, đồng thời nâng tầm BMF trở thành công ty cho vay tài chính công nghệ.
Từ đó, nâng cao giá trị doanh nghiệp của BMF. Đồng thời, có thể thực hiện quyền kinh doanh chính của PGT Holdings là mua bán Công ty thông qua Công ty BMF. Ngoài ra, hiện tại Công ty cũng có nhiều đối tác tiềm năng mong muốn cùng PGT Holdings hợp tác trong lĩnh vực này." Với sự tăng trưởng ổn định dần đều qua các năm và được đầu tư bài bản, BMF được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt trong năm 2023
Tại thị trường trong nước_Việt Nam, PGT Holdings hợp tác cùng IT-Communications Việt Nam.
Cụ thể, Công ty cổ phần PGT HOLDINGS ký kết thành công hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-Communications Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.
IT-Communications Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong sự hợp tác này, bằng cách cung cấp Cyber-Telephony của IT-Communications Việt Nam cho các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ tiên phong trong việc khai thác kinh doanh tại Nhật Bản cũng như phát triển hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện các công việc hỗ trợ.
PGT Holdings đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Khép lại phiên giao dịch ngày 7/3/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,100 VNĐ./