Thị trường chứng khoán đầu tuần (22/5) diễn biến tích cực khi hàng loạt mã cổ phiếu tăng giá. Đáng chú ý là nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp ngân hàng, chứng khoán, dầu khí ...ngập trong sắc xanh.
 Ngày đăng: 23/05/2023

Chốt phiên giao dịch ngày 22/5, VN-Index tăng 3,57 điểm lên 1070,64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 711,1 triệu đơn vị, tương ứng hơn 12,532 tỷ đồng. Toàn sàn có 263 mã tăng giá, 125 mã giảm giá và 52 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 1,99 điểm lên 215,9 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch đạt hơn 83,6 triệu đơn vị, tương ứng 1254,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 100 mã tăng giá, 81 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,13 điểm lên 81,21 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 45,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 561,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 178 mã tăng giá, 97 mã giảm giá và 88 mã đứng giá.

Khối ngoại bán ròng hơn 468 tỷ đồng trên HOSE và gần 12 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng 11,65 tỷ đồng trên HNX.

photo-1684766983239

Trong hai ngày 15 - 16/5, tại Hà Nội, PwC Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo trong Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu (Climate Finance Accelerator - CFA), nhằm kết nối 9 dự án cacbon thấp trên khắp Việt Nam với các nhà đầu tư, tổ chức tài chính hàng đầu trong và ngoài nước như: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ngân hàng HSBC, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), Vietinbank, Vinacapital...

Nắm bắt cơ hội để chuyển đổi xanh

Theo các chuyên gia tại hội thảo, Việt Nam là điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và thế giới, riêng năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng cao phần nào lại gây áp lực lớn lên môi trường do hoạt động phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Mặt khác, Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhiều nhất do phần lớn dân số sống ở các vùng trũng ven biển. Hậu quả do biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống người dân. Nghiên cứu của các tổ chức quốc tế cho thấy biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam tổn thất 15 tỷ USD/năm, tương đương 5% GDP. Ước tính, biến đổi khí hậu tiếp tục gây thiệt hại GDP 3,5% vào năm 2050; 37% dân số sống ở các vùng trũng, vốn chỉ chiếm 15% diện tích đất của cả nước.

Trong bối cảnh này, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chủ động thực hiện các hành động vì môi trường và xã hội, có những doanh nghiệp chớp lấy thời cơ kinh doanh trong tiến trình Việt Nam hướng đến mục tiêu chuyển đổi xanh, phát triển xanh, hoặc thậm chí khởi sự kinh doanh từ chính sản phẩm thân thiện môi trường.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xanh hiện đang phải đối mặt nhiều khó khăn như chi phí đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài, rủi ro thị trường cao, nhiều doanh nghiệp mới thành lập khó chứng minh được năng lực tài chính... khiến nhiều doanh nghiệp, dự án vẫn đang lăn lộn đi tìm vốn đầu tư. Đây cũng là điều khiến nhiều ngân hàng, nhà đầu tư ngần ngại rót vốn vào các lĩnh vực này.

Hiện nay, lượng tro, xỉ khổng lồ này vẫn được các nhà máy nhiệt điện xử lý theo phương án chôn lấp và phủ bạt, tưới nước. Thay vì là rác thải, dự án tính cách xử lý, tái sử dụng tro bay của các nhà máy nhiệt điện đốt than và các ngành công nghiệp khác để sản xuất vật liệu xây dựng không nung. Khi thực hiện dự án này cũng giúp khử cacbon từ ngành vật liệu xây dựng trong nước.

Dự án xanh tiếp cận nguồn

Dù vậy, trong tiến trình chuyển đổi dài hơi, một nghiên cứu lại cho thấy nguồn tài chính tài trợ khí hậu ở Việt Nam trong tổng danh mục cho vay của các ngân hàng mới chỉ ở mức khoảng 5%, tương đương với 10,3 tỷ USD.

Một báo cáo từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, đến năm 2040, để thực hiện lộ trình tăng trưởng xanh, phát thải ròng bền vững, Việt Nam cần phải có thêm tới 6,8% GDP đầu tư hàng năm, tức lên tới 368 tỷ USD.

Theo ghi nhận, hiện vẫn còn nhiều yếu tố cản trở dòng vốn xanh đến với những doanh nghiệp, những dự án đang khát vốn.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Ian Milborrow, Phó Tổng Giám đốc PwC Anh, nhận thấy một loạt các thách thức trong các dự án được PwC kết nối. Chẳng hạn, một số rủi ro về công nghệ, khi công nghệ có thể áp dụng tại một quốc gia nhưng lại khó khăn khi triển khai tại Việt Nam.

Cũng theo lãnh đạo PwC Anh, các dự án được chọn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như năng lượng tái tạo, sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả, giao thông vận tải, nông nghiệp, quản lý chất thải... và những lĩnh vực có thể giúp Việt Nam đạt được các cam kết về khí hậu.

Các dự án này có nhu cầu tài chính trong khoảng 5 - 100 triệu USD và thông thường đều trải qua các vòng gọi vốn giai đoạn đầu như: Series A, B...

Nhằm nâng cao năng lực của dự án và cơ hội thu hút các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế, các dự án sẽ nhận được những hình thức hỗ trợ năng lực chung và riêng phù hợp cho từng dự án. Chương trình cũng sẽ phối hợp với các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ Việt Nam để chia sẻ những kiến thức chuyên sâu, thúc đẩy xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động tài chính khí hậu tại Việt Nam.

Sau khi tạo điều kiện cho các đơn vị phát triển dự án gặp gỡ và tiếp cận với các tổ chức tài chính có khả năng phát triển và cấp vốn cho các dự án khí hậu quy mô lớn, các dự án có tiềm năng sẽ có khả năng nhân rộng và phát triển mạnh mẽ hơn. Từ đó, góp phần giúp Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu tham vọng đạt mức phát thải ròng bằng không của Việt Nam đến năm 2050, giảm phát thải khí nhà kính và đề ra những mục tiêu về khí hậu tham vọng hơn.

PGT Holdings_Nỗ lực cho sự "Phát triển bền vững’ của doanh nghiệp

Chủ đề được đề cập phần lớn hiện nay của các doanh nghiệp chính là nền tảng để các nhà đầu tư giải ngân trong giai đoạn TTCK như hiện nay. Và một trong những vấn đề đó chính là ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp.

photo-1684766983797

Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

photo-1684766984285

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Khép lại phiên giao dịch ngày 22/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024